Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thành phố tôi yêu: Câu chuyện về thông điệp sống 'không cần bao bì'

Phóng viên - 28/12/2020 | 15:43 (GTM + 7)

Câu chuyện của một bạn trẻ với những việc làm thiết thực, vì một cuộc sống xanh, bền vững và thân thiện với môi trường, theo đúng nghĩa là “zero waste”. Bạn trẻ đó là Susan Phương Hồ - Một trong hai tình nguyện viên người Việt làm việc tại Hợp tác xã cung

“Zero waste” - Đó chính là lối sống không rác thải, không tạo ra rác không có khả năng tái chế

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

THÊM YÊU THÀNH PHỐ - Sống “không cần bao bì”

8h sáng, tại 113 đường Enmore. Susan Phương Hồ và các tình nguyện viên bắt đầu công việc hàng tuần tại Alfalfa House. Tình nguyện viên sẽ được tham gia các công việc như: Xử lý rác thải hữu cơ, chăm sóc vườn, rửa bao bì tái sử dụng, xử lý vật liệu tái chế, nuôi giun. 

Anh Maurice, Quản lý Cửa hàng của Hợp tác xã Alfalfa House cho rằng, cách mà Susan Phương Hồ đóng góp cho Hợp tác xã là cách cô gái trẻ này truyền cảm hứng cho những người trẻ tại Việt Nam. 

"Susan là một tình nguyện viên tận tâm. Ở đây còn có một bạn Michelle (Minh). Họ cùng làm việc với các tình nguyên khác đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Susan rất tuyệt, Cô ấy ủng hộ cửa hàng rất nhiều. Cô đưa các sản phẩm hữu cơ về Việt Nam. Cô ấy có niềm đam mê trong mô hình phát triển tại quê hương mình và truyền cảm hứng cho các bạn trẻ", Anh Maurice cho biết.

Hợp tác xã Alfalfa House được thành lập vào năm 1981, bởi một gia đình người Australia. Hiện nay, Hợp tác xã đã phát triển thành chuỗi hệ thống với khoảng hơn 3.700 tình nguyện viên, 11 cửa hàng phân phối tại Tiểu bang New South Wales và 30 trang trại trên khắp đất nước Australia.

Khi đến Hợp tác xã, bạn sẽ không cần phải mang bất cứ bao bì nào về nhà, từ việc mua rau quả, gạo, các loại hạt, quả bồ hòn, hay dung dịch tẩy rửa…

Giá trị mà Susan Phương Hồ nhận được khi làm tình nguyện viên cho Hợp tác xã đó là: "Rác là một tài nguyên. Rác ở đây mình có thể xử lý cho giun ăn, sau đó mình có chất thải của giun, mình có thể bón cây, có nghĩa là kể cả phân mình để trồng cây cũng không cần phải ra siêu thị để mua, tốn bao bì và tốn nguồn lực từ một nơi khác. Một điều nữa em học đó là mình hoàn toàn có thể mua những thực phẩm thức ăn hàng ngày mà không cần bao bì".

Những khay trứng đã qua sử dụng được người mua trả lại cửa hàng và được xếp ngay ngắn trên kệ để sử dụng cho lần tiếp theo. Cây cối trong vườn là sản phẩm do bàn tay của các tình nguyện viên gieo trồng. Mỗi một góc nhỏ của cửa hàng này, đều có sự đóng góp thiết thực và tâm huyết của các bạn trẻ.

"Thế hệ tụi em đã làm gì? Tụi em là những người trẻ mà để cho cuộc sống, môi trường bị ảnh hưởng. Những thức ăn cho mình, cho gia đình mình, liệu ba mẹ mình ăn những thức ăn đó, họ có bị ảnh hưởng hay không. Và bởi vì những suy nghĩ đó làm cho thay đổi hành động của tụi em. Em cảm giác rằng, em ở đây, cũng như đang góp phần cùng với các bạn đang ở Việt Nam để cố gắng thay đổi môi trường sống của mình",

Ở Việt Nam hay ở Úc, thì đều luôn luôn có những cá nhân mà họ đam mê, quan tâm và có trách nhiệm với cuộc sống của mình. Nhưng chưa đủ. Mình phải làm sao để mình truyền thông điệp đến mọi người xung quanh. Nhưng em nghĩ mình phải làm thôi. Dù khó.

Những điều mà Susan Phương Hồ làm thật giản dị phải không? Nhưng cách mà bạn trẻ này truyền đi thông điệp về bảo vệ môi trường thì thật là sâu sắc, và đáng để chúng ta suy ngẫm. 

Còn bạn, bạn đã từng làm một việc gì đó ý nghĩa cho môi trường Thành phố bạn đang sống? Hãy chia sẻ với VOVGT câu chuyện và suy nghĩ của bạn.

Nhiều xe máy “quá đát”, hư hỏng xả khói đen mù mịt, khi được hỏi thì nhiều người cho rằng, không cần xe tốt, cứ chạy đến khi nào hư thì... bỏ

KHÔNG PHẢI CHUYỆN ĐÂU XA - Khí thải xe máy - kẻ” đầu độc môi trường

Có thể nói, ô nhiễm không khí chưa bao giờ được nhắc đến nhiều như hiện nay, đặc biệt là tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Ngoại trừ thời gian giãn cách xã hội do COVID-19, còn lại thời điểm khác chất lượng không khí luôn rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.

Tình trạng trên được đánh giá là liên quan trực tiếp đến lượng xe mô tô và xe máy khổng lồ nhưng chưa được kiểm tra khí thải định kỳ.

Theo ghi nhận của PV VOVGT, dọc theo các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Kinh Dương Vương, Khu vực bến xe Miền Tây… đều có mật độ xe máy dày đặc, thường xuyên ùn tắc. Đặc biệt, nhiều xe máy “quá đát”, hư hỏng xả khói đen mù mịt. Khi được hỏi thì nhiều người cho rằng, không cần xe tốt, cứ chạy đến khi nào hư thì bỏ như trường hợp anh Trần Cao Thành sau đây:

"Em mua chiếc xe này có hơn 3 triệu chỉ dùng để chở hàng thôi, nên đâu để ý kiểm tra xe gì đâu. Chạy đến khi nào hư thì quăng thôi chứ đâu quan tâm đến mấy chuyện đó".

Nhiều người thợ sửa chữa xe máy cũng phải lắc đầu ngao ngán trước những phương tiện cũ nát như vậy. Thậm chí anh Trần Anh Khoa phải có cách tự bảo vệ bản thân khi sửa chữa những chiếc xe này:

"Khi động cơ hỏng hóc thì chắc chắn một điều là nó sẽ ra khói trắng và sẽ hao xăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, nhiều nơi họ còn phải mang khẩu trang để sửa những chiếc xe đó luôn".

Theo PGS. TS Hồ Quốc Bằng – Giám đốc trung tâm nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu, Đại học Quốc gia TP HCM cho biết đây là loại bụi có kích thước nhỏ hơn cọng tóc đến 30 lần nên dễ dàng đi thẳng vào máu, phổi mang theo nhiều độc tố gây các bệnh về đường hô hấp:

"Cái bụi đó chứa những chất độc trong đó chứ không phải bụi đất đá thông thường, ví dụ chứa các kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ mà khi vào phổi chúng ta sẽ gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp của chúng ta. Tổ chức Y tế thế giới công bố các loại khí đó có khả năng gây ung thư phổi. Tôi cho rằng nên kiểm soát khí thải xe máy và những phương tiện đã quá niên hạn sử dụng".

Mới đây, Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh vừa đề xuất chi 553 tỷ đồng để thực hiện Đề án “Thí điểm kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành trên địa bàn thành phố". Nội dung của đề án là kiểm tra khí thải toàn bộ xe đang lưu hành, đồng thời thu phí 50.000 đồng/xe/năm đối với các xe từ 5 năm trở lên. Nhiều người dân Tp. Hồ Chí Minh tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của đề án này:

"Đề xuất này sẽ là phí chồng phí đối với người dân, vì hiện trong xăng dầu đã có tiền thu phí rồi mà thu phí của mỗi xe thì cũng không làm giảm lưu lượng xe thì khí thải ra vẫn như thế thôi".

"Thu phí tôi thấy không hợp lý, vì nếu bảo vệ môi trường thì đã thu phí trong xăng rồi mà giờ lại thu thêm, mà thu như vậy thì cũng đâu có làm giảm xe máy đi đâu".

Nhìn nhận về vấn đề này, PGS. TS Phạm Xuân Mai Nguyên trưởng khoa Kỹ thuật giao thông, Đại học Bách Khoa TPHCM cho rằng:

"Khi kiểm soát thì chúng ta đưa lượng khí thải này về mức thấp hơn để đạt yêu cầu chứ không thể triệt tiêu được vậy nên lượng độc hại nó vẫn còn nhưng vẫn trong mức cho phép".

Về lâu dài, các Sở ban ngành cần sớm hoàn thiện chính sách phát triển của ngành theo hướng giảm phát thải CO2; tăng số lượng phương tiện giao thông công cộng sử dụng nhiên liệu sạch. Đồng thời, tăng cường thông tin đến các doanh nghiệp vận tải, lái xe và người tham gia giao thông về những giải pháp giảm thiểu phát thải ra môi trường. 
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //