Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thực phẩm handmade bán online: Đừng xem nhẹ nguy cơ vệ sinh an toàn

Phóng viên - 11/01/2020 | 8:29 (GTM + 7)

Chất lượng thực phẩm được chủ yếu đảm bảo bằng "niềm tin" giữa người mua và người bán. Sản phẩm handmade thường không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thời hạn sử dụng hoặc được "biến hóa" cho còn hạn sử dụng rồi bán trà trộn. Còn người mua thì chỉ biết thự

Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, dịch vụ kinh doanh thực phẩm online ngày càng hút khách.
Dịp Tết Nguyên đán đang đến gần, dịch vụ kinh doanh thực phẩm ngày càng hút khách

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngày 20/12/2019, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 28 thuộc Cục QLTT Hà Nội đã bắt giữ hơn 1 tấn đùi gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bốc mùi hôi thối tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Theo khai nhận của chủ hàng, số đùi gà này nếu không bị lực lượng chức năng bắt giữ sẽ được khò, tẩm hóa chất và rao bán online với mác đùi gà tây. 

Đây chỉ là một ví dụ điển hình về tình trạng mất an toàn thực phẩm khi mua bán online. Nhiều sản phẩm được làm handmade không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng vẫn được tiêu thụ hàng ngày.

Trong vài năm trở lại đây, người tiêu dùng có xu hướng mua hàng online ngày càng tăng và đặc biệt là khối dân văn phòng. Hình thức mua hàng chủ yếu là mua qua các trang thương mại điện tử và qua mạng xã hội. 

Mua hàng online đem lại nhiều tiện lợi như có thể dễ dàng chọn lựa, tiết kiệm thời gian đi lại nhưng bên cạnh đó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là đối với những mặt hàng thực phẩm, khi nhu cầu về hàng hóa tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Chị Nguyễn Thị Hương, ở quận Thanh Xuân Hà Nội không tránh khỏi lo lắng:

“Việc lựa chọn những thực phẩm cũng có rất nhiều quan ngại. Thứ nhất là về chất lượng ra làm sao? Nhìn hình online rất là đẹp, nhưng đến khi nhận hàng như thế nào và đặc biệt chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm ra làm sao thì có rất nhiều cái lo lắng. Bản thân đồng nghiệp tôi khi đặt hàng online, khi nhận hàng mở ra bị mốc, hay đã quá hạn sử dụng hay sử dụng tem dán đè lên. Mình đã nhận hàng rồi rất khó trả lại lúc đó chỉ vứt đi”.

Những chia sẻ của chị Hương cũng là nỗi niềm chung của nhiều chị em dân văn phòng. Người tiêu dùng mua thực phẩm online chủ yếu do tâm lý số đông và đặt toàn bộ “niềm tin” vào người bán. 

Trong khi đó, bên cạnh những người bán hàng có tâm, coi trọng chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu, thì một bộ phận người bán hàng online lại lợi dụng sự dễ dãi của người mua để bán những sản phẩm kém chất lượng, hoặc những sản phẩm được nhập từ nhiều nơi, không thể kiểm soát nguồn gốc. Chị Lan Phương ở quận Hoàng Mai Hà Nội cho biết: 

“Do qua nhiều cầu nối nên những người đưa sản phẩm đến khách hàng cuối cùng thì họ không tìm hiểu được nguồn gốc đầu mối của mình. Nhiều khi chỉ nhìn vào lợi nhuận và tham rẻ, không biết chất lượng như thế nào. Dịp tết nên chọn những chỗ uy tín, tin tưởng để mua hàng, người mua hàng nên có tâm một chút và người mua hàng thông thái”.

Ở góc độ người bán, chị Trần Bích Ngọc ở Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho biết, dù bán hàng trực tiếp hay online, để xây dựng uy tín cho cửa hàng, người bán hàng phải có “tâm” và tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, mua nguyên liệu từ những nhà sản xuất, nhà cung cấp có giấy chứng nhận đầy đủ, kiểm soát chất lượng trong quá trình chế biến và đảm bảo đủ các điều kiện về bảo quản khi giao hàng tới người tiêu dùng. Chị Ngọc chia sẻ:

“Nguồn thực phẩm thường lựa chọn những siêu thị lớn bên đấy có giấy phép. Từ lúc nhận hàng đến sơ chế đều phải nhận đóng gói kín, nhiệt độ đủ để thịt không bị ôi, biến màu, sau đó sơ chế sạch sẽ sau đó mới chế biến. Bên mình không bao giờ sử dụng thịt biến màu, có mùi Khi mà mình bán hàng, chỉ cần khách phản hồi không tốt như thực phẩm không tốt”.

Ông Đỗ Ngọc Chính- Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng – Hội Tiêu chuẩn và chất lượng Việt Nam cho biết, hiện nay đã có những quy định để quản lý và kiểm soát hoạt động thương mại điện tử. 

Trong khi đó, phần lớn, người dân bán thực phẩm trên mạng hiện nay thường không đăng ký kinh doanh, các sản phẩm không dán tem mác, nơi sản xuất nên công tác kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Ông Chính phân tích:

“Cả người tiêu dùng chưa giác ngộ được trách nhiệm và quyền lợi khi mà tham gia mua online. Người bán hàng nhằm mục đích bán được hàng chứ họ chưa thấy được trách nhiệm. Trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 183 năm 2013 cũng có những quy định về xử phạt những hành vi về thương mại điện tử. Cơ quan quản lý theo tôi được biết chưa sâu sát, kiểm tra thị trường và có xử lý, xử phạt… vẫn còn ít chưa đủ sức răn đe”.

Trước đó, trả lời Kênh VOVGT trong chương trình Tọa đàm Mua đồ “handmade”, người tiêu dùng được bảo vệ ra sao?, ông Nguyễn Văn Nhiên, Phó Chánh Thanh tra – Bộ Y tế cho biết, khác với các mặt hàng thông thường như quần áo, giày dép, thực phẩm là ngành kinh doanh có điều kiện được Bộ y tế quản lý. Các cơ sở sản xuất trước khi bán thực phẩm đã qua chế biến phải thực hiện công bố hoặc đăng ký bản công bố đối với cơ quan có thẩm quyền quy định. Bởi vậy, ông Nguyễn Văn Nhiên khuyến cáo người tiêu dùng:

“Người tiêu dùng khi lựa chọn mặt hàng cho mình, thực phẩm dù là sản xuất handmade hay bằng máy móc vẫn phải đảm bảo đáp ứng những điều kiện cho chính phủ quy định. Dù mua hàng ở đâu, đối với những mặt hàng thực phẩm phải đảm bảo rõ nguồn gốc xuất xứ, có nhãn sử dụng và được xác nhận, kiểm định của cơ quan có thẩm quyền. Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm buộc phải có địa chỉ, nhãn hàng hóa, thời hạn sử dụng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng”.

Từ những thực tế nêu trên, các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo người dân khi mua thực phẩm online cần tìm hiểu kỹ về các thông tin về sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, các thành phần cấu thành nên sản phẩm, thời hạn sử dụng. 

Người tiêu dùng cũng nên lựa chọn những nơi bán hàng có uy tín, có đăng ký kinh doanh và có cam kết về chất lượng. Trong trường hợp mua phải hàng kém chất lượng, người tiêu dùng có quyền kiến nghị, báo cáo với các phòng kinh tế thuộc các quận, Sở Công Thương xem xét giải quyết.

Đồ ăn làm theo kiểu homemade thường không có những thông tin khuyến cáo này, và rủi ro sẽ đẩy về phía người sử dụng
Đồ ăn làm theo kiểu homemade thường không có những thông tin khuyến cáo và rủi ro sẽ đẩy về phía người sử dụng

Rõ ràng việc mua bán thực phẩm online không rõ nguồn gốc, không có sự kiểm tra kiểm soát rõ ràng đang đặt ra nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng cả về độ an toàn cũng như chất lượng hàng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOVGT, đây cũng là gợi ý quan trọng, là cơ hội cho các nhà phân phối lớn và các cơ quan chức năng

Cơ hội cho thị trường và nhà quản lý

Sự tiện lợi của việc mua sắm online, trong đó có mặt hàng thực phẩm, đã giúp cho các bà nội trợ tiết kiệm được đáng kể thời gian, nhất là vào dịp cuối năm bận rộn, đồng thời cũng đang mở ra cơ hội cải thiện thu nhập cho nhiều người.Song, xu hướng

mua bán này và các nguy cơ ít được để ý từ thực phẩm bán online, cũng cho thấy khá nhiều khía cạnh đáng lưu tâm, cả từ phía người tiêu dùng lẫn người cung ứng.

Trước hết, đó là sự dễ dãi của người mua. Dù thông tin ngày càng nhiều, lựa chọn ngày càng phong phú hơn, song có một thực tế là người tiêu dùng cũng đang dễ dãi hơn trong mua sắm. Khi ra siêu thị, họ có thể xem xét, nâng lên đặt xuống một món hàng, cân nhắc thật lâu trước khi lựa chọn. Nhưng khi mua bán online, chỉ cần thấy sản phẩm hay hay, thấy người nào đó khen ổn, mức giá hợp túi tiền, thế là lập tức đặt hàng.

Những sự cam kết bằng “niềm tin” của người bán, đôi khi không phải người bán mà lại là khâu trung gian, đương nhiên không thể đủ đảm bảo cho an toàn cho chất lượng của hàng hóa. Trong khi, đồ ăn thức uống, chỉ cần trục trặc một chút là có thể ảnh ngay đến sức khỏe.

Sự dễ dãi này của người tiêu dùng có lý do chính từ việc thiếu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu biết một danh mục các yêu cầu đối với sản xuất hàng hóa thực phẩm, từ việc chứng minh thành phần nguồn gốc, đến quy trình sản xuất đóng gói, dán nhãn, quy trình bảo quản, phân phối… đòi hỏi phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe ra sao, thì hẳn người mua sẽ không dễ đặt niềm tin vào những loại thực phẩm không hề được kiểm tra, kiểm soát.  

Thứ hai, việc đua nhau kinh doanh thực phẩm online cũng cho thấy cả sự “liều lĩnh” của người bán. Ngoài những người có nghề gia truyền làm thực phẩm thì cũng không ít người chỉ lên mạng học “lỏm” công thức, rồi hôm trước hôm sau đã sản xuất đại trà đem rao bán online. 

Một loại đồ ăn đồ uống có thể bổ với người này nhưng độc với người kia, an toàn cho trạng thái sức khỏe này, nhưng lại là nguy cơ trong tình trạng khác. Đồ ăn làm theo kiểu homemade thường không có những thông tin khuyến cáo này, và rủi ro sẽ đẩy về phía người sử dụng.

Thứ ba, việc mua bán online đối với hàng thực phẩm cũng cho thấy một phân khúc tiềm năng mà các trang thương mại điện tử hiện nay còn bỏ ngỏ. Trong khi hàng điện tử, quần áo mĩ phẩm hàng gia dụng, người tiêu dụng có thể dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng qua các trang thương mại điện tử chính thống, thì lựa chọn này lại không nhiều đối với các mặt hàng thực phẩm. 

Các bà nội trợ bận rộn sẽ phải đi chợ cho cả tuần để khỏi xếp hàng ở quầy thanh toán mỗi ngày, khỏi tay xách nách mang mỗi chiều tan sở, hoặc sẽ phải tranh thủ mua online những món ăn nấu sẵn không hợp lắm về khẩu vị, chưa kể yếu tố an toàn. Sẽ

yên tâm và tiện lợi hơn nhiều cho người tiêu dùng nếu có thể đi chợ online qua các trang web được cấp phép, mà vẫn chọn được các món tươi ngon cho bữa cơm gia đình, cho mâm cỗ ngày Tết. Và đó cũng là cơ hội để cơ quan quản lý kiểm soát tốt hơn vấn đề an toàn thực phẩm vốn đang nhức nhối lâu nay.

Phương thức mua bán nào cũng có tính 2 mặt. Để mua bán online – trong đó có mặt hàng thực phẩm đem lại tiện ích cho người mua, mở ra cơ hội cho người bán mà vẫn đảm bảo an toàn, thì những bất cập nêu trên cần được khắc phục, và tất nhiên không thể thiếu sự hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử và kinh tế số, để bắt kịp và điều chỉnh đúng hướng xu thế này./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //