Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Thận trọng khi cho phép nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản

Phóng viên - 13/10/2021 | 16:15 (GTM + 7)

Sau hơn hai năm triển khai Nghị định số 26 năm 2019 đã bộc lộ một số vướng mắc cần xem xét, rà soát điều chỉnh để bảo đảm tính khả thi;tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính phù hợp với một số luật mới được ban hành và triển khai Chiến lư

Trước tình hình đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản (gọi tắt là Nghị định 26 sửa đổi).

Dự thảo có những điểm nổi bật nào? Những nội mới sẽ tác động ra sao đến công tác quản lý và phát triển ngành thủy sản?

Dự thảo Nghị định 26 sửa đổi gồm có 5 điều, trong đó sửa đổi bổ sung 32 điều trong nghị định 26 cũ và bổ sung 3 điều mới, hướng tới mục tiêu hoàn thiện, thống nhất với các quy định mới của pháp luật VN cũng như luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế mà VN là thành viên.

Dự thảo nghị định đã đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy sản xuất, nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, đơn giản hóa thành phần hồ sơ, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng mặt nước biển, đảm bảo để các cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản trên biển bằng lồng bè thực hiện đăng kí cấp mã số cơ sở thuận lợi hơn.

Nghị định đã quy định cụ thể các điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá. Quy định này phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020, tức là hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá là hoạt động kinh doanh có điều kiện cần được quản lý.

Quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá cũng nêu rõ cơ quan cung cấp thiết bị phải lắp đặt, báo cáo sau lắp đặt và với mỗi thiết bị phải có mã số độc lập. Từ đó khi kết nối vào hệ thống quản lý tàu cá sẽ xác định được cụ thể từng tàu và từng thiết bị có được duy trì thông suốt hay đã bị tháo ra để trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng. Quy định này nhằm ngăn chặn và chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Ảnh minh hoạ (tapchitaichinh.vn)

Đối với giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam, sau khi ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm giống thủy sản, Tổng cục Thủy sản thông báo công khai quyết định công nhận trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quy định này tạo điều kiện cho giống thủy sản đã được khảo nghiệm xong sẽ đưa vào sản xuất, kinh doanh ngay.

Liên quan đến việc thực hiện một số nhiệm vụ công ích trong lĩnh vực thủy sản, dự thảo quy định: Đối với nhiệm vụ công ích phục vụ hoạt động khai thác trên biển sẽ dược thực theo hình thức giao nhiệm vụ, còn nhiệm vụ công ích trong việc sản xuất lưu giữ giống gốc thủy sản sẽ thực hiện theo hình thức chỉ định.

Thay cho Nghị định số 32 quy định 3 hình thức gồm: chỉ định, đấu thầu, giao nhiệm vụ, gây khó khăn cho các cơ sở này vì đây là nhiệm vụ đặc thù.

Về cấp giấy chứng nhận cơ sở nuôi trồng thủy sản, dự thảo nghị định đã bãi bỏ điều kiện cá nhân, tổ chức phải có giấy chứng nhận sử dụng đất, giấy sở hữu đất hoặc giấy chứng nhận giao sở hữu mặt nước biển. Theo đó thay cho giấy sở hữu trước đây bằng giấy giao quyền sử dụng, đảm bảo tính thống nhất và phụ hợp với thực tiễn.

Ảnh minh hoạ (vietnambiz.vn)

Dự thảo Nghị định 26 sửa đổi có những điểm nổi bật nào, liệu có đảm bảo thống nhất với các quy định hiện hành cũng như luật pháp quốc tế?

Phóng viên VOV Giao thông có trao đổi với bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Thủy sản) - đơn vị chịu trách nhiệm chính xây dựng Nghị định này.

PV: Thưa bà, những mục tiêu nào được đặt ra khi xây dựng Nghị định 26 sửa đổi?

Bà Phan Thị Huệ: Sau hơn 2 năm triển khai Nghị định số 26 có một số vấn đề mới phát sinh cần phải rà soát để điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế mới ban hành thời gian gần đây; cũng như một số yêu cầu về đơn giản hóa, cải cách hành chính mà Chính phủ đang quyết liệt thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản.

Với nghị định này trong quá trình xây dựng đã xin ý kiến của EC, đáp ứng được các yêu cầu quốc tế; các quy định về chống khai thác bất hợp pháp cũng đã được đưa vào đây để luật hóa các Hiệp định, điều ước quốc tế.

PV: Bà có thể chia sẻ những điểm nổi bật của Dự thảo Nghị định lần này?

Bà Phan Thị Huệ: Nghị định đã tháo gỡ khó khăn theo hướng các cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và cơ sở chế biến thủy sản sẽ không phải thực hiện đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản.

Nghị định cũng xác định, đối với nhiệm vụ công ích phục vụ hoạt động khai thác trên biển sẽ thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ. Còn nhiệm vụ công ích trong việc sản xuất lưu giữ giống gốc thủy sản sẽ thực hiện theo hình thức chỉ định.

Thứ ba, thực hiện sửa đổi các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển sẽ được thực hiện sau để đảm bảo đối với lĩnh thủy sản sẽ quản lý về mặt kỹ thuật khi các tổ chức cá nhân đã có quyền được phép nuôi trồng trên biển.

Thứ tư, một số nội dung phù hợp với pháp luật mới được ban hành hay quy định quốc tế. Trong Luật Đầu tư đã đưa ra ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng thuyền trưởng - máy trưởng, thuyền viên tàu cá, trong khi Luật Thủy sản chưa có quy định này.

Để đảm bảo Luật Đầu tư được triển khai, trong nghị định 26 sửa đổi đã bổ sung quy định này. Một số bổ sung phù hợp với pháp luật quốc tế, hiện nay Mỹ đang đưa ra yêu cầu phải bảo vệ động vật có vú, nghị định này đã bổ sung giám sát viên trên tàu cá của VN theo yêu cầu của Hoa Kỳ.

Theo đó chúng ta phải có các biện pháp chống đánh bắt các loại thú biển hay là gây hại đối với loài thú biển này; giám sát viên này cũng sẽ theo dõi thường xuyên đối với hoạt động này để điều chỉnh, cứu hộ loài này nếu xảy ra trường hợp đánh bắt không chủ ý.

PV: Xin cảm ơn bà!

Ảnh minh hoạ (vietnamplus.vn)

Những quy định trong Dự thảo Nghị định 26 sửa đổi đã phù hợp hay sẽ phải tiếp tục điều chỉnh theo hướng nào?

Phóng viên VOVGT có cuộc trao đổi với TS. Phạm Anh Tuấn - Nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản xung quanh nội dung này.

PV: Theo quan điểm của ông những vấn đề nào cần tiếp tục lưu ý, sửa đổi bổ sung trong nghị định lần này?

TS. Phạm Anh Tuấn: Có một số vấn đề tương đối khả thi, tháo gỡ được khó khăn rất lớn trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên có một số điểm cần phải bổ sung, điều chỉnh, có một vài từ ngữ giải thích chưa chuẩn lắm về phương diện khái niệm; đưa vào rất nhiều giải thích từ ngữ mới nên cân nhắc kỹ và có một số cái bổ sung lại đi quá vào chi tiết, thuộc về kỹ thuật chứ không thuộc về phương diện pháp lý.

Điều 29 quy định về người thu mẫu, kiểm tra chất lượng hàng hóa phải được Tổng cục Thủy sản tập huấn và cấp chứng chỉ, không nên quy định cứng Tổng cục Thủy sản là cơ quan duy nhất, nhà nước chỉ nên quy định khung, có thể là các cơ sở chuyên môn họ đủ điều kiện để làm.

Điều 30 quy định liên quan đến nhập khẩu thủy sản sống làm thức ăn thủy sản, loại thức ăn đó chưa có trong danh mục thủy sản kinh doanh tại VN mà phải tiến hành thực nghiệm, khảo nghiệm. Cái này đang bị chi phối bởi chuyện giống nòi thủy sản sống vào VN phải kiểm soát về mặt chất lượng, đa dạng, nhưng đấy là dưới góc độ phát triển giống để trở thành đối tượng nuôi thì phải làm khảo nghiệm là đúng.

Nhưng đây nếu nhập thủy sản sống vào để làm thức ăn thì nên xử lý quy trình pháp luật gần như là nhập thủy sản sống vào làm thực phẩm. Tức là quản lý rủi ro nhiều hơn là đánh giá khảo nghiệm, như vậy sẽ phù hợp, giảm bớt thủ tục hành chính làm rối cho DN.

Liên quan đến vấn đề đăng kí chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản nên quy định chặt hơn, vì trong thực tế các đơn vị cung cấp thông tin như thế nào mình cho người ta đăng kí như vậy, sẽ dẫn đến chuyện tranh chấp, thậm chí có người ra sau lại đăng kí sở hữu trí tuệ trước người ra trước. Vì vậy cần phải rà soát để quy định pháp luật được chặt hơn.

PV: Liên quan đến chủ trương cho phép nhập khẩu nguyên liệu chế biến thủy sản, theo ông cần quy định rõ vấn đề này như thế nào nhằm bảo hộ sản xuất trong nước?

Chiến lược mới cho đến năm 2030 và đến 2045 định hướng rất rõ là để tận dụng thị trường cũng như năng lực chế biến, có chủ trương cho nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài vào để chế biến trong nước, nhưng nên quy định cách cho nhập và kiểm soát như thế nào?

Bởi nhập nguyên liệu bên ngoài vào sẽ giải quyết được công ăn việc làm, giải quyết được năng lực nhà máy, tận dụng thị trường. Nhưng ngoài việc kiểm soát chất lượng, xuất xứ hàng hóa thì thời điểm nào cho nhập hay quản lý thế nào để không tạo sự cạnh tranh với sản xuất trong nước. Vì thế cần có quy định để cập nhật với định hướng mới.

PV: Xin cảm ơn ông!

Mặc dù mới thực hiện được hơn 2 năm nhưng một số quy định trong Nghị định 26 không còn phù hợp với thực tiễn và nhiều bộ luật mới ban hành. Để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, góp phần phát triển nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy việc sửa đổi và ban hành Nghị định mới là vô cùng cấp thiết.

Dự thảo Nghị định 26 sửa đổi đang hướng đến tạo cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này.

---

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông  nghiệp và Phát triển Nông thôn.

# Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, vovgiaothong.vov.vn hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //