Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Vun đắp ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai

Phóng viên - 15/12/2020 | 15:35 (GTM + 7)

Để ý thức bảo vệ môi trường trở thành văn hóa, thành bản năng của mỗi người, thì không gì khác, câu chuyện môi trường cần phải được kể cho trẻ em từ khi còn tấm bé...

Những bãi rác tự phát, chất đống tràn ra lòng đường đang gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân​​​​

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chuyện gì đang xảy ra

# Những bãi rác tự phát, chất đống tràn ra lòng đường do nhiều ngày không được thu gom, vận chuyển, xuất hiện trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Cầu Giấy Hà Nội đang gây mất mỹ quan, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

# TP.HCM đặt ra mục tiêu đến năm 2030 giảm 75% rác thải nhựa trên biển; 100% các khu, điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nylon khó phân hủy. Đây là quyết tâm rất đáng tham khảo cho Hà Nội và các đô thị lớn nước ta, trong bối cảnh ô nhiễm trắng ngày càng đáng lo ngại

# Cả nước sẽ giảm khoảng 60.000 tấn khí thải ô nhiễm mỗi năm nếu thực hiện tốt kiểm soát khí thải từ mô tô, xe gắn máy. Theo đề án kiểm soát khí thải xe máy giai đoạn 2022-2023, toàn bộ nhóm phương tiện này đang lưu hành sẽ được kiểm tra với mức phí 50 nghìn đồng/xe/năm; các hộ nghèo và cận nghèo được miễn phí.

Cửa khẩu rác ùn ứ nhất là lối vào khu chợ Yên Phụ tại ngõ 108 Nghi Tàm

Không phải chuyện đâu xa

Ý thức phân loại rác tại nguồn đang từng bước có sự cải thiện trong mỗi gia đình, nhờ nhiều hoạt động thiết thực như hoạt động đổi rác lấy quà, cùng các nỗ lực truyền thông. Tuy vậy, đối với các khu chợ dân sinh, nơi phát sinh một khối lượng khổng lồ rác thải mỗi ngày, thì gần như chưa có sự dịch chuyển, khiến các khu chợ này vẫn là điểm nóng ô nhiễm. 

Nằm trên trục đường chính dẫn ra sân bay Nội Bài, tuyến đường Nghi Tàm luôn trong tình trạng ngập rác. Dù được VOVGT phản ánh nhiều lần song tình trạng này tới nay không mấy thay đổi. Và cửa khẩu rác ùn ứ nhất lại là lối vào khu chợ Yên Phụ tại ngõ 108 Nghi Tàm. 

"Cô ơi, nhất cận thị nhị cận giang, sống gần chợ nhưng gần ngay khu vực đổ rác tại chợ này cô thấy sao?"

"Không ổn, mùi bay vào đây kinh lắm. Hôm rồi tràn ra đây. Trước mặt thủ đô mà đổ đầy ra đây không thể chấp nhận được. Chỗ này xưa có phải để đổ rác đâu. Đường đi lối lại gây tai nạn hôm trước có người bị tai nạn ở đây đấy".

Bà Nguyễn Thị Thanh, tiểu thương tại đây chia sẻ, mỗi hộ kinh doanh tại chợ đều phải đóng phí thu gom rác thải theo năm. Tuy vậy, lượng rác, nước thải quá lớn sau mỗi phiên chợ từ các cửa hàng, ki ốt như: rau cỏ, thực phẩm thừa, nước thải từ hoạt động giết mổ cá, gà, vịt bỏ lại làm khu vực này liên tục rơi vào tình trạng khủng hoảng rác.

Đặc biệt, số lượng túi nilon và chất thải nhựa – loại rác thải gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người không thể đong đếm.

Các tiểu thương cũng phải thừa nhận thực tế này:

"Riêng nói cái nhà này rác nhà cô nhiều nhất. Ví dụ phải bảo để riêng như này như này đến thì vứt lên nhưng có nói năng gì đâu".

"Một ngày từ sáng tới chiều không chở ựa luôn. Ngày phải cẩu 3 lần. Bây giờ hàng rau hàng cỏ mỗi hàng một ít. Cứ bỏ tất cả vào một đống này không phải phân loại".

Theo quy định hiện nay, rác hữu cơ và các loại rác còn lại sẽ được thu gom riêng biệt cách ngày. Nếu gom rác hằng ngày thì phải sử dụng xe có vách ngăn riêng biệt, hoặc hai xe có hai màu khác nhau để chứa rác mà người dân đã phân loại tại nguồn.

Nhưng theo lời kể của bà Vũ Thị Thủy, nhân viên Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ cao Minh Quân, không ai được phổ biến về việc phải thu gom riêng các loại rác: "Làm từ xưa tới giờ chợ nhiều rác hơn. Rau dưa, hoa quả thải nhiều nhất sau đến hàng thịt cá. Chỉ có một mình mình làm cứ đến giờ người ta cho rác ra đấy chứ phân loại chưa có trong công ty hay trong chợ này luôn. Quận Tây Hồ cũng chưa có luôn. Nó cũng là thói quen từ trước tới giờ chưa có ý thức phân loại và từ trên xuống chưa hướng cho bà con phân loại".

Chúng ta đã nghiên cứu nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại những khu vực chợ dân sinh nhưng vẫn chưa có phương án khả thi. Theo thống kê tại Hà Nội có tới gần 500 khu chợ từ kiên cố tới chợ tạm nhưng mô hình "chợ dân sinh giảm rác thải nhựa" mới chỉ được thí điểm tại một chợ duy nhất ở quận Hà Đông.

Ảnh minh họa

Thêm yêu thành phố

Để ý thức bảo vệ môi trường trở thành văn hóa, thành bản năng của mỗi người, thì không gì khác, câu chuyện môi trường cần phải được kể cho trẻ em từ khi còn tấm bé. Với tâm niệm đó, một cô giáo ở trường tiểu học trường Kim Đồng, quận Ba Đình, Hà Nội đã dành trọn tâm huyết cho các dự án bảo vệ môi trường bằng cách vun đắp ý thức cho thế hệ tương lai

Từ 5 năm nay, cô Phạm Ngọc Anh luôn bận rộn với những dự án, những lớp học giáo dục về môi trường cho các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm. Dù không có điều kiện nghiên cứu sâu về môi trường, nhưng khi phải chứng kiến các tỉnh miền Trung hằng năm phải oằn mình hứng chịu những cơn bão, những trận lũ lụt thảm khốc, cô Ngọc Anh đã thay đổi lối sống theo hướng thân thiện với môi trường và cô mong muốn lan tỏa thông điệp này đến các em học sinh – thế hệ tương lai của đất nước. 

Không chỉ lồng ghép các kiến thức về bảo vệ môi trường trong các bài giảng, những tiết học trên lớp, Cô Ngọc Anh còn liên hệ với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức các lớp học trải nghiệm, có sự tham gia của các chuyên gia môi trường hàng đầu, giúp các em học sinh hiểu được vòng đời của rác,  vì sao trái đất lại nóng lên, về những  lợi ích của việc phân loại rác tại nguồn, mối quan hệ giữa hành vi phá rừng và lũ lụt...

Nhờ hình ảnh trực quan sinh động, học đi đôi với hành, các em học sinh lớp 3 do cô Ngọc Anh chủ nhiệm không chỉ được phát triển toàn diện, hiểu biết những vấn đề về môi trường mà còn biết cách giảm thiểu rác thải, giảm thiểu những ảnh hưởng đến môi trường như việc thu gom các túi ni lông đựng quà chiều để tặng các bác lao công tái sử dụng vào việc đựng rác, hay tổ chức thu gom, tập kết các loại rác, thiết bị điện tử.

Cô Ngọc Anh chia sẻ: "Quan điểm của tôi là chất liệu để dậy học bắt nguồn từ cuộc sống. Học diễn ra ở mọi nơi và trường học lớn nhất đó là cuộc sống này. Các con sẽ hiểu, với mỗi hoạt động tạo tác với thế giới bên ngoài chính là học . Bởi thế cho nên bảo vệ môi trường cũng như mọi thứ đều quay lại tích hợp làm một. Sống và học đều là một".

Bằng nhiều hình thức khác nhau, cô giáo Ngọc Anh vẫn đang hằng ngày gieo mầm ý thức bảo vệ môi trường trong lớp lớp học sinh, để những hành động bảo vệ môi trường sẽ đơm hoa kết quả, không chỉ trong thế hệ tương lai, mà còn lan tỏa tới bố mẹ, người thân của các em.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //