Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thí điểm khoán xe công và điểm nhìn không tư lợi

Phóng viên - 06/07/2020 | 5:35 (GTM + 7)

Hiệu quả của việc khoán xe công đã được chỉ rõ và được dư luận rất đồng tình, kỳ vọng. Nhưng vì sao việc khoán xe công tại các cơ quan trung ương và địa phương được triển khai một thời gian rồi dừng lại hoặc tiến triển chậm trễ? Có những lực cản nào khiến

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Kết quả thống kê sơ bộ sau gần 3 năm thực hiện khoán xe công tại 8 đơn vị của Hà Nội chỉ rõ, mỗi tháng Hà Nội tiết kiệm được gần 300 triệu đồng.

Điều này cho thấy việc khoán xe công không chỉ góp phần vào việc tinh giản biên chế tại các đơn vị, mà còn đem lại hiệu quả rõ rệt về mặt kinh tế.

Đó có thể là gợi ý cho các Sở ngành khác, rộng hơn là các Bộ, các ngành? Cần làm gì để việc khoán xe công áp dụng rộng rãi?

Một số xe ô-tô công tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội tại thời điểm bắt đầu khoán xe công.
Một số xe ô-tô công tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội tại thời điểm bắt đầu khoán xe công. Ảnh: Nhân dân

UBND TP Hà Nội vừa công bố báo cáo kết quả thí điểm thực hiện khoán xe công tại 8 đơn vị sau gần ba năm thực hiện.

Cụ thể, 8 đơn vị của Hà Nội thực hiện thí điểm khoán xe công từ 1/3/2017, gồm 4 sở: Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, GTVT, Lao động, Thương binh và Xã hội; 2 quận Long Biên, Hà Đông và 2 huyện Gia Lâm và huyện Thanh Trì. Trong đó, 7 đơn vị chọn hình thức khoán cố định hàng tháng đối với từng chức danh, mức khoán cao nhất là 9,3 triệu đồng/người/tháng, và thấp nhất là 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Riêng Sở GTVT Hà Nội khoán theo khoảng cách đi công tác thực tế của từng chức danh và đơn giá thanh toán 13.000 đồng/km. Sau gần 3 năm khoán xe công, các đơn vị thí điểm tiết kiệm được gần 300 triệu đồng mỗi tháng.

Ông Trần Hữu Bảo, Chánh Văn phòng Sở GTVT Hà Nội cho biết, việc khoán xe công tại Sở GTVT được áp dụng với Ban Giám đốc Sở theo hình thức kết hợp khoán theo tháng và khoán theo số km và tổng chi phí không quá 9,3 triệu/đồng chí/tháng. Sau gần 3 năm thực hiện, việc khoán xe công giúp tiết kiệm đáng kể về kinh tế, nhân lực so với việc sử dụng xe trước đây. Tuy vậy, trong một số trường hợp đi họp với tại UBND Thành phố, nếu đi bằng xe biển trắng đôi khi bị Đội An ninh không cho vào.

"Đối với các đồng chí đi họp, đặc biệt lác các cuộc họp do lãnh đạo Thành phố thì nhiều khi các đồng chí lãnh đạo Sở mà đi xe biển trắng vào là bộ phận an ninh không cho xe vào. Còn cùng là lãnh đạo các Sở, nhưng khi các Sở khác sử dụng xe biển xanh thì thông thường an ninh cho vào".

Hà Nội dự kiến thực hiện khoán xe công từ quý 3 năm 2020. Ảnh: Vnexpress

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Uy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, trước đây Văn Phòng Quốc hội, Bộ Tài chính đã đi đầu trong việc khoán xe công cho cấp Thứ trưởng trở lên, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn lại đâu vào đó.

Theo ông Tiến, lâu nay vẫn tình trạng quản lý xe công không chặt chẽ, sử dụng sai mục đích, thậm chí xe công còn được dùng để phục vụ việc đưa đón con đi học, đưa vợ con đi chùa…

Như vậy, nhiều người muốn sử dụng xe công hơn là khoán. Đó là chưa kể nhiều trường hợp không thuộc diện được sử dụng xe công đưa đón tại nhà nhưng vẫn lạm dụng như: Cục trưởng, Giám đốc Sở… khiến số lượng xe công tăng lên rất nhanh:

"Có nên chăng hình thành các trung tâm dịch vụ xe công để ai có nhu cầu thì đăng ký vào dịch vụ đó chứ không đưa đón tại nhà như hiện nay nữa. Nếu chúng ta làm được triệt để như thế thì rất là tốt ở cả hai thứ, một là triệt để về đối tượng được sử dụng xe, và triệt để cả về khoán xe".

Thạc sĩ Vũ Anh Tuấn, Trường Đại học GTVT cũng cho rằng, cần đẩy mạnh việc thực hiện khoán xe công theo hình thức bắt buộc. Như vậy, không chỉ tiết kiệm chi phí về kinh tế, mà còn giúp giảm thiểu các trường hợp sử dụng xe công sai mục đích:

"Xe cá nhân để đi làm thì nó gặp rất nhiều cản trở, đặc biệt là về chỗ đỗ cho xe cá nhân. Do vậy, họ sẽ phải có hình thức để chuyển đổi, để thích nghi. Nếu xe công vẫn sử dụng được thì chả có lý do gì họ không sử dụng".

Nhiều người dân cũng mong muốn việc khoán xe công được thực hiện một cách mở rộng và triệt để, nhằm tiết kiệm chi phí:

"Đáng ra chúng ta phải làm lâu rồi, bởi vì việc khoán xe công sẽ làm cho các chủ thể người ta chủ động, tích cực hơn trong công việc. Thứ hai là đảm bảo tính công bằng của mọi công dân".

"Nếu thực tế Bộ Tài chính thấy hiệu quả thực sự, tiết kiệm được mồ hôi, nước mắt, tiền thuế của dân thì hãy làm một cách kiên quyết, làm một cách tận gốc. Làm bằng cách gì: bắt buộc chứ không phải có tính chất khuyến khích".        

Hiệu quả của việc khoán xe công đã được chỉ rõ và được dư luận rất đồng tình, kỳ vọng. Nhưng vì sao việc khoán xe công tại các cơ quan trung ương và địa phương được triển khai một thời gian rồi dừng lại hoặc tiến triển chậm trễ? Có những lực cản nào khiến việc khoán xe công chưa được triển khai rộng rãi?

Mời quý vị cùng đến với góc nhìn của VOVGT về vấn đề này qua bài bình luận: “Khoán xe công và điểm nhìn không tư lợi”

khoán xe công
Hiệu quả của việc khoán xe công đã được chỉ rõ và được dư luận rất đồng tình, kỳ vọng. Ảnh: VTC

Nếu không phải bí mật quốc gia, không bị cấm theo quy định của pháp luật thì nên công khai cho người dân biết, trong một nền hành chính lấy nhân dân làm đối tượng phục vụ, lấy sự hài lòng của dân làm mục tiêu, và lấy trí tuệ của dân làm động lực để hoàn thiện.

Nếu soi vào lý thuyết này, sẽ thấy rất lạ lùng khi các việc hay và khó, nhẽ ra để dân góp ý sẽ tốt hơn, thì lại được làm một cách lẳng lặng, chẳng biết thành bại thế nào, tiến triển đến đâu.

Khoán xe công, cách đây vài năm đã từng là một chủ trương được người dân hồ hởi đón nhận, được giới chuyên gia nức lòng khen ngợi và kì vọng vào lợi ích nhiều mặt mà nó có thể mang lại.

Không chỉ là vấn đề tiết kiệm chi tiêu cho ngân sách, giảm tần suất chuyến đi, qua đó giảm áp lực cho giao thông đô thị, mà nó còn là tiền đề cải thiện sự minh bạch trong sử dụng xe công, cải thiện chỉ số niềm tin của người dân vào cách quản lý, sử dụng những tài sản công - vốn được mua sắm, vận hành bằng tiền thuế do dân đóng góp.

Khoán xe công đã được công khai thông tin về đề án thí điểm tại một số bộ ngành, một vài địa phương, như một bước đi mạnh dạn và dũng cảm. Bởi trước khi thực hiện, người ta đã ít nhiều nhìn thấy những yếu tố “gai góc” do lợi ích bị đụng chạm.

Nhưng rất tiếc, sau khi công bố thí điểm, thông tin về chuyện này cũng im ắng dần theo thời gian, mặc dù người dân vẫn rất ngóng chờ.

Khoán xe công, nhiều ý kiến phân tích đã chỉ ra rằng, cách xác định mức khoán, hình thức khoán hẳn không phải là vấn đề. Cũng không có gì lăn tăn về sự bất tiện có thể gây ra cho quan chức.

Bởi song song với hình thức khoán, thì việc sử dụng xe công cho hội họp, sự kiện vẫn được duy trì để đảm bảo phục vụ kịp thời nhiệm vụ công, đảm bảo vị thế cần có của người được khoán trong những chuyến đi với tư cách “công”.

Nhưng khoán xe công vì sao chậm thực hiện? Sự chậm trễ của một tiến trình, thường chỉ do 2 yếu tố: hoặc bản thân chủ thể chưa thực sự muốn đi nhanh, hoặc do lực chưa đủ để đi nhanh.

Mà như đã nói ở trên, vấn đề “lực” không được đặt ra trong câu chuyện này, bởi giải pháp kỹ thuật cũng như tổ chức thực hiện được cho là không có gì khó, càng làm tốt thì càng giải phóng được nguồn lực con người, tiết kiệm được nguồn lực tài chính, để dồn lực và tăng lực cho những việc công khác.

Vậy, chỉ còn lại một yếu tố cần quan tâm, đó là mức độ sẵn sàng của chính những người thực hiện.

Những sự nhập nhèm việc công, việc tư trong quá trình sự dụng xe công tồn tại suốt một thời gian dài, và phổ biến đến mức, nhiều người cho là hiển nhiên, là đặc lợi, đặc quyền của quan chức, nên không hề dễ dàng khi đùng một cái, cắt phéng nó đi.

Sự tồn tại của các quy định về quản lý sử dụng tài sản công mà không đi kèm với giám sát thực thi nghiêm túc đã khiến cho nhiều tài sản công khác bị sử dụng sai mục đích, chứ không riêng chiếc xe công. Và cho đến khi “lệ” to hơn "luật”,  thì việc trở lại thực thi luật mới vô vàn thách thức.

Tuy nhiên, thách thức nào cũng đi cùng với thời cơ. Nhìn một cách tích cực, đây chính là thời cơ cho thủ trưởng các ban bộ ngành, cho lãnh đạo chính quyền các địa phương thể hiện vai trò của mình trong việc lập lại trật tự quản lý sử dụng tài sản công, chữa dứt điểm căn bệnh “nhập nhèm” tưởng đã thành mãn tính.

Việc minh bạch thông tin về đề án khoán xe công, công khai kết quả và nguyên nhân thất bại/ thành công của quá trình thí điểm này, là một giải pháp cần coi trọng để tăng cường vai trò giám sát, sự đóng góp của người dân, đồng thời là một thông điệp mạnh mẽ với những ai đó trong diện khoán xe công mà còn trù trừ, hoặc cố tình trì hoãn, vì muốn tư lợi từ sự nhập nhèm.

Song, thời cơ ấy có được nắm bắt, tận dụng để tạo nên sự thay đổi lớn hay không, lại phụ thuộc vào những người đứng đầu, xuất phát từ điểm nhìn “tư lợi” hay “công lợi”./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //