Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Những dòng sông kêu cứu

Phóng viên - 23/12/2020 | 15:26 (GTM + 7)

Câu chuyện “an ninh nguồn nước” trở thành vấn đề nóng tại ĐBSCL trong những năm gần đây, nhất là khi hạn mặn mùa khô đã có những tác động rất lớn đến đời sống người dân.

Những thùng chứa, phân loại rác thải thuốc bảo vệ thực vật ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình
Những thùng chứa, phân loại rác thải thuốc bảo vệ thực vật ở xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Ảnh: TTXVN)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mô hình thu gom rác thải nông nghiệp

Một hoạt động được ghi nhận tại tỉnh Đồng Tháp, khi những năm qua, địa phương đã phát triển mô hình thu gom rác thải nông nghiệp và mang về kết quả nhất định. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 1.350 thùng chứa rác thải thuốc bảo vệ thực vật (là những thùng chứa bao bì và chai thuốc trừ sâu đã sử dụng). 

Kênh VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với với ông Trần Ước - Chuyên viên Phòng Kỹ thuật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp để hiểu hơn về mô hình thu gom rác thải nông nghiệp.

PV: Anh có thể giới thiệu sơ nét về mô hình thu gom rác thải nông nghiệp mà tỉnh Đồng Tháp đã và đang triển khai!

Anh Trần Ước: Mô hình này có sự tham gia, của Tập đoàn Lộc Trời, Cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và đơn vị Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đồng Tháp; chung tay thực hiện mô hình từ đầu năm 2011.

PV: Trong quá trình thực hiện, nhất là khi thay đổi ý thức của người dân, địa phương gặp phải khó khăn nào, thưa anh?

Anh Trần Ước: Ban đầu triển khai cũng khó khăn, chưa phân loại chai lọ với bao bì, miễn sao bà con mang rác ra bỏ đúng bể chứa là mừng rồi. Sau một thời gian triển khai mới tiến tới phân loại, bao bì để riêng, chai lọ để riêng.

Muốn người dân thực hiện theo yêu cầu thì mình lồng ghép vào những chương trình tập huấn của đơn vị. Mình lồng ghép nội dung sử dụng thuốc an toàn hiệu quả và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, tuyên truyền để người dân biết và thực hiện.

PV: Sau khoảng 10 năm triển khai, mô hình đã mang về kết quả ra sao?

Anh Trần Ước: Tính đến thời điểm này, những huyện có đầu tư hồ chứa, bể chứa theo quy định cũng rất tuân thủ. Sau khi bà con phun thuốc xong, những bao bì chai lọ cũng cho vào bịt, cho vào hố chứa sau khi xịt xong. Khoảng 1-2 tháng sẽ tiến hành thu gom, tiêu hủy đúng quy định.

Chương trình có cái hay nữa là mình tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao kiến thức đồng ruộng cho bà con nông dân. Từ đó, đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả, hạn chế sử dụng thuốc hoa học, hạn chế tối đa việc ô nhiễm thuốc hóa học hiện nay. 

PV: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ cùng chương trình!

Nguy cơ thiếu nước do hạn mặn, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch do xả thải – ô nhiễm đã biến thành “tác động kép” đe dọa đến đời sống người dân đồng bằng

Những dòng sông kêu cứu

Câu chuyện “an ninh nguồn nước” trở thành vấn đề nóng tại ĐBSCL trong những năm gần đây, nhất là khi hạn mặn mùa khô đã có những tác động rất lớn đến đời sống người dân.

Tuy nhiên, có một thực tế đáng báo động khác là nguồn nước sông tại nhiều khu vực đang được sử dụng không đúng cách, thậm chí dẫn đến việc ô nhiễm nghiêm trọng. Nguy cơ thiếu nước do hạn mặn, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước sạch do xả thải – ô nhiễm đã biến thành “tác động kép” đe dọa đến đời sống người dân đồng bằng:

"Sống, nguồn nước đen thui từ dưới nhà nó vọng sát lên nhà không có ngủ nghê gì được. Tui có nuôi vèo cá dưới sông nó cũng chết. Như thế này hoài dân khó sống quá!"

"Mỗi lần xả là đen sông hết trơn, dân người ta ai cũng la hết trơn đó. Người dân nuôi cá, nuôi vịt người ta đâu có nuôi được đâu!"

Đó là nỗi bức xúc của người dân sống dọc theo sông Cái Lớn – con sông đã liên tục ghi nhận tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng từ hơn 1 năm nay. Còn nhớ năm 2019, nước sông Cái Lớn chuyển màu đen đặc, cá chết bất thường, nổi trắng sông, đời sống sinh hoạt của hơn 6.000 hộ dân bị đảo lộn.

Trong thời gian này, người dân phải chạy vạy, tìm cách có được nguồn nước sạch thay thế để dùng tạm vì màu nước sông chỉ nhìn cũng đã khiến nhiều người phát hoảng:

"Nhân dân ở đây đều khiếu nại hết biết mà không giải quyết, mà mỗi lần thải ra như vậy là cả nửa tháng rồi tiếp tục thải nữa thì như vậy dân không có làm gì được hết, hôi thúi dữ lắm. Người xuống là nó nhiễm bệnh chết à, hổng tắm được. Xuống sông bây giờ hỗng xuống được, bệnh , ngứa dữ lắm".

Sau đó, UBND tỉnh Hậu Giang đã có thông cáo về kết quả điều tra nguyên nhân chính dẫn đến các đợt ô nhiễm trên sông Cái Lớn và các tuyến kênh ở huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ. Theo kết quả xác minh, nước bị ô nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông Cái Lớn.

Trong đó, nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát trên địa bàn thị xã Long Mỹ. UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo Công an tỉnh xem xét các hành vi vi phạm để xử lý nghiêm theo quy định, đồng thời chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đoàn Thanh tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra toàn diện công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy này.  

Hơn một năm qua đi, đến tháng 8/2020, theo ghi nhận, tình trạng ô nhiễm trên sông Cái Lớn lại tiếp diễn. UBND tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh phối hợp với địa phương tổ chức khảo sát hiện trạng, phân tích chất lượng nước và xác định nguyên nhân gây ô nhiễm.

Qua xác minh, nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm là do trên địa bàn các xã, phường tại thị xã Long Mỹ và một phần của huyện Long Mỹ vừa thu hoạch đồng loạt diện tích lúa hè thu. Thời điểm thu hoạch diễn ra trùng vào thời điểm mưa kéo dài do bão số 2, rơm rạ không được thu gom mà bị vùi lấp trên ruộng nên dẫn đến tình trạng ngập nước, rơm rạ bị phân hủy làm cho nước trên các cánh đồng bị ô nhiễm.

Sau mưa bão, nước trên ruộng rút, thoát ra kênh nội đồng và chảy ra sông, kênh, rạch với lưu lượng lớn. Bên cạnh đó, do đặc điểm tự nhiên của khu vực thị xã Long Mỹ và một phần của huyện Long Mỹ nằm trong vùng giáp nước giữa triều biển Đông và biển Tây, tốc độ dòng chảy yếu, khả năng tiêu thoát nước kém, từ đó dẫn đến việc ô nhiễm nguồn nước kéo dài.

Không chỉ tại Hậu Giang, trước đó, sông Dương Đông (TP Phú Quốc, Kiên Giang) – con sông mà nhiều người mô tả là “đen như mực”, mùi hôi nồng nặc. 

"Sông mình 7-8 năm về trước nó trong sạch, giờ nó đỏ đỏ, dơ dơ sao ghê quá".

"Giờ con sông nước dơ, cá mắm chết, gia đình tui ngủ ghê gì được đâu. Đóng cái giếng nước gần mé sông, giờ ảnh hưởng nước cũng hổng xài được".

Không chỉ các hộ dân, các cơ sở dịch vụ ăn uống ven sông Dương Đông cũng bức xúc không kém vì tình trạng kinh doanh ế ẩm do tình trạng ô nhiễm tại dòng sông. Đại diện một cơ sở dịch vụ ăn uống cho biết, chỉ cần một ngọn gió từ hướng sông thổi đến thì du khách ăn uống tại quán cảm giác như muốn nôn thốc ra.

Thực tế cho thấy, mật độ xây dựng dày đặc, nhiều cơ sở kinh doanh quán ăn, nhà hàng, khách sạn mọc lên dẫn đến tình trạng quá tải… là những lý do khiến cho nước sông Dương Đông và một số kênh, rạch tiếp giáp với sông này bị ô nhiễm nặng nề.

Đó chỉ là hai trong số nhiều con sông tại miền Tây đang bị “bức tử” bởi vấn nạn xả thải từ nhiều nguồn.

Xin mượn lời PGS TS Phan An - Viện KHXH vùng Nam Bộ để thay lời kết cho chuyên mục Không Phải Chuyện Đâu Xa, với đánh giá về tình trạng ô nhiễm tại các con sông hiện nay:

"Trong lịch sử phát triển của ĐBSCL, điều người ta hay nhắc đến là “Văn minh sông nước”. Những người dân ĐBSCL, họ sống bằng những dòng sông, nơi mà vùng sản xuất nông nghiệp vẫn lấy từ nước sông, rồi nuôi trồng thuỷ sản cũng thế, sinh hoạt của con người cũng vậy.

Bây giờ, chính cái việc ô nhiễm đó tác động rất nhiều đến sự phát triển chung của đồng bằng. Trước mắt là mùa vụ thất bát, rồi vật nuôi, hải sản cũng thiệt hại rất nhiều. Có khả năng khiến sự phát triển của ĐBSCL chững lại, thậm chí thụt lùi nếu chúng ta không có giải pháp khắc phục ô nhiễm tại ĐBSCL".
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //