Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Than tổ ong: Tiện nhưng hại

Phóng viên - 13/06/2020 | 6:45 (GTM + 7)

Theo Tổng Cục Môi trường, thì Hà Nội được đánh giá là thành phố chịu nhiều ô nhiễm nhất cả nước, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Ngoài lượng khói bụi từ tàu xe, từ các công trình xây dựng, thì khói bếp than tổ ong cũng là một trong những “sát thủ vô hình”

Hiện toàn thành phố vẫn có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, tương đương với hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng loại bếp than này. Nếu loại bỏ hoàn toàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế sinh nhai của họ
Hiện toàn thành phố vẫn có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, tương đương với hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng loại bếp than này. Nếu loại bỏ hoàn toàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế sinh nhai của họ. (ảnh: Quang Hùng)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dạo quanh các tuyến phố trong trung tâm của Hà Nội vào buổi sáng sớm, không khó để bắt gặp những chiếc bếp lò đốt than tổ ong rực lửa.

Bà Thanh, bán bún trên tuyến phố Văn Cao, quận Ba Đình đang hí húi mồi than sang hai chiếc bếp lò để chuẩn bị phục vụ bữa sáng cho thực khách. Khi được hỏi vì sao thành phố đã cấm mà vẫn sử dụng loại than này, bà Thanh phân trần:

“Cũng biết là nhà nước cấm than tổ ong từ lâu rồi nhưng vì dây điện nhà hơi xa, từ cuối ngõ ra đầu ngõ xa quá.Nếu nhà nước quá cấm thì chúng tôi phải sử dụng bếp điện”.

Cũng như bà Thanh, nhiều tiểu thương chủ yếu bán hàng ăn ở hầu khắp các ngõ phố trong đô thị vẫn thường xuyên sử dụng than tổ ong bởi vì một chữ… “tiện”.

Loại bếp này có thể mang đi khắp nơi, ngồi vỉ hè, đầu ngõ hay thậm chí mang lên cầu để nướng ngô, khoai.

Không những thế, với giá thành rẻ, chỉ khoảng 100-200 nghìn đồng 1 chiếc bếp, 3.000đ/1 viên than, người sử dụng có thể đun, nấu thoải mái trong 3-4 tiếng đồng hồ. Nhưng tác hại của nó gây ra là không hề nhỏ. Như bà Thanh đã sử dụng loại than này 40 năm và có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

“Năm nay tôi cũng 78 tuổi rồi, trước kia tôi cũng ngồi bán hàng 40 năm, toàn ngồi cạnh than tổ ong, giờ tôi cũng thấy người yếu sức khỏe. Thế mà tôi dùng 40 năm nay rồi”, bà Thanh nói.

Than tổ ong là hỗn hợp than đá và bùn chưa được tinh chế nên chứa nhiều khoáng chất, khi đốt sẽ thải ra một số hợp chất độc hại và bụi.

Theo chuyên gia an toàn thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh, khi hít phải những khí độc này có thể mắc các bệnh về phổi, hen suyễn, hay nhiễm độc máu. Đặc biệt, nếu đốt than trong nhà kín, người sử dụng dễ bị đau nhức đầu, hôn mê sâu, dẫn đến tử vong.

“Than tổ ong không gây ra hỏa hoạn nhiều nhưng gây ra khí độc nhiều, khí Co, Co2 đều gây ra viêm phổi, có thể gây tử vong. Thứ hai là bụi, một trong những nguyên nhân gây ra bụi mịn trong thành phố là do than tổ ong”, chuyên gia an toàn thực phẩm Nguyễn Duy Thịnh cho biết thêm.

Để hạn chế tác hại của than tổ ong, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các quận, huyện nhanh chóng thay thế, loại bỏ loại than này.

Theo đó, sẽ chấm dứt hoàn toàn việc đốt than tổ ong trước ngày 31/12/2020, nếu người dân tiếp tục sử dụng sẽ bị xử phạt hành chính. 

Tuy nhiên, theo khảo sát của Sở Tài nguyên - môi trường, hiện toàn thành phố vẫn có khoảng 55.000 bếp than tổ ong, tương đương với hàng chục nghìn hộ kinh doanh cá thể đang sử dụng loại bếp than này. Nếu loại bỏ hoàn toàn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kế sinh nhai của họ.

Chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo: “Lệnh cấm còn ảnh hưởng đến sự sinh nhai của một bộ phận dân cư, mà bộ phận dân cư này đều là những người thu nhập thấp. Chúng ta cần phải nghiên cứu tìm một giải pháp cho hợp lý để cho người dân dùng được loại nguyên liệu không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn sinh tồn được một cách bình thường, đó mới là quan trọng”.

Trong khi rõ ràng, vì sự tiện lợi của nó, mà bếp than tổ ong vẫn được nhiều người dân thành thị sử dụng. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, người dân cần từ bỏ thói quen đun nấu bằng bếp than tổ ong.

---

Để nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 12/6, mời các bạn nghe tại đây:

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Nghĩa tình những chuyến xe “cứu khát miền Tây”

Kênh rạch trơ đáy, ruộng vườn xơ xác, lượng nước dự trữ cho việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đang cạn dần… Đó là tình cảnh chung của nhiều bà con đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm nay.

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Từ 15/4, Hà Nội thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt

Sau gần 2 tháng triển khai, việc thí điểm thu phí trông giữ phương tiện không dùng tiền mặt tại một số vị trí ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người dân.

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức 

Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo

Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Cao điểm nắng nóng, nâng cao cảnh báo cháy rừng

Hiện nay, Nam Bộ đang bước vào cao điểm mùa nắng nóng, khô hạn, đặt nhiều cánh rừng vào tình trạng cảnh báo cháy cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm, cấp cực kỳ nguy hiểm).

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc

Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.

Đảo Ngọc 'thay áo mới'

Đảo Ngọc "thay áo mới"

Nếu các bạn đã quen thuộc với con phố Ngũ Xã khi tới đây thưởng thức món ngon Hà Nội, thì nay sẽ không khỏi ngạc nhiên với một Ngũ Xã vào buổi tối lên đèn. Các tuyến phố trên Đảo Ngọc đã đổi thay kể từ khi khu vực được xây dựng thành không gian văn hóa, ẩm thực mới.

// //