Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thực phẩm nhập khẩu: Quản lý không giống ai, không đồng bộ, quá nhiều đầu mối

Phóng viên - 08/06/2021 | 15:51 (GTM + 7)

Thực phẩm nhập về, nhân viên hải quan không phải là người có chuyên môn để có thể đánh giá được chất lượng, họ chỉ có thể kiểm soát thủ tục nhập khẩu, xuất xứ hàng hóa. Cần phải có một quy trình lấy mẫu kiểm tra sàng lọc, kiểm tra xác xuất, cần một đầu mố

3 MỨC KIỂM TRA

Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đang được dư luận xã hội và doanh nghiệp rất quan tâm, góp phần giảm đầu mối tiếp xúc giữa các tổ chức thanh tra với doanh nghiệp, đó là dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu do Bộ Tài chính soạn thảo.

Về mặt kết cấu, dự thảo Dự thảo Nghị định kiểm tra về chất lượng và an toàn thực phẩm với hàng nhập khẩu gồm 8 Chương, 44 Điều, gồm: những quy định chung; thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm theo cơ chế một cửa quốc gia; Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối, về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu...

Cụ thể, về đối tượng áp dụng, Điều 2 dự thảo Nghị định áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, bao gồm các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan; Cơ quan hải quan; và các tổ chức, cá nhân khác.

Về nguyên tắc kiểm tra, Điều 5 dự thảo Nghị định quy định có 3 mức gồm: Kiểm tra chặt, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm. Hàng hóa đã có 3 lần liên tiếp kiểm tra chặt đạt yêu cầu thì được chuyển đổi sang kiểm tra thông thường; hàng hóa có 3 lần liên tiếp kiểm tra thông thường đạt yêu cầu thì được chuyển sang kiểm tra giảm.

Về thủ tục kiểm tra, Điều 14 dự thảo Nghị định kiểm tra về chất lượng và an toàn thực phẩm với hàng nhập khẩu quy định, tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để giám định, chứng nhận hợp quy.

Về thủ tục kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đố với hàng hóa nhập khẩu, Điều 28 dự thảo nghị định quy định tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lựa chọn cơ quan kiểm tra. Cơ quan kiểm tra tiếp nhận và phản hồi và quyết định phương thức kiểm tra thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trong vòng 2 giờ làm việc kể từ khi nhận hồ sơ.

Dự thảo Nghị định kiểm tra về chất lượng và an toàn thực phẩm với hàng nhập khẩu đang được Bộ Tài chính gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương và các doanh nghiệp.

Sau khi hoàn thiện theo ý kiến đóng góp của các bên liên quan, dự thảo sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình Chính phủ ban hành.

Ảnh: Kinhtedothi.vn

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỰA CHỌN CƠ QUAN KIỂM TRA

Yêu cầu cần chuẩn hóa, cải cách toàn diện quy trình kiểm tra nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đang được đặt ra rất bức thiết. Vậy, việc ban hành Nghị định kiểm tra về chất lượng và an toàn thực phẩm với hàng nhập khẩu sẽ giúp ích gì trong tiến trình cải cách này?

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với bà Lê Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng, thuộc Cục Giám sát, quản lý, Tổng cục Hải quan - đơn vị chủ trì soạn thảo nghị định này:

PV: Xin bà cho biết một vài điểm nổi bật của dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu?

Bà Lê Nguyễn Việt Hà: Những điểm cải cách trong dự thảo nghị định quy định về kiểm tra chất lượng, kiểm tra toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được xây dựng trên cơ sở những điểm cải cách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 38.

Hàng hóa được kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm chỉ phải thực hiện kiểm tra một lần và khi doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ công bố hợp chuẩn, hợp quy thì những lần nhập khẩu tiếp theo, doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa giống hệt thì sẽ được áp dụng các phương thức sang kiểm tra giảm và thậm chí là miễn kiểm tra.

Như vậy sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp rất nhiều.

Nghị định cũng tập trung đến một điểm cải cách, đó là thực hiện các thủ tục kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm được hoàn toàn thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa Quốc gia và Cổng thông tin sẽ tự động cập nhật thông tin, dữ liệu và từ đó sẽ quyết định chuyển đổi phương thức kiểm tra trên hệ thống.

Doanh nghiệp sẽ tự động tra cứu xem là hàng hóa của mình thuộc diện kiểm tra theo phương thức nào để thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm theo phương thức phù hợp nhất.

PV: Theo đề xuất tại dự thảo, thời gian tới quy trình kiểm tra Nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ có những thay đổi căn bản như thế nào?

bà Lê Nguyễn Việt Hà, Trưởng phòng, thuộc Cục Giám sát, quản lý, Tổng cục Hải quan
Bà Lê Nguyễn Việt Hà
thuộc Cục Giám sát, quản lý,
Tổng cục Hải quan

Bà Lê Nguyễn Việt Hà: Trong nội dung Nghị định, chúng tôi quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan, trong đó có các bộ, ngành, tất cả các cơ quan thực hiện việc kiểm tra chất lượng, kiểm tra toàn thực phẩm, trong đó có cơ quan hải quan.

Cơ quan hải quan cũng là một đầu mối thu thập đầy đủ dữ liệu thông tin để xây dựng một cơ sở dữ liệu để từ đó áp dụng chuyển đổi các phương thức kiểm tra. Các tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng là một trong những cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.

Đầu mối ở đây không có nghĩa là cơ quan hải quan là cơ quan duy nhất trong việc thực hiện kiểm tra chất lượng, kiểm tra toàn thực phẩm, mà đầu mối ở đây là đầu mối trong việc thu thập, xử lý dữ liệu, kết nối, chia sẻ thông tin để tất cả các cơ quan liên quan có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng này.

Doanh nghiệp vẫn được lựa chọn cơ quan kiểm tra phù hợp nhất để tạo thuận lợi và chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

Hơn ai hết, doanh nghiệp là người được hưởng những phương thức kiểm tra từ chặt sang thông thường, sang giảm dần và từ đó là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của mình.

PV: Theo bà, nếu dự thảo Nghị định được ban hành sẽ có tác động xã hội như thế nào?

Bà Lê Nguyễn Việt Hà: Trước đây, khi chúng tôi xây dựng quyết định số 38 thì chúng tôi đã báo cáo Chính phủ về số lượng hàng hóa sẽ giảm đi đến hơn 50% các hàng hóa phải thực hiện kiểm tra.

Lợi ích về kinh tế đem lại cho xã hội là đến hơn 880 tỷ đồng/năm.

Hiện nay chúng tôi vẫn có sự cải cách quyết liệt hơn nữa và thậm chí con số này còn tăng cao hơn và sẽ tiết kiệm được chi phí thời gian cũng như kinh tế cho xã hội và cho cộng đồng doanh nghiệp.

PV: Xin cảm ơn bà.

Ảnh: Chinhphu.vn

CẦN MỘT CƠ QUAN CÓ CHUYÊN MÔN SÂU, KHÔNG ĐƠN THUẦN LÀ THỦ TỤC XUẤT NHẬP KHẨU

Nếu được ban hành, Nghị định sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOVGT phỏng vấn ông Vũ Văn Chiến, Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra về nội dung này.

PV: Ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo Nghị định quy định về kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hóa nhập khẩu?

Ông Vũ Văn Chiến: Về tính cấp thiết của Nghị định này thì thực sự là một câu hỏi rất là khó.

Bởi vì một văn bản được ban hành thì nó phải đảm bảo tính thống nhất tính hiệu quả và tính khả thi của nó.

Thực sự tôi chưa nhìn thấy tính hiệu quả của nó, đặc biệt tôi quan tâm đến tính thống nhất của pháp luật điều chỉnh về vấn đề này.

PV: Vì sao ông lại cho rằng tính thống nhất của văn bản này chưa đạt được?

Ông Vũ Văn Chiến: Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà Việt Nam chúng ta đang liên quan đến quá nhiều các cơ quan, trong nước hiện nay có: Bộ Nông nghiệp, Bộ Công thương, Bộ Y tế, bây giờ có thêm vai trò của bên Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính nữa.

Quá nhiều đầu mối, quá nhiều văn bản quy định rải rác và nó lại không đồng bộ.

Trong dự thảo nghị định, tôi thấy rằng Tổng cục Hải quan sẽ quản lý tất cả những dữ liệu về nguồn gốc, về các thông số của sản phẩm nhập khẩu và các cơ quan khác có thẩm quyền thì sẽ khai thác dữ liệu đó để kiểm tra.

Tôi thấy một quy định như vậy thì có vẻ như nó không giống ai, theo kiểu quyền anh, quyền tôi, nó không đảm bảo hiệu quả.

Thực chất kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm là một cơ quan có chuyên môn sâu, chứ không đơn thuần là thủ tục xuất nhập khẩu thế nào, nguồn gốc ra sao, chứng minh thế nào…

Từ việc kiểm soát chất lượng, phân tích thành phần và tính tự chịu trách nhiệm của những đơn vị, cá nhân cung cấp thực phẩm, chế độ thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; tất cả phải gọn đầu mối và các quy định của nó thật sự rõ ràng và thống nhất trong một văn bản.

Trước đây Thủ tướng Chính phủ đã có một mô hình thí điểm thành lập Ban An toàn vệ sinh thực phẩm ở các tỉnh, thành phố, tôi nghĩ nên đánh giá lại quá trình chúng ta thực hiện thí điểm trong năm 2019 - 2020.

Đấy là một mô hình tiên tiến và nó cũng đi theo cách thức quản lý của các nước tiên tiến.

PV: Theo ông, nếu dự thảo nghị định được ban hành có tác động xã hội như thế nào?

Ông Vũ Văn Chiến: Đọc dự thảo nghị định, người tiêu dùng như tôi chưa cảm thấy một cái gì yên tâm hơn trong việc sử dụng thực phẩm nhập khẩu cả.

Nếu như để cơ chế hiện nay, tôi đặt ra câu hỏi: thực phẩm nhập về, các nhân viên hải quan không phải là người có chuyên môn để có thể đánh giá được chất lượng, điều đấy chắc chắn, họ chỉ có thể kiểm soát thủ tục nhập khẩu cũng như là xuất xứ hàng hóa thôi. Nhưng thực phẩm có thể sử dụng các chất cấm, ảnh hưởng đến chất lượng ngay trong các dụng cụ mà người ta bảo quản, vận chuyển… Cần phải có một quy trình lấy mẫu kiểm tra sàng lọc, kiểm tra xác xuất và chế tài rất nặng; và như thế, cần có một đầu mối thôi.

Điều này tôi nghĩ là không dễ.

Thực tế để có được một cơ quan như vậy thì nó liên quan đến cải cách nền hành chính nhà nước và cải cách bộ máy Nhà nước.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông.

Thời gian qua, công tác kiểm tra nhà nước về chất lượng, về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu đã được cải cách đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận.

Tuy vậy, vẫn tồn tại tình trạng mỗi năm doanh nghiệp phải tiếp 5-7 đoàn thanh tra, kiểm tra, khiến dư luận rất bức xúc...

Do vậy, việc xây dựng, ban hành Nghị định kiểm tra về chất lượng và an toàn thực phẩm với hàng nhập khẩu được cho là sẽ khắc phục được những bất cập đó.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Nghị định này?

Theo bạn, nếu nghị định được ban hành sẽ có tác động thế nào đến quy trình kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu?

Mời bạn chia sẻ qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính; hoặc qua hotline 02437.919191, fanpage VOV giao thông.

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 13h15p, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, trên Spotify, Aple podcast (đối với IOS) và Google podcast (đối với hệ điều hành Android)

Tags:
Ý kiến của bạn
Xử lý vi phạm tốc độ trên cao tốc: Cần phát huy tốt hiệu ứng từ xử lý nồng độ cồn

Xử lý vi phạm tốc độ trên cao tốc: Cần phát huy tốt hiệu ứng từ xử lý nồng độ cồn

Sau hàng loạt vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên các tuyến cao tốc đường bộ nước ta, mới đây lực lượng cảnh sát giao thông cho biết sẽ tăng cường tuần tra và xử lý quyết liệt đối với hành vi vi phạm tốc độ khi lưu thông trên đường cao tốc.

Giá vé máy bay tăng trần, ngành du lịch tăng khó khăn

Giá vé máy bay tăng trần, ngành du lịch tăng khó khăn

Từ ngày 1/3/2024, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với trước đây, tương đương tăng từ 50.000 đến 250.000 đồng một vé một chiều. Việc tăng giá này là để bù đắp phần nào chi phí đầu vào của ngành hàng không đã thay đổi thời gian qua.

Kiểm soát tốc độ 24/24h để tránh tai nạn trên cao tốc

Kiểm soát tốc độ 24/24h để tránh tai nạn trên cao tốc

Gần đây trên các phương tiện truyền thông liên tục thông tin tình trạng tai nạn giao thông trên các tuyến cao tốc Bắc – Nam, gây thương vong về người, hư hại phương tiện nghiêm trọng. Và hiện còn nhiều bất cập trên cao tốc cũng gây ra hiểm họa tiềm ẩn dẫn đến tai nạn.

Hương bưởi thơm cho bộ hành bối rối

Hương bưởi thơm cho bộ hành bối rối

Dạo phố mùa tháng Hai, tháng Ba, chúng ta không khỏi bối rối khi bắt gặp một mùi hương nồng nàn, quen thuộc trên phố. Đó là hương thơm của hoa bưởi, trên những chiếc xe đạp chở hoa được bán dạo nhiều trên một số con phố của Hà Nội như khu vực phố cổ, phố Xã Đàn, Láng Hạ, Lê Duẩn...

Báo chí phải là Diễn đàn để phát huy dân chủ, những giá trị văn hóa, tiến bộ

Báo chí phải là Diễn đàn để phát huy dân chủ, những giá trị văn hóa, tiến bộ

Sáng nay (15/3) tại TP.HCM, diễn ra lễ khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”.

Tân Cảng Sài Gòn lần thứ 2 nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Tân Cảng Sài Gòn lần thứ 2 nhận danh hiệu Anh hùng Lao động

Với những đóng góp quan trọng trong 35 năm qua, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã vinh dự được Đảng và Nhà Nước lần thứ 2 trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.

Bước đầu tổ chức lại giao thông cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng

Bước đầu tổ chức lại giao thông cao tốc Cam Lộ - La Sơn sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng

Chưa đầy 1 tháng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đã xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nền về người và tài sản.

// //