Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thích ứng và chung sống với dịch bệnh

Phóng viên - 27/04/2020 | 15:29 (GTM + 7)

Việt Nam bước sang giai đoạn mới phòng chống dịch Covid-19. Chúng ta xác định dịch còn kéo dài, chung sống với dịch nhưng vẫn phải an toàn để đảm bảo mục tiêu kép: vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với việc dần nới lỏng giãn cách xã hội, người dân cần một tâm thế mới, với kiến thức, kỹ năng mới để sẵn sàng cho cuộc sống sắp tới. Cần điều chỉnh thói quen bảo vệ sức khỏe, học tập, làm việc, giải trí và đi lại ra sao? Những thay đổi sẽ đến từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tế bào trong xã hội.

sau nới lỏng giãn cách xã hội, hoạt động giao thông tại Hà Nội nhộn nhịp trở lại.
Sau nới lỏng giãn cách xã hội, hoạt động giao thông tại Hà Nội nhộn nhịp trở lại. Ảnh: Diên Thành

Ngay sau khi Thủ tướng đồng ý đưa Hà Nội từ nhóm nguy cơ cao xuống nhóm có nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19, thành phố đã giảm giãn cách xã hội theo chỉ thị 16. Người dân được kinh doanh trở lại một số mặt hàng, nhịp sinh hoạt dần trở lại bình thường.

Anh Tuấn Vũ, chủ một nhà hàng ăn uống tại quận Hà Đông cho hay, tất cả nhân viên đang dồn hết công suất để mở cửa trở lại sau gần 1 tháng “đóng băng”. Trước đó, việc chuyển đổi từ bán đồ ăn, phục vụ trực tiếp đã được cửa hàng thay thế bằng bán hàng online để “cầm cự”.

“Sau khi quán phải đóng cửa, chúng tôi đã quảng cáo trên các trang báo và đưa menu của mình trên trang mạng để khách hàng có thể biết đến. Khách hàng có thể đặt món bằng gọi điện hay đặt trên trang web thì chúng tôi sẽ cho nhân viên ship đồ đến tận nơi cho khách hàng. Từ khi mở cửa trở lại, chúng tôi đã bố trí lại không gian quán, kê ít bàn ghế hơn, khoảng cách giữa khách hàng rộng hơn”.

Mùa dịch bệnh, tâm lý người tiêu dùng đã dịch chuyển sang giao dịch online, do vậy, vai trò của người giao hàng như anh Ngọc Chi ngày một quan trọng. Do phải tiếp xúc với người và hàng hóa nhiều lần hàng ngày, anh cùng các đồng nghiệp luôn ý thức tự trang bị những biện pháp phòng tránh lây nhiễm dịch bệnh.

“Khi đi giao hàng có rất nhiều nguy cơ vì tiếp xúc với nhiều người. Các biện pháp như nhắc khách sử dụng khẩu trang, nước sát khuẩn, sử dụng găng tay và sát khuẩn trước khi nhận đồ. Đó cũng là thói quen tốt mà sau này mình sẽ giữ khi đi làm việc”.

Đối với một nhân viên văn phòng như chị Hà My, 3 tuần thời gian giãn cách xã hội vừa qua còn là lúc dành nhiều thời gian bên gia đình hơn, là cơ hội để thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày.

“Những ngày trước có khi vợ chồng chỉ gặp nhau được buổi tối thôi vì sáng ai cũng bận đi làm. Bây giờ cả hai vợ chồng làm ở nhà dành nhiều thời gian cho nhau hơn rồi tự trồng cây, cắm hoa, nướng bánh. Tôi cũng nghe theo các bác sỹ thay đổi rất nhiều trong việc ăn uống, chế biến thực phẩm lành mạnh. Cánh đàn ông cũng ít tụ tập, nhậu nhẹt nên cũng đảm bảo sức khỏe hơn trước”.

Qua phản ánh vừa rồi, có thể thấy, xét về mặt tích cực, việc giãn cách xã hội không chỉ giúp đảm bảo an toàn, tránh lây lan dịch bệnh, mà phần nào đã nâng cao nhận thức cho người dân, giúp họ sống tích cực hơn và thiết lập lề thói mới trong cuộc sống hàng ngày.

Dù được nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng việc đeo khẩu trang vẫn là việc bắt buộc, phần lớn người dân vẫn chấp hành đầy đủ.
Dù được nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng việc đeo khẩu trang vẫn là việc bắt buộc, phần lớn người dân vẫn chấp hành đầy đủ. Ảnh: Diên Thành

Trao đổi với VOV Giao thông, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, Nguyên Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ, Việt Nam và thế giới chưa từng trải qua giai đoạn khó khăn và khủng hoảng như thời Covid-19. Do tác động với mọi ngõ ngách của đời sống nên sinh hoạt người dân cũng phải có sự thay đổi.

“Những chuyện giao lưu cũng phải có thay đổi, không thể nào tập trung quy mô lớn ở các sân vận động, quán ăn, chỗ vui chơi giải trí thể dục thể thao. Mình phải tạm thời đình chuyện đó lại, không nên vi phạm, không nên dấm dúi tổ chức. Phải tiết chế sinh hoạt của mình. Trong văn hóa sinh hoạt của từng gia đình, cơ quan, khu phố, cụm dân cư phải có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất để phòng chống dịch. Như khẩu trang, xà phòng rửa tay để làm sao sinh viên, học sinh, người lao động sản xuất người ta thích nghi và an toàn”.

Về việc nối lại hoạt động học tập, giao thông, chuyên gia văn hóa Phạm Ngọc Trung cho rằng, sẽ hết sức khó khăn để vừa đảm bảo phòng dịch, vừa vận hành trơn tru như trước dịch bệnh. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, khoa học và có tính khả thi.    

“Về văn hóa giao thông, bây giờ đi lại không thể nào mà tùy tiện như trước được. Ví dụ chuyến xe buýt hoặc xe khách, có thể lượng khách chỉ 50% thôi, chứ không thể ngồi hết hay như trước có cả người đứng. Phải có sự hiểu biết và thông cảm, cũng như đôn đốc kiểm tra trong lĩnh vực này. Tổ chức học tập sao cho lớp học thưa ra. Như nước ngoài cơ sở vật chất họ có, một lớp học chỉ 10-15 người thôi. Còn mình thì từ phổ thông, đại học là lớp toàn 40-50, thậm chí 80-90 người thì bây giờ không thể nào tập trung đông như thế được.”

Trong khi đó, ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam cho rằng, mặc dù công tác phòng chống dịch của Việt Nam tốt hơn nhiều so với các nước khác, song người dân cần có tâm lý là phải sống chung với dịch và luôn luôn cảnh giác để có thể chống dịch một cách triệt để.

Với các doanh nghiệp, ông Phú nhấn mạnh, cần sự đoàn kết và chia sẻ khó khăn trong lúc này với nhau, mới có thể vượt qua khủng hoảng:

“Chúng ta xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa phục vụ, chia sẻ về lợi nhuận, tăng cường liên kết xúc tiến thương mại giữa Hà Nội và các tỉnh, giữa các doanh nghiệp với nhau. Đừng chèn ép, o ép chiết khấu gây khó khăn".

Cùng với đó, bàn tay điều tiết của nhà nước là vô cùng quan trọng, vừa hỗ trợ, đồng hành các doanh nghiệp, vừa đảm bảo thị trường công bằng, bảo vệ được những doanh nghiệp làm ăn chân chính.

“Tôi cũng đề nghị là các cơ quan, Bộ Công thương, Vụ thị trường trong nước phải lên tiếng về các mặt trái của thương mại mà cần khắc phục. Tăng cường vấn đề kiểm soát thị trường, đúng nơi, đúng chỗ, đúng trách nhiệm, không gây phiền hà. Làm thế nào cho những người làm ăn nghiêm chỉnh không bị thiệt thòi, những người làm ăn gian lận phải bị xử lý nghiêm khắc. Một số mặt hàng thiết yếu phải đưa vào bình ổn giá, nhất là thịt lợn đang giá cao vời vợi, không chấp nhận được trong giai đoạn này”.

Rõ ràng, thời kỳ hậu giãn cách xã hội, những ảnh hưởng thực sự sẽ bắt đầu có tác động rõ nét lên mọi mặt đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, mọi tổ chức, cá nhân và cả các nhà quản lý cũng cần một tâm thế mới, sẵn sàng cho sự thay đổi lề lối, thói quen sinh hoạt, lao động, đi lại và học tập.

Muốn sống chung với dịch, trước tiên phải… sống được

Dù được nới lỏng giãn cách xã hội, nhưng việc đeo khẩu trang vẫn là việc bắt buộc, phần lớn người dân vẫn chấp hành đầy đủ.
Nhiều hàng quán mở lại sau khi lệnh cách ly được dỡ bỏ. Ảnh: Diên Thành

Tổng cục thống kê vừa công bố những con số biết nói về tác động của đại dịch Covid-19, nó khiến gần 5 triệu lao động ở nước ta bị ảnh hưởng. Riêng Quý I, có gần 1,1 triệu lao động thất nghiệp, tạm thời không tham gia thị trường lao động do giãn việc hoặc tạm ngừng sản xuất, kinh doanh.

Nhóm lao động làm công hưởng lương, không được ký hợp đồng lao động được nhận diện là nhóm dễ bị tổn thương nhất khi người sử dụng lao động mạnh tay thực hiện chính sách cắt, giảm nhân lực.

Trong bối cảnh kinh tế ngưng trệ, bàn tay điều tiết, can thiệp thị trường của các nhà làm chính sách cần phát huy vai trò và triển khai càng sớm càng tốt. Nhiều người nghèo, mất khả năng thu chi, có thể không thể chờ nổi cho tới khi các gói an sinh xã hội đến tay họ.

Kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cho thấy, sau các đại dịch, suy thoái kinh tế, thất nghiệp sẽ làm phát sinh, gia tăng các vấn đề tiêu cực trong xã hội, như: tội phạm lừa đảo, cướp giật, tệ nạn ma túy, mại dâm.

Muốn giải quyết bền vững các vấn đề này, không gì khác ngoài phục hồi nền kinh tế với một sức đề kháng và khả năng tự lực tốt. Bên cạnh giải quyết vấn đề trợ cấp người yếu thế, các chính sách cần tập trung vào việc giảm gánh nặng cho doanh nghiệp, tạo điều kiện tái sản xuất kinh doanh, trước mắt bằng cách kích cầu tiêu dùng trong nước, hạ lãi suất vay ngân hàng, hoãn hạn báo cáo thuế, ngoại giao kinh tế để có những thương vụ đặt hàng cho doanh nghiệp nội.

Thời gian tới, lực lượng lao động tự do, phi chính thức được dự đoán sẽ tăng đột biến do nhóm lao động hợp đồng mất việc dịch chuyển sang. Đây là khu vực kinh tế mà các nhà làm chính sách cần có sự quan tâm thích đáng. Dung lượng thị trường vẫn vậy, thậm chí khối lượng công việc sụt giảm, trong khi nhân lực nhảy vọt sẽ gây nhiều bất cập, cạnh tranh không lành mạnh.

Họ có thể là nhóm đối tượng tiềm tàng bị “bỏ lại phía sau” trên con tàu kinh tế đang tròng trành. Chưa kể, việc không kiểm soát, quản lý được nhóm lao động tự do, phi chính thức cũng làm nảy sinh nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng.

Sự việc ồn ào giữa người bán rau ở Hạ Long với chính quyền địa phương đã bộc lộ rõ nét những khó khăn, thách thức trong việc làm thế nào để đảm bảo được mục tiêu kép, vừa chống dịch an toàn, an sinh xã hội, vừa phát triển kinh tế.

Rất khó để yêu cầu một người đang… đói đi chống dịch. Sinh kế, mưu sinh vẫn luôn là suy nghĩ đầu tiên của người dân nghèo.

Do đó, từ chủ trương đúng đắn của Chính phủ, rất cần những người thực thi chính sách trực tiếp dưới địa phương nhận thức được tình hình thời hậu giãn cách xã hội: Cách chống dịch khả dĩ nhất là tạo càng nhiều việc làm cho người dân càng tốt./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //