Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thần tượng nói tục trên mạng: Các ngôi sao rồi sẽ phải lớn

Phóng viên - 28/09/2020 | 11:54 (GTM + 7)

Những ngôn từ không chuẩn mực có thể là dòng nước bẩn tưới mỗi ngày vào tâm hồn giới trẻ. Chúng ảnh hưởng tới hành vi xấu trong hiện tại hoặc tương lai mới nhìn thấy hết hậu quả. Vai trò của gia đình, các bậc phụ huynh cần được nhìn nhận lại để giúp trẻ b

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Sự việc đài truyền hình nhà nước chỉ đích danh một số những người phát sóng trực tiếp khi chơi trò chơi điện tử (còn gọi là streamer) có những phát ngôn tục tĩu, trái thuần phong mỹ tục trên các nền tảng mạng xã hội vừa qua đã tạo nên dư luận trái chiều.

Người ủng hộ cho rằng, nó ảnh hưởng tới hàng triệu người trẻ đang theo dõi và thần tượng các ngôi sao này. Bên phản đối biện minh: các video up lên mạng đều gắn nhãn trên 18 tuổi và con cái chửi tục không phải là trách nhiệm của các streamer mà là của cha mẹ, gia đình.

Điều tích cực là các streamer nổi tiếng như Độ Mixi, Pew Pew đã thừa nhận những lời góp ý rất hữu ích và hứa sẽ thay đổi phong cách vì một cộng đồng mạng lành mạnh hơn.

Đây có thể là bước ngoặt dẫn đến một sự thay đổi lớn về nhận thức, phát ngôn và hành vi của các ngôi sao, người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội. 

Nhiều streamer bị khán giả phản ứng vì nói tục chửi bậy quá nhiều gây ảnh hưởng xấu tới đại bộ phận người xem là khán giả trẻ. 

Sau việc các youtuber làm nội dung “nhảm” bị lên án, thậm chí xử phạt vi phạm hành chính, gần đây, đến lượt các streamer nổi tiếng trở thành tâm điểm gây tranh cãi của cộng đồng, nhất là với những bậc phụ huynh đang có con em trong độ tuổi đi học, đến trường.

MC Thảo Vân là một trong số đó:

“Tôi đã từng tranh luận với con trai tôi, một chàng trai cũng rất từng mê Độ Mixi, tôi bảo rằng tại sao con lại thích được khi mà chú ý có những câu nói có lúc hơi tục. Con trai tôi có rất nhiều lý do cháu đưa ra để tôi hiểu rằng tại sao giới trẻ bây giờ lại thích như vậy, tại sao những streamer lại cuốn hút như vậy. Ngoài chuyện đôi khi có những lời nói hơi tục như vậy, hơi thô như vậy thì rất nhiều kiến thức cuộc sống các streamer đã mang đến cho những bạn trẻ. Cái đó là thứ chúng ta phải công nhận”.

MC Thảo Vân không đồng tình với những phát ngôn được cho là quá thoải mái đến mức thô tục trên mạng xã hội. Vì vậy, việc các cơ quan truyền thông báo chí chính thống nhắc nhở, phê phán hiện tượng này là cần thiết.

“Có một thực tế chúng ta không thể phủ nhận rằng tuổi trẻ nói bậy rất nhiều vì vậy chúng ta phải tìm cách có không gian sạch hơn, nhưng cũng phải hết sức rộng mở, cởi mở. Kể cả các streamer cũng vậy, họ cũng có những lý do của mình, chúng ta cũng phải thông cảm với họ ở một chừng mực nào đó. Bố mẹ hãy cứ tôn trọng các con, cùng với các con chia sẻ để từ đó có một cái nhìn hợp lý hơn”.

Một số thính giả trẻ cũng có những góc nhìn rất khác nhau về việc các streamer nổi tiếng nói tục ngay trên sóng youtube, facebook.

“Đối với em nói tục chửi bậy trên stream cũng rất khó chịu nhưng đối với các bạn khác có thể là bình thường. Trên mạng xã hội không có luật gì cấm đoán, ai thấy khó chịu thì có thể không nên xem, nếu không khó chịu cũng có thể xem tiếp đó là tự do của người ta”.

“Đối với em các stream này khá là gần gũi. Thực ra các stream đó đã cảnh báo trước các độ tuổi rồi. Chắc là do stream đó hợp với tuổi của mình nên em cảm thấy nó bình thường”.

“Các em còn quá nhỏ để có thể chọn lọc các thông tin mình có thể nghe được. Những streamer họ nên biết cách kiểm soát nội dung của mình cũng như lời nói để đưa ra công chúng”.

“Theo em mạng xã hội là môi trường rộng mở và để con người có thể tự do ngôn luận trên đó thì mình cũng không thể nhận xét được".

Vai trò của gia đình, các bậc phụ huynh cần được nhìn nhận lại để giúp trẻ biết đâu là ranh giới giữa “xem cho vui” với bị ảnh hưởng xấu. Ảnh: thoidaiplus.giadinh.net.vn

Chia sẻ quan điểm với VOV Giao thông, chuyên gia truyền thông Nguyễn Cao Cường cho rằng, sau ồn ào về việc streamer nổi tiếng nói tục trên mạng, người dân đã bắt đầu có nhận thức về tầm ảnh hưởng của các streamer, youtuber với giới trẻ hiện nay:

“Một thực tế không thể chối cãi rằng, những người nổi tiếng, những KOL đã thực sự có ảnh hưởng ngoài đời thật và chúng ta không thể lảng tránh vấn đề này. Và sự ảnh hưởng của họ đặc biệt rõ rệt đối với các bạn trẻ, những người lứa tuổi lứa tuổi 8x, 9x”.

Chuyên gia truyền thông Nguyễn Cao Cường chia sẻ, thời gian qua, mạng xã hội dường như là một khu vực riêng, nơi các Youtuber, Facebooker thể hiện sự vô tư, hồn nhiên mà không để ý rằng các địa hạt của mình đã có những tác động, ảnh hưởng khá lớn đối với cộng đồng.

Tuy nhiên, sau khi một số cơ quan báo chí phản ánh, họ đã có sự phản hồi khá tích cực. Đây vừa là tiếng chuông cảnh báo, vừa là một điều đáng mừng đối với môi trường mạng hiện nay.

“Thực tế thì những điều này đã được chính các mạng xã hội quy định rất rõ ràng với ngôn từ như thế nào thì phù hợp với lứa tuổi như thế nào, và họ gắn nhãn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những người dùng mạng xã hội thực chất cũng chưa hiểu lắm, cũng chưa thực sự biết được các quy định như thế và thực chất là cũng không biết tự bảo vệ mình.Tôi cho rằng từ thời điểm này nhìn thấy một sự phát triển rất tốt, sự tiến bộ rất tốt đối với đời sống tinh thần của mọi người. “

Trong khi đó, chuyên gia giáo dục Vũ Thu Hà chia sẻ, tâm lý trẻ vị thành niên thường tò mò với những người tạo cảm hứng cho mình, tự xây dựng nên những thần tượng để mình theo đuổi.

Trên môi trường mạng hiện nay, các tiktoker, facebooker, youtuber… lại thường có xu hướng thể hiện dựa trên nhu cầu mong muốn của người xem, để được nhiều like, nhiều share, để kiếm nhiều tiền hơn, chứ ít khi quan tâm đến giá trị văn hóa hay những tác động có thể gây ra tới phát triển nhân cách, phát triển con người.

Trong bối cảnh ấy, một số trẻ thiếu sự quan tâm từ bố mẹ trong việc giúp chúng định hịnh lại người truyền cảm hứng.

“Có thể chính bản thân bố mẹ cũng đã rất bận rộn công việc đi làm rồi. Thứ hai nữa là bố mẹ không có đủ thời gian để có thể biết được con mình đang xem chương trình, con mình đang làm việc gì. Thứ ba là bố mẹ không có những hệ thống giám sát, hệ thống trao đổi, chia sẻ với con rằng điều gì được phép hay không được phép”.

Chuyên gia xã hội học Phạm Thị Thúy chia sẻ, những ngôn từ không chuẩn mực có thể là dòng nước bẩn tưới mỗi ngày vào tâm hồn giới trẻ. Chúng ảnh hưởng tới hành vi xấu trong hiện tại hoặc tương lai mới nhìn thấy hết hậu quả. Vai trò của gia đình, các bậc phụ huynh cần được nhìn nhận lại để giúp trẻ biết đâu là ranh giới giữa “xem cho vui” với bị ảnh hưởng xấu.

“Ăn thức ăn độc hại mà con chúng ta bị đau bụng thì chúng ta sợ liền. Nhưng món ăn tinh thần đó gieo vào đầu óc và tâm hồn con mình mỗi ngày thì mình lại quên, mình lại chủ quan. Vấn đề hạn chế tuổi tác các con đối với video trên mạng thì chỉ mang tính kỹ thuật thôi. Có rất nhiều cách để mà người trẻ bây giờ có thể bỏ qua những quy định, rào cản đó. Cho trẻ sở hữu thiết bị công nghệ thì phải có  hướng dẫn, kiểm tra, giám sát.”

Các chuyên gia giáo dục, truyền thông, tâm lý trẻ em cũng nhất trí quan điểm: Các cơ quan quản lý nhà nước cần siết chặt việc chấp hành các quy tắc, chuẩn mực cộng đồng với người dùng mạng xã hội, buộc các mạng xã hội phải mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, đặt server tại Việt Nam.

Mục tiêu của việc làm này không phải để cấm đoán và hạn chế nhu cầu kết nối của người dân, mà để bảo vệ giới trẻ khỏi sức ảnh hưởng tiêu cực mà chính người dùng cũng rất khó tưởng tượng. Bởi đây là những nền tảng đang dần bị thương mại hóa, lợi nhuận sẽ khiến các giá trị đạo đức ngày càng bị xem nhẹ.

Muốn làm một điều gì đó lớn hơn, bước đầu tiên của các ngôi sao là trở thành người lớn. Ảnh: ICTnews

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Các ngôi sao, đến lúc lớn rồi!”

Phần lớn ngôi sao mạng xã hội đều có biệt tài, có tố chất thu hút đám đông. Người chơi game giỏi, người nói chuyện hài hước, dễ thương. Nhưng để trở thành một streamer, youtuber thành công, tố chất thôi là chưa đủ. Như các danh nhân từng nói: 1 phần tài năng, 9 phần mồ hôi và nước mắt.

Đằng sau những hào nhoáng triệu view, “nút vàng” lấp lánh là những ngày lao động miệt mài, cực khổ. Người theo dõi chỉ biết đến qua những video hậu trường hiếm hoi.

Cùng với quá trình lao động sáng tạo, bản thân các streamer cũng trải qua những giai đoạn phát triển về nhận thức và hành vi tương tự những người trẻ khác. Có bộc phát, bản năng, có nông nổi, cố chấp, và cũng có lắng nghe, trưởng thành và đổi thay.

Dù cố gắng trốn tránh đến đâu, nhưng phải thừa nhận: khi bước vào con đường một ngôi sao trên internet, họ sẽ phải sống một cuộc sống khác, không còn nhiều riêng tư, không còn nhiều kế hoạch từng theo đuổi trước đó. Hiện tại và tương lai sẽ phụ thuộc lớn vào sở thích, “gu” của công chúng.

Cũng cần sòng phẳng: mạng xã hội đã không còn “ảo” như trước. Định danh cá nhân trên mạng là thực. Sức ảnh hưởng của những ngôi sao trên mạng đối với cuộc sống giới trẻ cũng là sự thật. Họ giàu lên nhờ mạng xã hội, cũng có thể vì nó mà lụi tàn.

Trong một xã hội, cộng đồng “đói” người hùng trên mạng, việc chấp nhận trở thành streamer cũng giống như đặt bút ký với lương tâm, gánh lên vai trách nhiệm của mình với khán giả, người hâm mộ. Khi ngôi sao đó đủ lớn để nhận thức rằng: à, con cái họ rồi cũng sẽ xem kênh này, chúng sẽ nghĩ gì nếu thấy bố chúng đang chửi bậy? Khi ấy, họ sẽ điều chỉnh.

Nói tục không phải cách duy nhất để có được cảm tình của người xem về “sự gần gũi”. Chửi thề không phải thứ chứng minh ai đó đang “thật thà, không đạo đức giả”.

Sự thật: Nhiều streamer vẫn thành công mà không cần chửi bậy. Những streamer đang hồn nhiên phát ngôn tục tĩu trên sóng cũng đang có sự thay đổi về cách thể hiện cảm xúc, truyền tải thông tin sau khi bị nhắc nhở. Sự thật: Một làn sóng trưởng thành của các hot youtuber đang đến.

Rapper DSK từng viết một thông điệp gửi về thời trẻ ngông cuồng, quá trớn của mình. Những ca từ của anh dễ nhận được đồng cảm của người trẻ.

“Lớn rồi, khiêm tốn rồi, hết nói giỡn rồi, đứng đắn rồi, nghiêm túc rồi, biết tha thứ rồi”.

Phải, lớn để biết sự khác biệt giữa mình và “cái tôi”, biết mình sai, mình lạc lối nhưng đó không phải là cái tội, vẫn có thể thay đổi.

Không riêng các streamer, ai mà chẳng có ước mơ: Lớn lên, sang chương mới, và kể tiếp những câu chuyện kẻ đương thời.

Muốn làm một điều gì đó lớn hơn, bước đầu tiên của các ngôi sao là trở thành người lớn./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //