Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thanh toán không tiền mặt: Vận tải công cộng nâng cao khả năng cạnh tranh

Phóng viên - 16/09/2020 | 10:42 (GTM + 7)

Từ ngày 2/6, Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua VNPAY-QR, áp dụng cho khách hàng mua vé lượt tại các nhà chờ BRT. Tuy vậy, đến nay, sau hơn 3 tháng triển khai, tỷ lệ người dân sử dụng phương

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Từ ngày 2/6, Xí nghiệp Xe buýt nhanh BRT Hà Nội lần đầu tiên triển khai phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua VNPAYQR.

Đầu năm 2020, Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) đã trở thành đơn vị vận tải hành khách công cộng tiên phong ứng dụng thanh toán VNPAY-QR trên toàn bộ các quầy bán vé tháng xe buýt của Tổng công ty.

Chỉ trong nửa năm triển khai hình thức thanh toán ưu việt này, doanh thu thanh toán không tiền mặt của đơn vị đã tăng lên khoảng 3 tỷ đồng - chiếm tỉ trọng gần 10% doanh thu bán vé tháng của doanh nghiệp. VNPay-QR đã trở thành một trong những kênh thanh toán mới, thu hút được sự quan tâm của người sử dụng phương tiện công cộng bằng xe buýt.

Bạn Bùi Thị Quỳnh Nga, sinh viên năm 2 trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chia sẻ, VNPay-QR là một phương thức thanh toán hiện đại, tuy nhiên, hình thức thanh toán này mới chỉ tiếp cận được tới những người trẻ tuổi: "Mình thấy thanh toán bằng VNPay -QR sẽ tiện hơn so với dùng tiền mặt. Bản thân mình rất hay làm rơi tiền nên mình cứ quét qua điện thoại, thanh toán trực tiếp qua các ví điện tử thì sẽ tiện lợi hơn. Các bà, các bác thì hay thanh toán bằng tiền mặt còn giới trẻ thì hay thanh toán qua điện thoại".

Đồng quan điểm, bạn Trần Mai Hạnh chia sẻ, do xe buýt là phương tiện đi lại chủ yếu hàng ngày, vì vậy, Hạnh thường mua vé 2-3 tháng/ lần để tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Việc mua vé thanh toán bằng phương thức VNPay -QR sẽ trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn nếu được thực hiện ở tất cả những điểm bán vé xe buýt: "Nếu như phương thức thanh toán này được triển khai ở tất cả những điểm bán vé tháng thì em nghĩ việc sử dụng nó sẽ tiện hơn. Hiện tại, không phải điểm bán vé xe buýt nào cũng có phương thức thanh toán VNPay -QR nên sử dụng bằng phương thức tiền mặt nó vẫn phổ biến hơn".

Sau hơn 3 tháng triển khai, tỷ lệ người dân sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua VNPAYQR trên tuyến BRT vẫn rất còn hạn chế.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Anh Nam, Phó trưởng Trung tâm nhận nhiệm vụ: Phụ trách Trung tâm điều hành xe buýt – Tổng Công ty vận tải Hà Nội cho biết, thời gian qua, Tổng công ty đã tổ chức, thực hiện tuyên truyền, phổ biến tới người dân về phương thức thanh toán không dùng tiền mặt VNPay-QR. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng hành khách biết đến và sử dụng phương thức thanh toán này còn ít.

Với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, hành khách cần phải sử dụng điện thoại có kết nối internet và có ứng dụng ngân hàng trên điện thoại để giao dịch nên thời gian thanh toán lâu hơn so với việc đưa tiền mặt mua vé. Vì vậy, sau hơn 3 tháng triển khai, tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt VNPay- QR trên tuyến BRT của Tổng công ty mới chỉ đạt chỉ khoảng 1%:

"Thực tế, dịch vụ này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh khi áp dụng trên các tuyến xe buýt. Thứ nhất, giá vé xe buýt hiện nay có 3 loại là 7.000 đồng, 8.000 đồng và 9.000 đồng. Tuy nhiên, yêu cầu thanh toán của VNPay- QR trong 1 lần thanh toán tối thiểu là 10.000 đồng. Thứ hai, hiện nay, mọi người vẫn có thói quen thanh toán trực tiếp tiền mặt tại tất cả các điểm bán vé, đối tượng sử dụng phần lớn là khách hàng trẻ, các bạn sinh viên. Thứ ba, thời gian vừa qua, do dịch COVID-19 thì người dân cũng hạn chế đi lại, nhiều trường cũng tổ chức học online khiến cho tỷ lệ này còn hạn chế",  ông Lê Anh Nam cho biết. 

Để tăng tỷ lệ hành khách sử dụng phương thức thanh toán VNPay-QR, đại diện Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco chia sẻ, thời gian tới, Tổng công ty cũng xây dựng các kế hoạch để phát triển các kênh kinh doanh không dùng tiền mặt: "Tổng công ty sẽ tiếp tục tuyên truyền trên các tuyến xe buýt và nhà chờ BRT. Ngoài ra, sẽ có các kênh phát triển ở các điểm trường đại học cũng như tại các điểm bán vé tháng. Tổng công ty cũng có kế hoạch để đề nghị các cơ quan hỗ trợ, tăng cường tuyên truyền trong thời gian tới".

Việc triển khai bán vé xe buýt trên tuyến BRT qua thanh toán bằng VNPAY nhằm góp phần hiện đại hóa và đa dạng hóa các hình thức thanh toán, tăng khả năng tiếp cận của người dân đối với dịch vụ phương tiện vận tải công cộng bằng xe buýt.

Phương thức thanh toán này cũng sẽ tăng thêm sự thuận tiện cho hành khách đi xe, giảm sự bất tiện trong việc chuẩn bị tiền lẻ khi đi xe buýt, đồng thời đảm bảo cho an toàn sức khoẻ cho hành khách trong dịp Covid-19.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Hiện đại hóa hệ thống phương tiện cấp cứu tai nạn giao thông

Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, có tới 51% nạn nhân tai nạn giao thông không được sơ cứu trước khi đến bệnh viện, chỉ có 10,5% nạn nhân được nhân viên y tế sơ cứu và chỉ có 1/3 nạn nhân được vận chuyển bằng xe cứu thương.

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Thu nhập 2 vợ chồng dưới 15 triệu/tháng mới được mua nhà ở xã hội?

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Ngoài các tiêu chí về việc chưa có nhà ở hoặc nhà ở có diện tích dưới 15m2 sàn/người, để được mua thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đứng đơn và vợ hoặc chồng của người đó không quá 15 triệu/tháng.

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

TP.HCM: Thêm gần 300 điểm xe đạp công cộng, đặc biệt là tại các tuyến Metro

Sau hơn 2 năm đưa vào hoạt động, dịch vụ xe đạp công cộng ở TP.HCM đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ người dân. Dự kiến trong thời gian tới, dịch vụ này sẽ tiếp tục được nhân rộng ra nhiều địa bàn ở thành phố. Trong đó có nhiều điểm tại tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Khi xe ba gác, xe giả thương binh thành hung thần giao thông

Hiện nay, trên địa bàn TP.Hà Nội có hàng ngàn xe ba bánh gắn mác “thương binh” hay xe tự chế vẫn ngày đêm hoạt động gây mất an toàn giao thông. Dù đã có quy định, thế nhưng các hung thần đường phố này vẫn chưa được xử lý dứt điểm, mặc cho nhiều vụ TNGT thương tâm do các xe này gây ra.

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

“Nóng” vấn đề ép mua bảo hiểm

Sáng nay (18/3), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn với lĩnh vực tài chính. Nội dung được nhiều đại biểu đặt câu hỏi nhất là về công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Quốc hội chất vấn nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, bảo hiểm nhân thọ

Sáng nay (18/3), Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc về nhiều lĩnh vực đang được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, đến nay chưa triển khai được các loại hình đặt cược về bóng đá, đua ngựa, đua chó.

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Hoang mang vì đèn tín hiệu giao thông

Gần 3 tháng nay, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn gần cầu Rạch Chiếc, hướng từ thị trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang đến thành phố Cần Thơ xuất hiện một trụ đèn tín hiệu giao thông ở vị trí chỉ một con đường thẳng. Chính điều này đã khiến nhiều người cảm thấy khó hiểu.

// //