Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tháo gỡ khó khăn để vận tải hành khách liên tỉnh thông suốt dịp cuối năm

Phóng viên - 29/12/2021 | 8:38 (GTM + 7)

Mặc dù chỉ còn ít ngày nữa là thời gian cao điểm vận tải cuối năm, dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Nhâm Dần năm 2022 nhưng nhiều khó khăn đang bủa vây; đặc biệt là sự xuất hiện của biến thể mới Omicron khiến hành khách “ngại” sử dụng

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Bến xe miền Đông vắng khách

NGÂN HÀNG MUỐN THU NỢ XẤU THÌ CỨ THU

Bến xe miền Đông (quận Bình Thạnh) - bến xe lớn nhất TP.HCM. Trái với cảnh nhộn nhịp thường thấy vào dịp cuối năm, đó là sự vắng vẻ, thưa thớt, ảm đạm. Lượng khách và số lượng xe giảm đáng kể. Nhân viên quầy vé Bến xe miền Đông không bán quá nổi 10 vé/ngày.

Những chuyến xe đứng bánh nằm im trên bến bãi, nhiều chuyến phải chạy “rỗng khách”. Có lẽ chưa bao giờ, nỗi buồn và sự bế tắc lại hiện rõ trên gương mặt những chủ xe, tài xế,.. nhiều đến vậy. Một số nhà xe phải trông chờ vào tiền chở hàng để khoả lấp chi phí.

Ông Võ Thanh Quý, quản lý nhà xe Hoa Mai tại Bến xe miền Đông cho biết: 'Thực tế hiện tại giờ chạy được có 5 chuyến thôi, từ 6 giờ sáng cho tới 5 giờ chiều.

Tại khu vực Bến xe miền Tây (quận Bình Tân) cũng không mấy khả quan. Một phần do tâm lý hành khách còn ngại di chuyển vì lo nguy cơ lây lan dịch bệnh; một phần do một lượng lớn người lao động, học sinh, sinh viên đã về quê trước dịch nên lượng khách cũng không đông đúc như mọi năm. 

Ông Đặng Nguyễn Nguyên Huân, Tổng Giám đốc bến xe miền Tây cho biết, hiện chỉ có khoảng 10% số xe xuất bến với khoảng 5% sản lượng hành khách so với giai đoạn trước dịch: 'Bến đang rất khó khăn trong việc dự báo sản lượng phục vụ. Nhưng với dự đoán tới thời điểm này nếu có tăng đột biến trong vòng một ngày đi nữa thì với công suất, năng lực phục vụ của bến thì dư sức đáp ứng bởi tình hình khách quá thấp'.

Doanh nghiệp vận tải đóng băng. Nhân viên, tài xế mấy tháng chịu cảnh không lương. Các doanh nghiệp vận tải nhỏ và tầm trung trước đó phải vay vốn ngân hàng để đầu tư vào phương tiện, giờ xe đứng bánh, lãi suất và nợ gốc phải trả, tiền bảo hiểm vẫn phải đóng, chi phí bến bãi không giảm bao nhiêu.

Công ty vận tải Cúc Tư, một trong những doanh nghiệp vận tải lớn của tỉnh Phú Yên cũng trong cảnh ngộ lao đao. Gần 30 đầu xe, thì chỉ khai thác được 10% công suất, nhà xe gần như kiệt quệ, thu không bù nổi chi. 

Ông Hồ Đắc Thành, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải và Du lịch Cúc Tư than thở: 'Giờ ngân hàng muốn thu nợ xấu gì thì thu, chấp nhận thôi chứ không có khả năng xoay sở được. Kiểu này chắc chết. Doanh nghiệp nhỏ chết nhỏ, doanh nghiệp lớn càng chết nặng. Mọi năm thì rầm rộ lắm, năm nay không có luôn. Cũng mong Ngân hàng chính sách hỗ trợ để có nguồn tiền duy trì. 

Bến xe cận kề ngày Tết "vắng hoe", chủ yếu chỉ có tài xế, phụ xe.

Ông Lê Trung Tính, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hành khách liên tỉnh và Du lịch TP.HCM cho biết, thời gian qua, đã có không ít doanh nghiệp Hợp tác xã “khốn đốn”, chịu không nổi và phải tự rút lui khỏi thị trường, tự giải thể.

Số còn lại đang trên bờ vực của giải thể, nếu như Nhà nước không có những hỗ trợ tích cực, giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn để tái hoạt động.

'Theo Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ, người sử dụng lao động không có dư nợ tại thời điểm vay nợ nhưng tại thời điểm vay nợ thì phải trước khi có đại dịch vào năm 2020, chứ nếu vào năm 2021 thì làm sao mà vay được. Cái đấy là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có sự hiểu nhầm.

Hơn nữa là yêu cầu doanh nghiệp HTX vay tiền trả cho công nhân, người lao động, phải thanh quyết toán thuế trong năm, mà Bộ quên rằng trong khi đó quy định của Bộ luật Thuế là thời gian thanh quyết toán thuế là 1-3 năm, chứ không có hàng năm như trước nữa', ông Lê Trung Tính nói.

Ông Tính cũng đề nghị, trong bối cảnh khó khăn, nên kéo dài thời gian miễn đóng phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp vận tải từ tháng 6/2022 sang cuối năm 2022 vì lý do quỹ đóng bảo hiểm thất nghiệp hiện đang kết dư hơn 90 nghìn tỷ đồng. 

Hành khách mua vé xe Tết ở bến xe Miền Đông. Ảnh: Minh Quân

Khó khăn chồng chất khó khăn, phần lớn các doanh nghiệp vận tải hành khách đều mong có sự tháo gỡ về mặt chính sách ngắn hạn, cụ thể như: giảm phí dịch vụ bến bãi, tính toán phí cầu, đường hợp lý để doanh nghiệp bớt được gánh nặng tài chính, để có thể có chi phí quay vòng và hoạt động nhộn nhịp trở lại.

Đó cũng là góc nhìn của VOVGT “Tháo gỡ khó khăn để vận tải hành khách liên tỉnh thông suốt dịp cuối năm”

Có là chủ các phương tiện xe chở khách liên tỉnh trong những ngày vừa qua mới thấm nỗi lo về cảnh vắng khách điu hiu. Xe chạy mà không đủ tiền trả xăng dầu, chi phí, thua lỗ nặng.

Nhưng không lẽ đóng cửa riết rồi phá sản? Đây là một thực tế mà hầu hết các chủ phương tiện xe vận tải hành khách trong Nam ngoài Bắc đang đối diện. Mặc dù chủ trương mở cửa, chung sống với dịch COVID-19 đã được các địa phương thực hiện từ lâu nhưng do dịch vẫn tái diễn, kéo dài; nhiều nơi ở cấp độ vùng nguy hiểm nên dù có khuyến khích thì người dân vẫn hạn chế đi lại.

Những ngày nghỉ, ngày lễ vừa qua, ở một số điểm du lịch có ùn ứ cục bộ nhưng đa số mọi người vẫn chọn việc đi lại bằng xe ô tô cá nhân hoặc thuê xe bao chuyến chứ rất ít người đi bằng xe đò, xe khách, kể cả xe tuyến cố định chất lượng cao.

Mặc dù các nhà xe đã làm đủ mọi cách như khuyến mại, giảm giá vé; cải thiện khâu phục vụ; đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch nhưng cũng không sao thu hút được hành khách.

Trong khi đi đó, giá xăng dầu liên tục tăng, nhảy múa đến chóng mặt. Phí bến bãi vẫn không hề giảm. Ngân hàng thì không giảm lãi suất; không thực hiện khoanh nợ, giãn nợ; nhiều nơi không cho vay mới vì thiếu các căn cứ kinh doanh hoạt động hiệu quả.

Đó là chưa kể các khoản phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn bị thu; chính sách hỗ trợ cho người lao động, nhất là lái xe vận tải hành khách thì chưa được giải quyết kịp thời. Đã có nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể; các doanh nghiệp còn tồn tại thì lao đao, rất khó gượng dậy.

Hiện đang bước vào tháng cuối năm, Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang đến gần, các chủ xe hy vọng tình hình đi lại của người dân sẽ dần đông lên. Nhất là các hoạt động giao thương mua sắm, về quê tăng lên sẽ có lượng hành khách đáng kể để giúp nhà xe cầm cự qua ngày.

Vấn đề lúc này là các cơ quan quản lý nhà nước là giao thông vận tải, công thương, ngân hàng , tài chính cần thực hiện tốt các chính sách, kiến nghị đề xuất của các nhà xe thông qua Hiệp hội vận tải hành khách. Trong đó có việc miễn giảm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; giảm các loại phí từ cầu đường đến bến bãi.

Ngành ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ; có chính sách ưu đãi về vốn để doanh  nghiệp vay tái đầu tư, duy trì hoạt động. Đó là chưa kể, việc chống nhũng nhiễu, tiêu cực trong lực lượng công an, thanh tra giao thông, y tế.

Nếu ai cố tình làm khó chủ xe trong suốt quá trình vận chuyển hành khách phải bị xử lý rốt ráo. Bản thân các doanh nghiệp cũng phải tự cải thiện cung cách phục vụ dịch vụ, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho hành khách khi chuyên chở.

Bến xe Miền Đông vẫn vắng khách sau hơn 2 tháng hoạt động lại. Ảnh: Minh Quân

Yêu cầu nữa là để người dân đi lại nhiều trong dịp cuối năm, giúp các doanh nghiệp chuyên chở gượng dậy sau dịch, dứt khoát các địa phương phải thực hiện đúng tinh thần là chung sống với dịch, thích ứng linh hoạt, an toàn và kiểm soát có hiệu quả.

Tránh chống dịch một cách cực đoan, theo kiểu ngăn sông cấm chợ; cách ly toàn diện người từ vùng dịch; yêu cầu xét nghiệm tràn lan gây lãng phí, tốn kém tiền bạc, thời gian.

Đây chính là những rào cản và tạo ra tâm lý khiến người dân không muốn đi lại mà chỉ ở yên để tránh phiền phức, tốn kém. Đây là một thực tế tồn tại suốt thời gian qua mà vẫn chưa được cải thiện.

Rõ ràng, dịch COVID-19 đang giáng những đòn nặng nề vào đời sống và ngành kinh tế; nhất là trong lĩnh vực vận tải, trong đó có vận tải hành khách.

Lúc này để các doanh nghiệp có thể khôi phục và duy trì rất cần một sự trợ lực cần thiết thực chất của các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương để giúp doanh nghiệp vượt bão covid, duy trì và trụ vững sau dịch.

Tags:
Ý kiến của bạn
Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Lạm dụng kê khai giá sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp

Sau khi Luật Giá được Quốc hội thông qua, hiện Bộ Tài chính đang xây dựng và hoàn thiện Nghị định thi hành Luật Giá nhằm sớm đưa Luật vào cuộc sống. Tuy nhiên, quy định liên quan tới kê khai giá trong Nghị định này đang khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn bởi có điểm bất hợp lý, gây khó cho doanh nghiệp.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Giá hàng hoá biến động trái chiều trước loạt rủi ro vĩ mô

Số liệu Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc tuần giao dịch 15 – 21/4, mặc dù giá hàng hoá biến động rất mạnh nhưng các mức tăng, giảm trái chiều khiến chỉ số MXV-Index chỉ nhích nhẹ 0,05% so với tuần trước đó, lên mức 2.329 điểm. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng đỉnh trong 7 tháng qua.

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội

Việc chăm lo giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp luôn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm và được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

// //