Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thiếu chất bán dẫn nhưng công nghiệp ô tô vẫn có lãi

Phóng viên - 11/10/2021 | 16:24 (GTM + 7)

Trong khi thế giới đang đối phó với đại dịch COVID-19, ngành công nghệ cũng phải hứng chịu một đòn giáng mạnh do tình trạng thiếu chất bán dẫn toàn cầu, và ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Dự đoán của các ông lớn trong ngành cho thấy, khủng hoảng thiếu chip sẽ còn kéo dài tới năm 2022, thậm chí là 2023.  

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung chip trên toàn cầu vẫn đang gây sức ép đối với hoạt động sản xuất và doanh số của các nhà sản xuất ô tô. Nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc Hyundai Motor Co. vừa thông báo doanh số bán xe trong tháng 9/2021 đã giảm 22% xuống 281.196 chiếc so với mức 361.711 chiếc của cùng kỳ năm ngoái.

Hay tại Mỹ, nhà sản xuất ôtô General Motors (GM) thông báo doanh số bán hàng quý 3/2021 đạt 446.997 xe, giảm gần 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo ước tính của AlixPartners, một công ty chuyên tư vấn kinh doanh, toàn ngành ô tô có thể mất khoảng 210 tỉ USD doanh thu trong năm nay. Con số ước tính này tăng gần gấp đôi so với ước tính cũng của AlixPartners hồi tháng 5, thời điểm đó, các nhà phân tích cho rằng doanh thu bị mất khoảng 110 tỉ USD.

Điều đáng lo ngại là tình trạng này được dự báo sẽ còn kéo dài. Ông Harald Kroeger, thành viên ban lãnh đạo tập đoàn công nghệ Bosch của Đức cho biết: “Nhu cầu về chip bán dẫn tăng cao rất nhiều so với các dự đoán, bởi cách đây 1 năm, mọi thứ đều ảm đảm do ảnh hưởng của COVID. Chúng ta sẽ phải chờ đợi thêm một thời gian nữa, ít nhất là sang năm 2022.”

Trong khi đó, Giám đốc điều hành của tập đoàn Intel, vốn chuyên về sản xuất chip vi xử lý, ông Pat Gelsinger lại tỏ ra thiếu lạc quan vì ông vẫn chưa thấy dấu hiệu của việc sớm kết thúc khủng hoảng. Ông dự đoán tình trạng thiếu chip bán dẫn sẽ chỉ chấm dứt vào năm 2023. 

Tuy nhiên, tác giả Neil Winton của tờ Forbes chỉ ra rằng, các nhà sản xuất vẫn có thể có mức lợi nhuận thu được lớn hơn do được hưởng lợi về giá từ khan hiếm nguồn cung ứng xe trên thị trường mà không cần bận tâm nhiều đến sự cạnh tranh. Bởi khi đó, thay vì đa dạng hóa sản phẩm, các hãng chỉ cần tập trung tài nguyên cho các sản phẩm chủ lực.

Đơn cử với Audi, trong tháng Bảy, hãng này cho biết lượng ô tô sản xuất trong sáu tháng đầu năm nay không vượt quá mức hàng chục nghìn chiếc. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của Audi tăng tới 10,7%, cao hơn cả mức 8% của năm 2019, thời điểm trước khi bùng phát đại dịch COVID-19.

Khi đó, người mua xe vẫn sẽ là người chịu thiệt thòi cuối cùng, ít nhất là trong cao điểm mua sắm cuối năm sắp tới. Bà Gina Raimondo, Bộ trưởng Thương mại Mỹ chia sẻ: “Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ không quá tệ. Các nhà sản xuất vẫn đang cố gắng bắt kịp, nhưng khả năng lớn người tiêu dùng sẽ đối mặt với việc ít lựa chọn nhưng vẫn phải mua với giá cao”.

Nhà máy Hyundai tại Hàn Quốc phải tạm dừng sản xuất trong tháng 4 vì thiếu chip. Ảnh: Automotive News Europe.

Trước những dự đoán về khủng hoảng chip kéo dài, cùng những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, từ đầu năm nay, các quốc gia bắt đầu chú trọng hơn trong việc đầu tư xây dựng các dây chuyền sản xuất chip bán dẫn của riêng mình. 

Trong quý đầu tiên của năm nay, Trung Quốc đứng đầu về lượng mua thiết bị sản xuất chất bán dẫn từ Mỹ và Nhật Bản. Tập đoàn Intel thì có kế hoạch đầu tư 95 tỷ đô-la Mỹ vào hạ tầng sản xuất chip bán dẫn tại Châu Âu trong vòng 1 thập kỷ mới. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang đẩy mạnh kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD để kích thích các doanh nghiệp nội địa đầu tư vào mảng sản xuất chip bán dẫn. 

Bà Gina Raimondo - Bộ trưởng Thương mại Mỹ chia sẻ: “Trong một thời gian dài, dù từng dẫn đầu thế giới trong việc sản xuất chip bán dẫn, nhưng giờ Mỹ đã ngưng đầu tư vào ngành này. Với kế hoạch đầu tư 50 tỷ USD cho sản xuất chip bán dẫn của tổng thống Joe Biden tới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ đi đầu phong trào, và thông điệp rất đơn giản: Giúp nước Mỹ sản xuất nhiều chip hơn nữa”.

Còn tại Việt Nam, nhiều hãng xe cho rằng, ảnh hưởng của việc thiếu hụt chip là không đáng kể, vẫn đảm bảo việc hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bàn giao xe cho khách hàng đúng tiến độ.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô tháng 8/2021 của các doanh nghiệp thành viên đạt 8.884 xe, giảm tới 45% so với tháng 7/2021 và 57% so với tháng 8/2020. Đây là tháng thứ 5 liên tiếp thị trường ô tô bị sụt giảm doanh số bán lẻ và là tháng có doanh số bán thấp kỷ lục trong lịch sử của thị trường ô tô Việt Nam kể từ năm 2015 đến nay.

Theo VAMA, hiện hính sách ưu đãi dành cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa đủ mạnh, dẫn đến sản lượng thấp, doanh nghiệp gặp khó trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Xe nội ngày càng bất lợi so với xe nhập khẩu. Gặp đại dịch COVID-19, khó khăn lại thêm chồng chất. Các doanh nghiệp cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn để giúp ngành công nghiệp ô tô phát triển. Giảm thuế phí để kích cầu tiêu dùng là rất cần thiết.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //