Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Tuyến phố đi bộ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Phóng viên - 11/01/2021 | 16:30 (GTM + 7)

Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt giao thông thì các tuyến phố đi bộ còn là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm giảm thiểu tác động với môi trường tại các khu vực đô thị.

Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của rạch Xuyên Tâm. Ảnh: Báo Môi trường và Đô thị

Xuyên Tâm - kênh rạch "ô nhiễm nhất Sài Gòn"

Từ xưa, người Sài Gòn đã từng tự hào có những dòng kênh mát. Sông Sài Gòn và một hệ thống kênh rạch đã làm nên hình hài, vóng dáng của một đô thị đặc biệt. Nhưng người Sài Gòn nay, đang “than khổ” vì những dòng kênh “chết”.

Do tốc độ đô thị hóa quá, từ vai trò điều tiết nước, tưới, tiêu, điều hòa không khí và làm sạch môi trường, giờ đây, tuyến kênh rạch ở Sài Gòn lại trở thành nỗi ám ảnh với người dân.

Tắm giặt, nấu ăn, vệ sinh … tất cả nguồn xả thải từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân, đều đổ xuống rạch. Tắc nghẽn, bãi rác lộ thiên, dòng nước đen kịt, mùi hôi thối… chỉ có thể lý giải là “sống lâu cũng đã thành quen”. Trong căn nhà tạm bợ, một đứa trẻ con, một người già, và một người phụ nữ đang mang bầu sắp đến ngày sinh - sống chung trong cảnh chật chội,…

Chị Đặng Thị Minh Phương ngụ tại hẻm 27, đường Điện Biên Phủ chia sẻ:

Nước rửa chén, giặt đồ thì mình xả xuống sông. Hồi trước đi vệ sinh, dân ở đây cũng thường thường là đi thẳng xuống. Sau này Phường mới hỗ trợ cho cái thùng. Mùa triều cường, rác trôi vào nhà. Chuột bọ vô nữa….Rồi mình đang ngủ ngon này nè, chuột nó bò lên nó cắn vào chân luôn á. 

Bà Dương Thị Kim Anh đã ngoài 70 tuổi. Hơn nửa đời người sống chung với … rác, bà chỉ biết ngậm ngùi:

Nhiều người lạ họ tới họ không chịu được cái mùi này. Họ nói sao cô ở hay quá. Tôi nói Không phải hay, nhưng quen, phải chấp nhận. 

Rạch Xuyên Tâm xuất phát từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (quận Bình Thạnh) chảy đến sông Vàm Thuật (quận Gò Vấp), có chiều dài 6,2km. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, hệ thống rạch Xuyên Tâm hiện đang tải nước thải của 40% người dân quận Bình Thạnh, với lượng nước thải khoảng 40.000m3/ngày chưa qua xử lý.

Ông Hồ Công Lượng cho rằng, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức khỏe của người dân bị ảnh hưởng.

Thấy rất ô nhiễm, khó chịu. Một số người dân không có ý thức, đem đổ rác ra đây, rất bẩn thỉu. Cuộc sống ảnh hưởng rất nhiều. Trẻ con hay bệnh, muỗi mòng nhiều với lại đồ điện máy điện tử nhanh hư lắm, mua một năm là hư hết. 

Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm bao gồm việc cải tạo môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng và khai thác quỹ đất ven rạch được phê duyệt từ năm 2002, nhưng 18 năm trôi qua, hàng nghìn hộ dân sống bên dòng “kênh rác” vẫn phải ngóng chờ với hy vọng một ngày được “đổi đời”…

Kênh rạch hôi hám, hôi thối thì chịu, chứ giờ có làm gì được…

Mấy chục năm trước nghe có vụ di dời dân cư, nghe cũng mừng vì mình ở đây thấy nó bất tiện, chi phí sửa sang cũng cao, mà nay nghe giải tỏa, mốt giải tỏa thì sửa nó cũng khó.

Mong muốn Nhà nước làm sạch sẽ, chứ để như vậy, tội nghiệp thế hệ trẻ sau này. 

Phố đi bộ Bùi Viện. Ảnh: Báo Thanh niên

Tuyến phố đi bộ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TP.HCM đang trong những bước chuẩn bị cuối cùng cho việc triển khai nhiều tuyến phố đi bộ trong khu vực trung tâm. Bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt giao thông thì các tuyến phố đi bộ còn là một trong những chìa khóa quan trọng nhằm giảm thiểu tác động với môi trường tại các khu vực đô thị.

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với TS. Vũ Anh Tuấn - Giám đốc trung tâm nghiên cứu GTVT Việt Đức về vấn đề này:

PV: Dưới góc độ là 1 nhà nghiên cứu về giao thông, và môi trường đô thị, theo ông việc tổ chức các tuyến phố đi bộ có vai trò như thế nào trong việc giảm thểu tác động cho môi trường tại đô thị?

TS. Vũ Anh Tuấn: Việc tổ chức các không gian đi bộ khuyến khích được văn hóa đi bộ, khi văn hóa này hình thành sẽ thúc đẩy được giao thông công cộng và sử dụng phương tiện phi cơ giới từ đó làm giảm thểu nhu cầu sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.

Từ đó trực tiếp kéo giảm tình trạng ùn tắc giao thông, giảm tiêu hao năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường. Theo tính toán của chúng tôi thì đến năm 2025 do giảm được ùn tắc giao thông nên sẽ làm được phát thải.

Các loại khí như CO, NOX, bụi mịn PM10, bụi tộc…khi mạng lưới phố đi bộ hoàn thiện sẽ giảm được 10-15%, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trong khu vực trung tâm, giảm tiếng ồn, tạo ra thêm các không gian an toàn, xanh hơn, sạch hơn. 

PV: Từ kinh nghiệm của quốc tế, ông có thể chỉ ra được sự khác biệt về môi trường giữa các tuyến phố đi bộ và các phố giao thông hỗn hợp. Sự chênh lệch đó liệu có dễ nhận biết?

TS. Vũ Anh Tuấn: Theo chúng tôi thì các phố đi bộ toàn phần (24/7) sẽ giải quyết được triệt để hơn so với các tuyến phố đi bộ bán thời gian như chỉ tổ chức đi bộ buổi tối hay chỉ đi bộ vào dịp cuối tuần.

Thế giới họ đã nghiên cứu rất nhiều và chỉ ra được những sự cắt giảm khí thải hay ô nhiễm đối với các mô hình phố đi bộ khác nhau.

Ví dụ như ở Thượng Hải, phố đi bộ khu Đông là đi bộ 24/7 đã giúp cắt giảm ô nhiễm môi trường khu vực đó rất rõ ràng, không chỉ vậy doanh thu từ du lịch và thương mại hàng năm vào khoảng 1,5 tỷ USD.

Ngoài ra có thể kể đến phố đi bộ bán thời gian ở quảng trường Silom (Bangkok) đã làm giảm lượng khí CO hay bụi mịn PM10 xuống một cách rõ rệt so với trước khi tổ chức đi bộ.

Khu vực này còn mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế và khuyến khích sử dụng giao thông công cộng, bởi hầu hết người đến đây đều sử dụng các tuyến Skytrain (tàu điện trên cao) để tham gia vào các hoạt động đường phố hay lễ hội tại phố đi bộ bán thời gian đó.

PV: Xin cám ơn ông!


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //