Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Nghề trong lòng đất

Phóng viên - 12/01/2021 | 14:49 (GTM + 7)

Nếu để lựa chọn, chẳng ai lựa chọn một nghề vất vả mà thu nhập không đáng là bao. Nhưng vì mưu sinh, vì nghĩ rằng công việc của mình sẽ đem lại lợi ích cho xã hội, nên dù người lúc nào cũng đầy mùi hôi hám của bùn đất, của rác, thậm chí là chấp nhận nguy

Công việc của công nhân thoát nước hàng ngày dầm mình giữa lòng cống ngầm, lòng mương để khơi thông dòng chảy, giữ sạch môi trường. Ảnh: Lê Phong

"Nghề trong lòng đất"

Nếu để lựa chọn, chẳng ai lựa chọn một nghề vất vả mà thu nhập không đáng là bao. Nhưng vì mưu sinh, vì nghĩ rằng công việc của mình sẽ đem lại lợi ích cho xã hội, nên dù người lúc nào cũng đầy mùi hôi hám của bùn đất, của rác, thậm chí là chấp nhận nguy hiểm, họ vẫn chọn để âm thầm gắn bó. 

Một ngày theo chân các anh công nhân của công ty Công ty THH MTV Thoát nước đô thị TP.HCM  để đến với "thế giới" bên dưới lòng đất khu vực quận 1, chúng tôi không khỏi rợn người.

Dưới lòng đất, sâu gần 3 mét trong lớp nước đen ngòm là đủ loại chất thải. Hầu như những vật dụng trong đời sống hằng ngày của chúng ta cũng điều góp mặt ở đây, từ kim tiêm, dao, đến cả xác động vật chết…

Bác Trần Hoàng Sơn đã gắn bó với nghề này hơn 30 năm chia sẻ:

Kim tiêm rồi dao, miễng chai… nói chung là vô số. Tại vì mình làm ở dưới cống nên tất cả vật thải trên đường điều thả xuống dưới hết.

Mặc dù nguy hiểm là vậy nhưng nhiều khi xuống dưới cống, những người thợ buộc phải đi chân trần, tay không để bốc rác cho nhanh bởi lượng rác thải quá lớn. Việc dẫm phải mảnh chai, kim tiêm không phải là chuyện hiếm.

Ngâm mình cả ngày dưới cống để khơi thông dòng chảy nên người của các anh bị ám cái mùi của cống là chuyện thường. Đôi khi các anh cũng chạnh lòng khi bắt gặp những ánh mắt thiếu thiện cảm từ người đi đường.

Buồn nhất là những lúc hốt cống nhiều khi lên mình mẩy hôi thúi thì người đi đường lấy tay bịt mũi, mình cũng mặc cảm lắm chứ. Nhưng nghĩ nếu mà không có những người như tôi thì thành phố này nó như thế nào nữa.

Theo ông Bùi Văn Trường, Trưởng Phòng quản lý vận hành hệ thống thoát nước mưa, Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị TP.HCM, vào những ngày Sài Gòn mưa lớn, rác dưới cống bị tắc nghẽn, khiến cho công việc của các công nhân vô cùng vất vả. 

Điều bất cập nhất hiện nay là người dân để rác không đúng nơi quy định, thường xuyên vứt rác ra lòng đường, vỉa hè; nên khi mưa tới các rác này sẽ xuống cống sẽ gây tắc cống. Những vị trí tắc như vậy vẫn phải nhờ đến công nhân xuống duy tu, nạo vét nên công việc rất vất vả, thứ hai nữa là môi trường rất độc hại. 

Đặc biệt vào những ngày lễ tết, công nhân gần như không có ngày nghỉ.

Trong những ngày nghỉ phải chia nhau ra mỗi tổ trực 1 ngày để giải quyết các sự cố ngập, nghẹt. Tết trong gia đình thì rửa nhà dọn dẹp nhà rất nhiều nên thường bị nghẹt, những rác chui xuống lòng cống hư thì mang xe hút ra để giải quyết cho nhân dân ăn Tết.

Ý thức là điều mà chúng ta không thể mua được bằng tiền. Điều mong mỏi nhất đối với những người công nhân này không phải đến từ một mức lương hậu hĩnh cho công việc của họ mà là sự thay đổi ý thức của người dân thành phố trong việc bảo vệ môi trường.

Tại Việt Nam, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 1.8 triệu tấn nhựa với khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển

Ô nhiễm nhựa – đã đến lúc nên coi đó là “chuyện của mình"

Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc về tình hình rác thải trên thế giới cho thấy: mỗi năm thế giới sử dụng 500 tỷ túi nhựa và 40% nhựa được sản xuất ra không được sử dụng đến. Riêng tại Việt Nam, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 1.8 triệu tấn nhựa với khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa đổ ra biển.

Câu hỏi đặt ra: Tại sao nhựa lại được sử dụng nhiều đến thế và nó đã gây ra những tác động gì cho sức khỏe và môi trường?

Chi phí rẻ, tiện lợi, có thể mua bất cứ đâu, đa dạng mẫu mã, độ bền cao, dễ vệ sinh và dễ dàng sử dụng – rất nhiều lý do khiến chúng ta không thể từ chối với nhựa.

Trong gia đình, nhựa có mặt xung quanh chúng ta, từ tuýp kem đánh răng, tuýp sữa rửa mặt, bàn chải, nước đóng chai, cho đến … đôi dép đi dưới chân. 80% người Việt được khảo sát vẫn giữ thói quen ra đường mua sắm “tay không” và đưa nhựa về nhà, theo nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường KANTAR Việt Nam.

Trong khi đó, 44% số người được khảo sát trông chờ vào nhà sản xuất có hành động giảm thiểu sự tác động tiêu cực đến môi trường, thay vì dựa vào hành động của chính mỗi cá nhân. 

Mỗi khu chợ bạn đến, mỗi siêu thị bạn đi, đều nhiệt tình cho bạn túi nilon. Ở mỗi quán trà sữa bạn uống, ống hút nhựa đều được miễn phí. Sau mỗi mùa Lễ hội, đô thị tràn ngập rác. Chúng ta dùng nhựa vượt mức nhu cầu và vứt nó vô tội vạ. Trên đường, dưới lòng cống, trên mặt sông, và đổ tất ra biển.

Nhựa không thể phân hủy sinh học. Thay vào đó, nó vỡ thành từng mảnh nhỏ hơn, và cuối cùng tồn tại ở mọi nơi, kể cả trong chuỗi thức ăn. 

Chúng ta tìm ra được các nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí tác động nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe của con người. Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố vào năm 2018, 7 triệu người chết mỗi năm do ô nhiễm không khí, trong đó phần lớn các ca tử vong ở châu Á và châu Phi. Trong khi đó, với ô nhiễm nhựa, các nghiên cứu tác động đến sức khỏe của con người trước đó chủ yếu là ước tính.

Gần đây nhất, tại Hội thảo Trực tuyến Mùa thu 2020 do Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ tổ chức cho biết những hạt vi nhựa có thể lắng đọng trong nội tạng. Lần đầu tiên, các nhà khoa học đã tìm thấy chúng trong mô phổi, gan, lá lách và thận con người. Đó cũng có thể coi là bằng chứng xác thực đầu tiên khẳng định trong cơ thể con người có nhiễm nhựa.

Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã chỉ ra vi nhựa có mặt khắp nơi, trong nước biển, nước thải, nước ngọt, thực phẩm, không khí, cả trong nước đóng chai và nước máy. Điều đó có nghĩa là, con người chúng ta đang “ăn” nhựa hàng ngày. 

Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ước tính đã có hơn 100 triệu động vật biển đã chết do rác thải nhựa. Trong đó có hơn 260 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải rác thải nhựa, trong đó có cả những sinh vật to lớn như cá voi. Điều đáng buồn là 60% rác thải nhựa đổ xuống đại dương đến từ các quốc gia châu Á, gồm có Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippines Malaysia và Việt Nam chúng ta. 

Nhiều người trẻ với cách sống tiến bộ có lẽ cần hành động nhiều hơn, và nghĩ đó là chuyện của mình thay vì trông chờ vào những quyết sách.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nếu “khai tử” BRT...

Nếu “khai tử” BRT...

Sau 7 năm hoạt động, tuyến buýt nhanh BRT Yên Nghĩa - Kim Mã với tổng chiều dài 15km này vẫn là tuyến buýt nhanh duy nhất của Hà Nội. Và nó đang có nguy cơ bị “khai tử”, khi chính Hà Nội dự định thay thế bằng đường sắt đô thị.

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Cần lắm những lớp học vui vẻ trong viện nhi để xua tan nỗi đau bệnh tật

Những bệnh nhi tuổi ăn tuổi học cần được được học hành vui chơi là điều hiển nhiên, song không phải mầm non nào cũng khỏe mạnh để đến trường. Vì vậy, những lớp học giữa bệnh viện nhi đồng là nơi để các bé vui chơi, ôn tập kiến thức, an ủi mỗi khi phải gián đoạn việc học...

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Thương binh, xã hội tạo điều kiện chứ không phải dung túng

Trong quá trình tham gia giao thông, ắt hẳn trong chúng ta đã từng thấy những chiếc xe ba gác chở hàng trên phố. Những tài xế lái xe này thường là người lớn tuổi và trên xe có dán những dòng chữ thể hiện họ là cựu chiến binh, thương binh…

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Xây dựng khung pháp lý quản lý tài sản ảo: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 2 năm thành lập và Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý Xây dựng Khung pháp lý Quản lý Tài sản ảo (VA, VASP).

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Liên kết du lịch và văn hóa, làm sao để hiệu quả?

Điều quan trọng là các địa phương cần tính toán việc giữ chân khách để không chỉ đến một lần mà phải quay lại nhiều lần nữa. Chính vì vậy việc liên kết các địa phương, các sản phẩm du lịch, với văn hóa bản địa được xem là vấn đề sống còn đối với du lịch vùng.

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Gần 8% số vụ TNGT xảy ra với học sinh vì cha mẹ dễ dãi giao xe

Theo thống kê của Ủy ban ATGT Quốc gia, năm 2023, 7,8% số vụ TNGT xảy ra với trẻ em. Quý 1/2024, TNGT với trẻ em cũng diễn biến phức tạp và chưa có chiều hướng giảm. Đáng chú ý, không ít vụ TNGT xảy ra khi các em điều khiển phương tiện giao thông khi chưa đủ tuổi.

// //