Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thí điểm tự chủ toàn diện bệnh viện, đã đến lúc cần nhìn lại

Phóng viên - 18/01/2022 | 6:49 (GTM + 7)

Về mặt lý thuyết, cơ chế tự chủ được xem là chính sách “cởi trói” cho các đơn vị y tế công lập từng bước chủ động nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Tuy vậy, tình trạng không có bệnh nhân, không có doanh thu, khó đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân viên y

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Có nên thực hiện tự chủ ồ ạt? Cần phân loại thế nào để thực hiện cơ chế tự chủ, vừa tháo gỡ khó khăn cho bệnh viện, đảm bảo đời sống cho y bác sĩ?

Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội)

Đến thời điểm này, năm 2021 được coi là năm khó khăn bậc nhất đối với cán bộ, y bác sĩ của Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Bác sĩ Chuyên khoa 1 Đặng Trần Chiến, Giám đốc bệnh viện Chương Mỹ cho hay, ngay cả thời điểm chưa có dịch COVID-19, bệnh viện tuyến huyện cũng vắng bệnh nhân.

Tuy vậy, khi dịch COVID diễn biến phức tạp, lượng bệnh nhân đến viện càng giảm, mỗi ngày chỉ có khoảng 50-60 bệnh nhân, chỉ đạt 62% kế hoạch, khiến lương của cán bộ y, bác sĩ cũng phải có sự hỗ trợ từ Thành phố:

"Cũng mong muốn có cơ chế để thu hút nhân lực, nhân lực có thì mới triển khai được nhiều dịch vụ, các dịch vụ triển khai được thì mới thu hút được bệnh nhân. Chứ vào viện rồi người ta chán ngay, thu nhập tăng thêm không có tí nào cả, không có cơ chế gì để giữ cả. Riêng năm 2021 kể cả điều dưỡng đi mất khoảng 6 người, khả năng do lương thấp".

Bác sĩ chuyên khoa II Chu Đình Năng, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng cho biết, năm 2020, đặc biệt là năm 2021, số lượng bệnh nhân đến viện giảm rất sâu. Đặc biệt, khi cả nước phải tham gia chống dịch, trong khi lượng công việc của y bác sĩ đều tăng lên, nguồn ngân sách chưa có, lương cán bộ, y bác sĩ cũng chi trả từ nguồn thu của bệnh viện khiến đời sống của y bác sĩ rất khó khăn:

"Không có viện phí thì không thể tự chủ được, các bệnh viện nào giỏi lắm còn đủ trả lương cho anh em, nhưng nếu sống bằng lương thì anh em không thể sống được, bởi vì lương cơ bản thì bác sĩ mới ra trường chỉ gần 4 triệu, điều dưỡng chỉ 3 triệu thôi".

Không chỉ bệnh viện tuyến huyện, mà ngay cả một số bệnh viện lớn, tuyến Trung ương cũng không tránh khỏi khó khăn khi thực hiện cơ chế tự chủ. TS. BS Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết TW cho biết, có những thời điểm bệnh viện gần như không có bệnh nhân do thực hiện giãn cách xã hội. Doanh thu của Bệnh viện khi chưa có dịch đạt khoảng 700 - 800 tỷ đồng/năm, nhưng từ năm 2020 tới nay, doanh thu của Bệnh viện chỉ đạt 40-50% con số này khiến Bệnh viện đối diện hàng loạt khó khăn.

Hơn 160 cán bộ y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh không được hưởng quyền lợi trong một thời gian dài. Ảnh: Hải Bằng - Lê Tùng

Câu chuyện hàng chục bác sĩ Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường đòi lương xảy ra tuần qua cũng phần nào cho thấy những khó khăn của một số bệnh viện khi thực hiện tự chủ. Lý giải về việc phải xuống đường đòi lương, bà Lê Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ Công đoàn, Bênh viện Tuệ Tĩnh chi biết, từ tháng 5 đến tháng 11/2021, gần 160 cán bộ, nhân viên bệnh viện bị nợ lương 50%, tháng 12 chưa nhận và lương tháng 1 khả năng cũng sẽ chưa có:

"Ngay như bản thân tôi công tác tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đến nay là năm thứ 13 thì hệ số lương của tôi tính cả phụ cấp được 4,8 triệu, nhưng từ tháng 5 đến bây giờ tôi chỉ nhận được 2,4 triệu. Với cuộc sống phải trang trải ở Hà Nội một nách 3 đứa con thì đấy là một điều rất khó khăn".

Nói về cơ chế tự chủ tại bệnh viện, PGS. TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội cho rằng, y tế và giáo dục là những lĩnh vực nhà nước phải chịu trách nhiệm một phần để duy trì hệ thống an sinh xã hội. Do vậy, chuyển sang mô hình tự chủ, thị trường hóa thì đôi khi nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng:

"Chuyển sang mô hình tự chủ thì nó tạo ra áp lực rất lớn cho chính đội ngũ y bác sỹ và cả người bệnh cũng phải trả chi phí tương ứng để bù vào khoản chi như vậy. Chúng ta cần phải cân nhắc, có những lĩnh vực có thể chuyển sang tự chủ, nhưng có những lĩnh vực thuộc về dịch vụ công thì Nhà nước cần phải giữ vai trò điều tiết".

Ông Nguyễn Văn Tiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Xã hội của Quốc hội cho rằng, không thể áp dụng mô hình tự chủ bệnh viện một cách máy móc. Bởi việc chăm sóc sức khỏe mang tính nhân văn rất cao, nếu không cẩn thận, khó tránh khỏi việc các bệnh viện sẽ tìm cách thu tiền từ bệnh nhân, trong đó không loại trừ việc kê những dịch vụ, những loại xét nghiệm không cần thiết:

"Tự chủ phải xét tùy điều kiện một số bệnh viện, tự chủ có mức độ, không phải tất cả bệnh viện tự chủ, đặc biệt là những bệnh viện như bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện phục hồi chức năng thì tự chủ ở mức độ nhất định, bởi vì các bệnh viện này việc sử dụng các kỹ thuật y tế hiện đại không như các bệnh viện tây y khác, cho nên nguồn thu rất khó. Đấy là cái chúng ta phải phân loại và phải xác định tự chủ, chứ không phải tự chủ một cách ào ạt".

Bệnh viện Bạch Mai là một trong những bệnh viện thí điểm tự chủ toàn diện. Ảnh: Báo Pháp luật

Không thể phủ nhận, việc tự chủ đã đem lại một làn gió mới cho lãnh đạo các bệnh viện năng động tự tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút bệnh nhân, cải thiện đời sống cho các y bác sĩ. Tuy vậy, việc tự chủ một cách ồ ạt cũng khiến nhiều bệnh viện không có nguồn thu đối diện nguy cơ không có tiện trả lương, trong khi bối cảnh dịch bệnh, đội ngũ y bác sĩ rất cần sự chăm lo, động viên một cách thường xuyên.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: "Cần sớm tổng kết để đưa ra mô hình phù hợp".

Trên lý thuyết, trong mô hình tự chủ bệnh viện toàn diện theo Nghị quyết 33/NQ-CP, các bệnh viện được trao quyền tự chủ trong việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh để thu hút bệnh nhân, qua đó nâng cao thu nhập cho đội ngũ y bác sĩ.

Tuy vậy, thực tế triển khai tại nhiều bệnh viện cho thấy, khó khăn lớn nhất mà các bệnh viện phải đối mặt là liên quan đến cơ chế tài chính. Theo quy định, Bệnh viện được quyết định giá dịch vụ y tế đối với dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu trong phạm vi khung giá do Bộ Y tế ban hành và thực hiện kê khai giá, niêm yết giá theo quy định của pháp luật về giá. Song đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành khung giá dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu để các bệnh viện tham khảo, áp dụng. Điều này khiến rất nhiều bệnh viện lúng túng, khó thực hiện.

Còn nhớ, năm 2020, Bệnh viện Bạch Mai đi tiên phong triển khai thí điểm tự chủ toàn diện. Tuy nhiên, khi bệnh viện đưa ra khung giá khám chữa bệnh kết thúc năm đầu tiên thực hiện cơ chế tự chủ, tổng doanh thu của bệnh viện trong năm 2020 giảm hơn 2.000 tỷ đồng so với năm 2019 (tức giảm khoảng 30%), dẫn đến thu nhập của cán bộ, viên chức giảm nhiều, tính chung giảm 30%, có bộ phận giảm đến 50%. Đã có hơn 200 y, bác sĩ nghỉ việc một phần là do áp lực từ việc tự chủ.

Không chỉ bệnh viện lớn như Bệnh viện Bạch Mai, mà rất nhiều bệnh viện chuyên ngành, bệnh viện cấp huyện khi thực hiện tự chủ cũng gặp phải những khó khăn đáng kể. Điều này càng được bộc lộ rõ khi dịch Covid hoành hành, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện đều sụt giảm, có những bệnh viện có thời điểm hầu như không có bệnh nhân.

Không có bệnh nhân, đồng nghĩa với không có nguồn thu, trong khi các khoản chi vẫn phải duy trì, khiến một số bệnh viện, ngay cả tiền lương cũng không thể đảm bảo chi trả. Câu chuyện xảy ra với Bệnh viện Tuệ Tĩnh tuần quan là một minh chứng điển hình.

Một thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, hiện đã có 253 đơn vị y tế tự chủ toàn bộ chi thường xuyên, song trong số 37 đơn vị trực thuộc Bộ Y tế vẫn có những đơn vị tự chủ được 80 - 90% chi thường xuyên. Điều này đồng nghĩa với việc ngay cả những bệnh viện lớn, trực thuộc Bộ Y tế cũng chưa đảm bảo chi thường xuyên, chưa nói tới việc cải thiện thu nhập cho đội ngũ y bác sĩ.

Đó là chưa kể, việc thưc hiện cơ chế tự chủ khiến một số bệnh viện đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết với khu vực tư để triển khai các kỹ thuật cao trong bệnh viện. Sẽ không có gì đáng nói nếu những kỹ thuật này hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị, song thực tế không ít trường hợp giá trị của nhiều máy móc, thiết bị khi vào bệnh viện được nâng lên gấp đôi. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí trả cho máy sẽ kéo dài thời gian hơn, khiến người bệnh “thiệt đơn thiệt kép”.

Một con số đưa ra tại dự thảo báo cáo kết quả chi tiêu y tế quốc gia cũng cho thấy, mặc dù tổng chi từ ngân sách nhà nước cho y tế đã tăng từ 5,9% GDP vào năm 2013 lên mức 6,9% vào năm 2019, song mức chi từ tiền túi người bệnh đã tăng từ 37% vào năm 2014 lên hơn 45% năm 2018. Trong khi đó, khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), những nước để người bệnh phải chi trả trên 30% là một nên y tế thất bại.

Đã đến lúc, cần sớm tổng kết mô hình thí điểm tự chủ bệnh viện, để từ đó lựa chọn ra mô hình phù hợp cho từng cấp độ, từng bệnh viện chuyên ngành. Cùng với đó, cần gắn trách nhiệm của các cấp, các ngành có chức năng phê duyệt cho các đơn vị, các bệnh viện tự chủ, không nên thực hiện tự chủ một cách ồ ạt, vô tình đẩy những thiệt thòi, khó khăn, chi phí khám chữa bệnh tăng... về phía người bệnh.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //