Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Máy thu gom rác chợ nổi

Phóng viên - 22/12/2020 | 14:18 (GTM + 7)

Những dòng sông ô nhiễm, những ngôi chợ nổi ngập tràn rác, khách du lịch ngao ngán, còn ngành chức năng thì loay hoay xử lý… Câu chuyện về rác thải từ du lịch, từ hoạt động buôn bán trên sông đã khiến không ít người con của đồng bằng trăn trở.

Ảnh minh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thêm yêu thành phố

Mong muốn nâng chất du lịch chợ nổi và ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường, Ths. Huỳnh Ngọc Thái Anh – Giảng viên trường Đại học Cần Thơ và một nhóm bạn trẻ đã cùng nhau thực hiện dự án CaiRang Green River với mô hình Máy thu gom rác chợ nổi. Mô hình này được triển khai như thế nào? Liệu có khả thi cho bài toán rác trên chợ nổi hay không?

PV VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi ngắn với Ths. Huỳnh Ngọc Thái Anh - Người đứng đầu dự án này.

PV: Tôi rất ấn tượng với mô hình thu gom rác chợ nổi như thế này. Tôi đã tìm hiểu qua thì thấy máy hoạt động theo nguyên lý băng tải, rác được cuốn vào băng chuyền và chuyền xuống hộc chứa rác, mỗi lần chứa được từ 15 - 20 kg rác thải nhựa. Điều đặc biệt là chiếc máy này được chế tạo từ những nguyên liệu tái chế như sắt cũ, ống nước, dây sên xe đạp. Cơ duyên nào anh lại nảy sinh ý tưởng này? 

Ths. Huỳnh Ngọc Thái Anh: Là do mình có cơ hội gặp mặt các bạn sinh viên đến từ TP.HCM, trong một chương trình do tổ chức Chính phủ tổ chức, mình may mắn được mời làm Mentor cho những nhóm bạn sinh viên. Trong những nhóm sinh viên thì có một nhóm lựa chọn ý tưởng là làm rác thải chuyển đổi. 

Tại vì các bạn thấy rằng, vấn đề du lịch đang là một trong những vấn đề trực tiếp gây ra tác hại xấu đến môi trường tại nơi diễn ra du lịch. Mình thấy thực trạng này rất là nhức nhối, nên quyết định lựa chọn làm mentor cho nhóm các bạn.

PV: Thời gian đầu thì mình đã thực hiện dự án này như thế nào?

Ths. Huỳnh Ngọc Thái Anh: Trong quá trình bắt tay phát triển ý tưởng, đi nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và nghiên cứu giải pháp tạo thành một mô hình vừa là giải pháp có thể thu rác chân không, vừa là một giải pháp truyền thông để có thể đi tuyên truyền cho mọi người. 

Thời gian thực hiện chế tạo máy cũng khá dài, cái mô hình robot hiện tại có khoảng hơn 40% vật liệu đến từ việc tái chế. Mình và nhóm các bạn trẻ sẽ có mặt ở Hà Nội tại trụ sở của Liên Hợp Quốc để chia sẻ về cái mô hình này. 

Hiện tại mình đang tham gia vào vòng chung kết cuộc thi sáng kiến giải pháp về giải pháp cho rác thải nhựa ở trên đại dương.

PV: Với vai trò là Cố vấn Chuyên môn và Kiểm soát mảng công nghệ Green River, mục tiêu của nhóm dự án là gì?

Ths. Huỳnh Ngọc Thái Anh: Bản thân mình là giảng viên trường đại học Cần Thơ cũng đã có cố gắng liên kết một số đơn vị mạnh về công nghệ thông tin, để có thể hỗ trợ và phát triển hệ thống điều khiển từ xa cho mô hình.

Sau khi làm được hệ thống điều khiển  từ xa thì nhóm sẽ tiếp tục ứng dụng một số công nghệ tiên tiến mới vào trong mô hình này. 

Ví dụ như ứng dụng trí tuệ nhân tạo để cho mô hình có thể tự động nhận diện rác, khi nhận diện phân loại thì nhóm muốn máy sẽ tự động phát hiện rác, nó sẽ tự chạy tới và cuốn rác lên, và sắp tới mô hình này có thể hoạt động bằng năng lượng mặt trời.

Mục tiêu xa hơn mà mình mong muốn là không phải chỉ làm ra được một cái máy mà có thể làm ra được một hệ thống những thiết bị robot như thế này được đặt rải rác trên khắp Việt Nam.

Để lúc này, những cái máy này, mình sẽ dùng hệ thống kết nối với nhau để chia sẻ thông số quan trắc về vấn đề môi trường ở từng địa phương.

PV: Vâng, xin cảm ơn anh.

 Câu chuyện về rác thải từ du lịch, từ hoạt động buôn bán trên sông đã khiến không ít người con của đồng bằng trăn trở

Phát triển du lịch, gắn với bảo vệ môi trường 

Hiện nay, cuộc sống của người dân dần được nâng cao, nhu cầu du lịch, thưởng ngoạn là điều không thể thiếu. Cùng với các vùng miền khác, việc phát triển du lịch ở ĐBSCL hiện nay đã dần được đầu tư bài bản ở nhiều khía cạnh như: tạo điểm nhấn riêng biệt, đa dạng sản phẩm đặc thù mỗi địa phương… phục vụ du khách.

Tuy nhiên, du lịch nơi đây vẫn hiện hữu không ít nỗi lo, trong đó có nỗi lo về môi trường. Làm thế nào để ĐBSCL phát triển du lịch bền vững, gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường, vì một đồng bằng xanh? – Vẫn là một bài toán khó đối với vùng. 

“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng

Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn

Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng

 Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ” 

Những sớm cuối năm, khi đến với thành phố Cần Thơ, nhiều khách du lịch không thể bỏ lỡ trải nghiệm nhịp sống của bà con miệt sông nước Cái Răng. Bức tranh sông nước, mây trời như hòa quyện làm một, điểm xuyến bởi tiếng cười nói giòn tan của khách thương hồ. Thế nhưng, có một thực tế mà hầu như ai cũng nhận ra, đó là tình trạng vứt rác bừa bãi trên tuyến sông này.

Đây cũng là tình hình chung ở tất cả các chợ nổi hiện nay khu vực ĐBSCL.

Theo thống kê, mỗi ngày, các chợ nổi trong vùng có trên 2.500 ghe tàu neo đậu tấp nập, mua bán, trao đổi hàng hóa. Tuy nhiên, chợ nổi hàng ngày thải trực tiếp xuống sông một lượng rác đáng kể. Các loại rác thải trôi bồng bềnh, trong đó có nhiều chất khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như đồ nhựa, túi nilon...

"Chợ nổi thì cũng đẹp, thấy cũng thích, chỉ có điều người ta vứt rác bừa bãi quá, nhiều khi thấy vỏ dừa, túi nilong trôi lềnh bềnh nhiều".

"Mình thấy mất mỹ quan quá, khách trong nước, khách quốc tế đến cũng đông mà mình thì làm du lịch còn kém quá".

"Tui thấy mạnh người bán vứt, mạnh khách du lịch vứt, cái này mình phải tuyên truyền để thay đổi nhiều hơn".

Là một đơn vị có nhiều tour, tuyến ở Miền Tây, đồng hành thực tế cùng khách du lịch, chứng kiến nhiều điểm đến trở nên trơ trọi sau quá trình khai thác, anh Mai Quang Thuận – Đại diện Chi nhánh Viettravel tại Sóc Trăng chia sẻ:

"Tình trạng này là chung của cả nước chứ không riêng gì điểm du lịch nào hết, mình phải thừa nhận là đa phần khách nước ngoài có ý thức rất nhiều, tức là mình không cần phải nhắc, họ cũng sẽ thực hiện việc để rác ở đâu, đến điểm thì phải gìn giữ bảo vệ tài sản như nào.

Còn khách Việt thì không được như vậy. Có thể về mặt chính quyền, lực lượng quản lý không nhiều, rồi kinh phí thực hiện việc thu gom hay xử lý những trường hợp thiếu ý thức cũng rườm rà… nên tất nhiên sẽ có nhiều bất cập, nhưng tôi nghĩ ý thức người dân vẫn là quan trọng".

Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề đặt ra cho Kiên Giang trong phát triển du lịch biển hiện nay. Quần đảo Nam Du được mệnh danh là “viên ngọc thô quyến rũ” và được ví như một Phú Quốc khác của tỉnh Kiên Giang.

Những năm qua đảo Nam Du là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách, bình quân mỗi ngày khoảng 500 - 700 người, vào lễ, Tết lên đến trên 1.000 khách/ngày.

Tuy nhiên tình trạng nhếch nhác bởi rác thải đang khiến khách du lịch ngán ngẩm: "Tại cầu cảng Nam Du, nhiều người dân địa phương xách cả xô rác đổ xuống biển, thật sự tôi thấy rất buồn. Nếu mà ai cũng như vậy thì còn gì là bãi biển nữa. Đôi khi những hành động nhỏ như vậy thôi, cũng khiến người ta khó chịu và cũng ái ngại khi đến lần sau".

Là địa phương hàng năm đón một lượng lớn khách du lịch, Đảo Ngọc Phú Quốc những năm gần đây luôn trong tình trạng báo động về rác thải, trong đó có rác thải nhựa. Cách đây không lâu, một đoạn bãi biển dài hơn 100m nằm cạnh khu di tích Dinh Cậu được ghi nhận có một lượng rác rất lớn tấp vào; rác nhiều đến nỗi công nhân Ban quản lý công trình công cộng huyện Phú Quốc phải ra quân dọn hơn 1 tuần mà vẫn không hết.

Ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tại Việt Nam từng nhấn mạnh, sự tăng trưởng nhanh chóng, cùng với công tác quản lý rác thải còn hạn chế, đã liên tiếp gây ô nhiễm nghiêm trọng trên bờ và dưới biển, làm hư hại các rạn san hô và thảm cỏ biển, suy giảm giá trị các bãi biển và do đó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân địa phương: 

"Đi bất cứ đâu trên hòn đảo Phú Quốc, bất cứ con đường nào, bãi biển nào chúng tôi cũng thấy rác, rác và rác. Nó không đến từ đây mà đến từ các vùng biển lân cận do dòng hải lưu di chuyển về đây cho nên sự tổn thương nếu chúng ta không quản lý và bảo vệ, làm thế nào cho nó bền vững vì môi trường ở đây. Nếu không chung tay từ bây giờ thì chúng ta sẽ mất đi môi trường đa dạng sinh học, bị ô nhiễm", ông Văn Ngọc Thịnh nói.

Tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch ở vùng đất “cây lành trái ngọt” này, có lẽ ai ai cũng thấy, cũng biết, nhưng để phát huy hiệu quả, nhất là việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường vì đồng bằng xanh thì dường như còn khá khiêm tốn. ThS. Trần Thanh Thảo Uyên – Giảng viên du lịch Trường Đại học Đồng Tháp nêu quan điểm:

"Nhiều hội thảo cũng bàn giải pháp, tuy nhiên hiệu quả không có cao, chưa thực sự tác động đến việc thay đổi hành vi. Việc ý thức của người dân rất quan trọng, bởi đây là đối tượng chính gây tác động môi trường. Tôi nghĩ, ngay mỗi chuyến du lịch, được các công ty tổ chức, nhất thiết mình phải đề cập vô lời tuyên truyền thức bảo vệ môi trường đến du khách".

ĐBSCL - Khi du lịch được xác định trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực thì yêu cầu phát triển du lịch bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị di sản càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Muốn thế, mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường phải được xử lý hài hòa, hợp lý trên cơ sở ứng xử có trách nhiệm của những bên liên quan mà đi đầu là những cơ quan quản lý du lịch.

Theo nhiều chuyên gia, muốn phát triển du lịch bền vững thì cần phải hoạch định dài hơi, trong đó không chỉ lấy yếu tố lợi nhuận làm mục tiêu mà còn cần tính đến những lợi ích cho tương lai thông qua sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và nhân văn nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa mà cha ông để lại, bên cạnh đó môi trường du lịch cũng cần phải được chú trọng, đừng để khách du lịch “một đi không trở lại” chỉ vì rác thải!
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

“Bom hôi” bủa vây cổng trường

Mới đây, bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận điều trị 19 em học sinh Trường THCS Lộc Hòa (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) với các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, khó thở. Nguyên nhân dẫn đến sự việc này xuất phát từ việc học sinh sử dụng đồ chơi bóng nổ có tên là Bom Hôi.

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Đà tăng vẫn chiếm ưu thế, chỉ số giá hàng hóa duy trì ở mức đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu đóng cửa tuần qua (8/4-12/4) với diễn biến phân hoá. Lực bán chiếm ưu thế trên nhóm nông sản và năng lượng.

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao

Theo ghi nhận từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm 2024. Không chỉ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng và mua nhà cũng tăng cao, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.

// //