Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thiên lý hữu tình: Tiệm giặt là đặc biệt của người khiếm thính

Phóng viên - 08/07/2021 | 14:36 (GTM + 7)

Vượt lên trên những rào cản, có rất nhiều người khiếm thính vẫn luôn không ngừng cố gắng, để mong có được một cuộc sống tốt đẹp và chủ động hơn, cũng như để minh chứng cho câu nói “Chúng ta không ai được chọn nơi mình sinh ra, nhưng ta được chọn cách mình

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chị Lương Thị Kiều Thúy, quản lý đồng thời cũng là người sáng lập ra tiệm giặt là đặc biệt - Ảnh Vietnamplus)

Nằm tại địa chỉ số 7 đường bờ sông Sét, phường Tân Mai, quận Hoàng Mai (Hà Nội), nếu chỉ thoạt nhìn bên ngoài, thì “Tiệm giặt là của người điếc” cũng không có gì khác biệt so với những tiệm giặt thông thường.

Mà điều đặc biệt nằm ở chỗ, là khi khách hàng đến đây, họ sẽ không được nghe những lời chào hỏi thường thấy, mà sẽ chỉ thấy được sự thân thiện, nhiệt tình của nhân viên thông qua nụ cười hay cử chỉ. 

Lý do là bởi tất cả nhân viên của tiệm đều là người điếc hoặc khiếm thính. Họ giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu và sẽ hướng dẫn khách hàng nhìn vào những bảng chữ đã được liệt kê sẵn như: “Xin chào! Em/cháu là người điếc”; “Vui lòng cho em/cháu xin họ tên và số điện thoại của quý khách ạ” để đưa ra các đề nghị công việc.

Không những vậy, hoạt động của cửa hàng còn được hỗ trợ bằng nhiều ứng dụng như: Zalo, Facebook …nên những khiếm khuyết vốn có của người khiếm thính cũng không còn là trở ngại quá nhiều.

Chia sẻ về việc hình thành và phát triển tiệm giặt là, chị Lương Thị Kiều Thúy – quản lý của tiệm cho biết, năm 2019, chị cùng nhóm bạn có thực hiện dự án "Nghiên cứu thực trạng việc làm cho người điếc" và đã tình cờ biết đến công việc giặt là qua kết nối của một người bạn khuyết tật. Nên chị đã hạ quyết tâm phải xây dựng được một mô hình thông minh từ việc làm này, để từ đó tạo cơ hội việc làm cho người điếc và sử dụng lợi nhuận để hỗ trợ người điếc hòa nhập xã hội.

Sau đó, trải qua một quá trình vất vả, chuẩn bị kỹ lưỡng về mạng lưới, kiến thức, đến tháng 10/2020, chị có cơ duyên gặp gỡ với chủ thương hiệu nhượng quyền "Giặt ký", và đã quyết định kết hợp liên danh với thương hiệu này, để cho ra đời "Tiệm giặt là của người điếc" vào tháng 12/2020.

Chị Lương Thị Kiều Thúy chia sẻ: “Khi mình làm dự án nghiên cứu về việc làm của người điếc, mình tiếp xúc với rất nhiều công việc khác nhau của người điếc, trong đó có cả công việc giặt là. Và mình cảm thấy rằng, đây là công việc phù hợp với người điếc, nó là công việc chân tay, và tận dụng được  lợi thế của người điếc.

Tức là đôi khi họ không cần phải làm công việc trao đổi, giao tiếp, mà họ chỉ cần tập trung vào làm việc thôi, đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai nữa là công việc này đem lại lợi ích cho khách hàng, cho xã hội.

Ví dụ như là khách hàng có một sản phẩm cần giặt, thay vì khách hàng mang đến chỗ những người nghe nói bình thường, thì khách hàng có thể đem đến người điếc, mà khách hàng vẫn nhận được những sản phẩm tốt, còn người điếc thì có cơ hội việc làm. Đấy là cái khiến mình cảm thấy khi đem lại lợi ích cho người khác, thì mình cũng nhận lại được cái gì đấy. Hai cái đấy là sự trao đổi công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Đây không phải là công việc mà nó ẩn đi, đứng đằng sau những người khác mà nó là một công việc trực tiếp, tương tác với khách hàng, và mình cảm thấy đây là một công việc có thể giúp người điếc hòa nhập và nhận được sự tôn trọng của xã hội”.

Tiệm giặt là của chị Lương Thị Kiều Thúy đã mang lại một cuộc sống ý nghĩa hơn cho những người khiếm thính.
Tiệm giặt là của chị Lương Thị Kiều Thúy đã mang lại một cuộc sống ý nghĩa hơn cho những người khiếm thính - Ảnh Hanoimoi

Chị Thúy cũng chia sẻ thêm rằng, tính đến hiện giờ, cửa hàng của chị cũng đã có hàng chục khách hàng thân thiết, chủ yếu là những người dân sinh sống ở quanh khu vực gần cửa hàng.

Họ gắn bó với cửa hàng vì chất lượng dịch vụ và cũng bởi vì tình cảm, muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người điếc. Thậm chí, nhiều khách hàng còn sử dụng ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ, cử chỉ để giao tiếp với nhân viên.

Dù chỉ là những thông điệp đơn giản như: khen nhân viên xinh xắn, khen quần áo sạch sẽ, thơm tho, chào buổi sáng hay tạm biệt khi ra về,…nhưng đều khiến chị và các bạn nhân viên cảm thấy vô cùng hạnh phúc và thêm trân quý công việc này.

Trong cửa hàng của chị, còn có một góc nhỏ, dán những mẩu giấy xinh xắn và nhiều màu sắc, lưu lại những cảm nhận, suy nghĩ của các khách hàng. Ví như một bạn khách tên Thìn đã để lại dòng tin nhắn như thế này: “Một nơi tuyệt vời để bạn có thể trải nghiệm một ngôn ngữ mới, có thể là cả một cách sống mới”. Hay là lời nhắn của một vị khách vô danh: “Một nơi mà bạn cảm thấy mọi người tâm huyết với từng sản phẩm. Mình sẽ quay lại thêm thật nhiều lần nữa”.

Chia sẻ về kế hoạch trong tương lai, chị Thúy cho biết sẽ cố gắng phục vụ khách hàng tốt hơn nữa và mở rộng mô hình này để dạy nghề cho người khiếm thính. Bởi chị tin rằng, có nghề thì người điếc sẽ được tôn trọng, bình đẳng. Và khi có nghề, có kinh nghiệm, người điếc có thể tự làm chủ cuộc sống cũng tự phục vụ bản thân mình.

“Khi mình bắt đầu làm thì mình cũng luôn tự hỏi rằng “tại sao lại là mình làm ?”. Và lúc ấy mình lại trả lời bằng một câu hỏi khác “nếu không phải mình thì là ai làm ?”. Khi mình không trả lời được hai câu hỏi ấy thì mình quyết định là mình làm, và đã làm thì phải làm cho nó chuyên tâm.

Bởi vì trong cuộc sống này mình chỉ sống có một lần thôi, và mình chỉ làm người khiếm thính có một lần thôi. Biết đâu kiếp sau mình sẽ không phải là người khiếm thính nữa. Vậy nên mình làm thế nào để mình có thể sống và tận hưởng. Dù mình là ai, mình có vấn đề gì thì mình cũng phải sống hết mình và biết giúp đỡ người khác”, chị Thuý tâm sự.

Có lẽ khi nghe những lời tâm sự trên, rất nhiều người trong chúng ta đều sẽ thấy yêu mến, cảm phục, đối với tinh thần lạc quan của cô gái khiếm thính này.

Cô gái ấy và những cộng sự của mình, chính là một minh chứng rõ ràng cho việc, dù chúng ta không được lựa chọn hoàn cảnh, điều kiện mình được sinh ra, nhưng cuộc sống của chúng ta ra sao lại do cách sống của chúng ta quyết định. Mạnh sẽ, chủ động trong cuộc sống hay trở thành nô lệ của hoàn cảnh?

Cuộc sống có hạnh phúc hay không là tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người. Và nếu lựa chọn nào cũng ẩn chứa đầy khó khăn, thì hãy lựa chọn cách mà sẽ khiến cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa nhất.

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.

---

Nghe thêm Chương trình Thiên lý hữu tình trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //