Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thay đổi đi, đừng khóc than vì ô nhiễm nữa

Phóng viên - 22/12/2019 | 9:16 (GTM + 7)

Túi nilon, chất thải nhựa khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa dioxin và furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người; gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá... đặc biệt,

Vào dịp cuối năm nhiều người vẫn có thói quen mang bát hương, bàn thờ, đồ hóa vàng thả xuống sông với suy nghĩ cho "mát mẻ" và cầu mong gặp điều may mắn, nhưng điều này lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Sau hơn 100 năm được phát minh, túi nilon, đồ nhựa trở thành vật dụng thiết yếu và quen thuộc trong đời sống.

Tuy nhiên, hành vi sau sử dụng của rất nhiều người đang khiến cho tình trạng ô nhiễm do túi nilon, rác thải nhựa gây ra vốn đã quá nghiêm trọng lại ngày một nghiêm trọng hơn

Việc hạn chế tiến tới giảm thiểu hay xa hơn là loại bỏ chúng khỏi đời sống phải cần một thời gian rất dài nữa.

Do đó, việc trước mắt chúng ta cần làm để hạn chế tác hại của túi nilon, rác thải nhựa là phải nhìn lại và điều chỉnh hành vi sau sử dụng của chính bản thân mỗi người.

- Túi nilon là 1 vật dụng rất tiện dụng, ai cũng dễ dàng mang theo và với thói quen của người Việt Nam không mang theo túi từ nhà đi, túi nilon khi đi chợ rất cần thiết và tiện dụng, em cũng thế khi đi chợ thì người bán hàng sẽ đưa cho mình túi…

- Ngay bản thân mình nhiều lúc cũng vô tình, thực sự có thể là không suy nghĩ đến, mình cũng vô tình thải ra, nhưng kể từ khi nghe báo đài đề cập đến phải mất hàng trăm năm thậm chí là rất lâu mới có thể tiêu huỷ được túi nilon đó, thì thực sự mình thấy đáng lo lại và là vấn đề bức xúc với môi trường…

- Tôi cho rằng chúng ta nên hạn chế việc sử dụng túi nilon... 

Đó là 1 số ý kiến chúng tôi ghi nhận được khi đề cập đến vấn đề sử dụng túi nilon của một số người dân Thủ đô...

Rõ ràng với chúng ta, việc sử dụng túi nilon là điều đương nhiên, là thói quen khó bỏ. Đồ nhựa, túi nilon, hoặc những sản phẩm được bao bọc bằng nilon thực sự tiện lợi. Rất khó hình dung về sự bất tiện trong cuộc sống nếu chúng biết mất.

Người Việt được cho là có tỷ lệ sử dụng túi nilon cao nhất thế giới, hàng ngày thải ra môi trường một lượng lớn rác thải nhựa.

Chưa cần tới các số liệu chứng minh cũng có thể nhận thấy điều này mỗi khi ra đường… Túi nilon theo chân những người bán hàng rong, trong sạp hàng tạp hoá, hàng rau quả chợ cóc, trong siêu thị, nhà hàng, quán cà phê…

Và hầu hết chúng chỉ được sử dụng 1 lần duy nhất, rồi vứt đi.

Thay đổi hành vi sau sử dụng rác thải nhựa, túi nilon
Sự tiện dụng của túi nilon khiến nhiều người khó có thể bỏ thói quen sử dụng

Điều đáng nói, nhiều người sử dụng xong vứt thẳng ra đường, thậm chí đứng ngay cạnh thùng rác họ cũng "không nỡ" bỏ vào thùng. Hoặc có ý thức bỏ rác vào thùng nhưng cũng không mấy người chủ động phân loại hoặc biết để phân loại loại rác thải nào là hữu cơ, vô cơ?

Thế nên, túi nilon xuất hiện khắp nơi từ ngoài đường, tới cống rãnh, sông hồ; một thảm hoạ môi trường ở Việt Nam nói chung, và ở những đô thị lớn nói riêng.

Tuy nhiên, cũng rất mừng, khi hiện nay, nhiều người đã dần thay đổi suy nghĩ của mình một cách tích cực hơn bằng những hành động sau sử dụng của bản thân.

Đỗ Thu Huyền – chủ 1 quán cà phê trên phố Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội có suy nghĩ khá tích cực về việc bảo vệ môi trường. Khoảng nửa năm nay, quán của chị đã loại bỏ cốc nhựa, ống hút nhựa khi phục vụ khách; thay vào đó, sử dụng cốc giấy, ống hút giấy, ống hút tre.

Tuy giá thành cao hơn, ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và thu nhập, nhưng chị Huyền không có ý định tăng giá đồ uống;  chị vẫn vui vẻ với suy nghĩ đơn giản – Thôi thì mình bớt lãi đi 1 chút: Bình thường 1 túi 500 ống hút nhựa giá chỉ có 30 ngàn đồng, nhưng 1 chiếc ống hút tre có giá là 5 ngàn đồng. Chi phí là khá lớn, tiết kiệm thì không tiết kiệm được nhưng vì mục đích lâu dài mình cứ làm dần dần. Tôi quan sát phản ứng của khách hàng thì thấy họ cũng rất thích thú, họ đánh giá cao việc mình có ý thức bảo vệ môi trường…

Với những người trẻ tuổi hiện nay, nhận thức về bảo vệ môi trường đã trở nên rõ ràng hơn, nhiều người trong số họ đã có những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày, với họ, dù chưa thể mong người khác thay đổi thói quen nhưng bản thân mình tự thay đổi họ cũng sẽ tự cảm thấy ít nhất họ đang hành động bảo vệ chính cuộc sống của họ.

Bùi Thanh Thư – sinh viên năm thứ 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là 1 bạn trẻ như thế: Từ khi đi học, em nhận thức được rằng túi nilon là vật liệu khó phân huỷ, em nghĩ rằng người Việt Nam cần thay đổi thói quen này. Bản thân em khi đi chợ luôn mang 1 chiếc giỏ từ nhà đi và cho đồ vào đó, không dùng túi nilon của người bán hàng. Còn khi đi uống nước cùng bạn bè, bọn em cũng sẽ chọn những nơi sử dụng cốc giấy hay những vật liệu thân thiện để bảo vệ môi trường.

Chị Lê Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Hội phụ nữ phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, từ tháng 6/2019, Hội phụ nữ phường đã phát động các thành viên trong phường hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ, bằng cách phát cho mỗi hộ gia đình 1 chiếc làn. Ban đầu, nhiều người tỏ ra không thích thú và cảm thấy bất tiện với việc xách làn ra đường, nhưng sau 1 thời gian, đã trở thành phong trào đối với các bà nội trợ ở phường này. Hiệu quả rõ rệt nhất là lượng rác thải túi nilon đã giảm đi trông thấy trên địa bàn: Thời gian đầu mới chỉ có 1, 2 bác dùng, nhiều bác được phát nhưng cũng chưa có ý thức dùng. Nhưng bây giờ đã thấy độ bao phủ khá ổn, họ có niềm vui khi sử dụng, mỗi ngày nghe báo đài tuyên truyền, cộng với việc tuyên truyền của Hội phụ nữ, mỗi ngày một chút, cứ tích tụ dần và đánh vào ý thức sẽ dần thay đổi được thói quen và mang lại hiệu quả lớn. Chắc chắn phải đi từ điều nhỏ nhất, bình dị nhất thì mới thay đổi được...

Thay đổi hành vi sau sử dụng rác thải nhựa, túi nilon
Ao hồ, sông suối ngập rác thải, túi nilon, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe

Rõ ràng, chúng ta chưa thể từ bỏ được loại vật liệu tiện dụng này, nhưng hoàn toàn có thể hạn chế sử dụng và quan trọng nhất là ý thức hơn trong việc vứt bỏ chúng ra môi trường tự nhiên.

Với ưu điểm vượt trội, túi nilon, đồ nhựa luôn là lựa chọn hàng đầu trong sinh hoạt. Nhưng chính thói quen này đang quay ngược trở lại tấn công cuộc sống của chúng ta.

Bản thân chúng không có tội, chính sự thiếu ý thức trong và sử dụng của con người đã và đang huỷ hoại cuộc sống của chính mình và môi trường tự nhiên…

Thay đổi hành vi sau sử dụng rác thải nhựa, túi nilon
Hậu quả môi trường là rất lớn

Kể từ khi được phát minh, có thể nói không quá lời rằng con người không thể sống mà thiếu… nhựa. Từ những chiếc bàn chải đánh răng, đôi tất làm đẹp của phụ nữ, những tấm thảm nhựa, đồ trang sức, túi xách, thậm chí quần áo mặc hằng ngày, cho tới những chi tiết máy móc, thiết bị công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng…và đặc biệt là túi nilon.

Người ta ví von rằng, để vứt đi chỉ mất 1 giây, nhưng sẽ phải mất từ 500 tới 1000 năm một cái túi nilon, một chiếc ống hút nhựa, một chiếc ly nhựa sử dụng 1 lần  mới có thể phân hủy hết trong môi trường tự nhiên.

Các nhà khoa học cũng ước tính, mỗi một năm nhân loại sử dụng khoảng 500 - 1.000 tỷ chiếc túi nilon; gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên.

Ngoài ra, chất thải nhựa khi đốt bên ngoài môi trường sẽ tạo ra khí thải chứa dioxin và furan. Đây là những chất kịch độc, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người; gây khó thở, ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá... đặc biệt, có nguy cơ ung thư khi phơi nhiễm thường xuyên.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc (FAO), ước tính Việt Nam có khoảng 8 triệu tấn chất thải nhựa mỗi năm, con số này tăng đến 18% mỗi năm. Việt Nam cũng là một trong 5 nước xả rác thải nhựa ra đại dương nhiều nhất thế giới.

Cụ thể hơn, trung bình mỗi gia đình hàng ngày sử dụng khoảng 10 túi nilon các loại, nếu làm phép tính nhân, thì mỗi ngày chúng ta sử dụng lên tới cả ngàn tấn nilon. Túi nilon có mặt ở khắp nơi, từ làng quê cho đến thành thị; từ chợ cóc cho tới siêu thị; từ hàng ăn nhanh cho tới các quán cà phê, quán ăn sang trọng… Hầu hết chúng chỉ được sử dụng 1 lần và vứt ngay vào sọt rác, thậm chí vứt luôn ra đường phố…

Hằng ngày, ta vẫn bắt gặp hình ảnh những cánh tay thò ra từ cửa 1 chiếc ô tô sang trọng đang lướt trên đường phố cùng 1 bịch rác thải được thả ngay xuống lòng đường, núi nilon bay phấp phới, nước bẩn văng tung toé, còn con người sang trọng kia thì cảm thấy thoải mái khi trong xe của mình không bị bẩn. Hay những thùng rác ngồn ngộn rác thải, túi nilon, những dòng sông đen kịt bốc mùi hôi thối, rập rềnh rác thải… khiến ai đi qua cũng phải nhăn mặt, bịt mũi.

Ở thành thị đã vậy, ở nông thôn cũng không khá gì hơn. Nế+u trước đây về nông thôn sẽ được hưởng bầu không khí trong lành, xanh mướt bên những thửa ruộng màu mỡ, thì nay, khắp nơi là bãi rác, túi nilon ngập mương máng, ao hồ,… Nguồn nước tưới tiêu ô nhiễm, trâu bò, gia súc ra đồng ngoài ăn cỏ thì nuốt luôn cả rác thải…

Chúng ta vẫn vô tư sử dụng túi nilon và càng vô tư hơn khi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng ra môi trường sống

Và tất cả những thứ chúng ta vô tư vứt ra ngoài đường đó, rồi sẽ lại quay ngược vào dạ dày chúng ta, phá huỷ cơ thể, cuộc sống của chính chúng ta qua tôm cá nhiễm vi nhựa, qua thịt gia súc hằng ngày phải ăn rác, qua nguồn nước bị ô nhiễm, qua không khí hít thở hằng ngày…

Nếu muốn cuộc sống hiện tại và tương lai trong môi trường tốt hơn, đừng ngồi khóc than mỗi sáng sớm thức dậy thấy không khí mù mịt, chỉ số ô nhiễm cao chót vót, mà hãy thay đổi bằng chính việc làm của mình – đó là không xả rác bừa bãi, hạn chế sử dụng túi nilon, hạn chế sử dụng đồ nhựa.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //