Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch: Tổ chức JEBO phát tán thông tin sai sự thật

Phóng viên - 11/12/2019 | 8:12 (GTM + 7)

JVE và JEBO đã phát tán thông tin sai sự thật là không phù hợp với văn hóa của các doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà khoa học; đã gây ra sự hiểu nhầm của dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân Chủ tịch UBND TP, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa

Hà Nội thông tin về việc thí điểm xử lý làm sạch đoạn sông Tô Lịch
Hà Nội thông tin về việc thí điểm xử lý làm sạch đoạn sông Tô Lịch

Chiều tối ngày 10/12, Văn phòng UBND TP.Hà Nội đã thông tin về việc thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Theo đó, ngày 6/12 tại buổi tiếp xúc cử tri quận Hoàn Kiếm sau kỳ họp HĐND Thành phố lần thứ 11, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung, đại biểu HĐND Thành phố Tổ bầu cử số 1 đã trả lời cử tri: Thành phố chưa bao giờ cho phép Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản (JEBO) thực hiện thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Việc trả lời này của Chủ tịch UBND Thành phố là hoàn toàn đúng vì: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại cuộc họp ngày 11/4/2019 về đề xuất của Công ty cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) xin thử nghiệm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản.

Theo UBND Hà Nội, ngày 9/5, thành phố có thông báo số 142 đồng ý cho các chuyên gia Nhật Bản, Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) tổ chức thực hiện thí điểm xử lý làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano-Bioreactor Nhật Bản. Thời gian thí điểm là 2 tháng, bắt đầu từ 16/5.

Trong quá trình thực hiện, Chủ tịch UBND Thành phố và Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng đã trực tiếp xuống hiện trường kiểm tra, tạo mọi điều kiện để đơn vị thực hiện thử nghiệm. Trong quá trình thử nghiệm, do trời mưa to, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã thông báo cho Công ty cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) biết trước việc xả nước để đảm bảo điều tiết, vận hành mực nước Hồ Tây theo đúng quy định.

Chuyên gia Nhật Bản dùng nước sông Tô Lịch đã qua xử lý để gội đầu ở khu vực thí điểm công nghệ Nano - Bioreactor. Ảnh: Zing
Chuyên gia Nhật Bản dùng nước sông Tô Lịch đã qua xử lý để gội đầu ở khu vực thí điểm công nghệ Nano - Bioreactor (Ảnh: Zing)

Tại cuộc họp ngày 29/10, UBND Thành phố đã đề nghị đơn vị tổ chức thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch cung cấp các hồ sơ tiêu chuẩn, kỹ thuật liên quan đến công nghệ Nano-Bioreactor (có bản thuyết trình toàn bộ về công nghệ); giấy chứng nhận công nghệ của Chính phủ Nhật hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận; hồ sơ giới thiệu năng lực; danh sách các công trình, dự án đã được xử lý bằng công nghệ Nano-Bioreactor tại Nhật Bản và các nước khác.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các cơ quan chức năng của Thành phố và UBND Thành phố vẫn chưa nhận được các tài liệu theo yêu cầu.

Điều đáng nói, sau phát biểu của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại buổi tiếp xúc cử tri, Công ty JVE đã phát tán thông báo số 142 của thành phố kèm theo văn bản của JEBO mang danh Tổ chức Xúc tiến thương mại - môi trường Nhật Bản gửi đến nhiều các cơ quan báo chí.

Qua thông tin bước đầu có được xác định việc JVE và JEBO đã phát tán thông tin sai sự thật là không phù hợp với văn hóa của các doanh nhân, doanh nghiệp và các nhà khoa học; đã gây ra sự hiểu nhầm của dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân Chủ tịch UBND Thành phố, cũng như UBND TP Hà Nội và ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa TP Hà Nội với các đối tác Nhật Bản.

Đây là việc làm có động cơ, mục đích không bình thường. UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của phối hợp các đơn vị có liên quan làm rõ cá nhân Tiến sĩ Tadashi Yamamura có phải là Chủ tịch của Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản và JEBO có phải là một đơn vị thuộc Hiệp hội hay tổ chức trên không?

Đơn vị hợp tác với Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) có phải là Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản như tự giới thiệu hay không? Có việc mạo nhận xưng danh Tổ chức Xúc tiến thương mại – môi trường Nhật Bản hay không? Năng lực thực sự mà các cá nhân, tổ chức này đã giới thiệu trong thời gian qua? Khi có kết quả, Thành phố sẽ kiến nghị xử lý các cá nhân, đơn vị theo đúng quy định của Thành phố và pháp luật Việt Nam.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //