Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng sự chủ động tái chế rác thông qua 'cược' bao bì sản phẩm

Phóng viên - 17/09/2020 | 15:31 (GTM + 7)

Theo Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, các nhà sản xuất, nhập khẩu được phép tính phí tái chế vào giá sản phẩm và số tiền này sẽ được hoàn trả lại cho người tiêu dùng khi mang trả lại bao bì sản phẩm...

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2018, Việt Nam thải ra 5,1 triệu tấn rác thải nhựa và còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Dùng công cụ kinh tế để quản lý và thúc đẩy cách doanh nghiệp có trách nhiệm với bảo vệ môi trường trường là cách thức được nhiều đô thị đã làm nhằm khuyến khích người dân có ý thức bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, xác định mức phí như thế nào là phù hợp? Cách nào thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện tốt việc tái chế rác? 

Ghi nhận ý kiến của một số người tiêu dùng về đề xuất này, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến trái chiều:

"Giữa những sản phẩm giá cao có thể tái chế và những sản phẩm giá thấp sử dụng chất liệu thông thường thì quan điểm của riêng cháu sử dụng những sản phẩm giá thấp vì nó phù hợp với giá tiền của sinh viên".

"Tôi nghĩ đấy là một ý kiến tốt nếu mà nó rộng rãi được nghĩa là có nhiều cơ sở có thể mang đến được để trả thì dần dần cũng thành thói quen và nó cũng tiện".

"Tôi thấy cũng không ảnh hưởng lắm vì giá cũng không tăng quá nhiều nhưng giảm được rác thải nhựa một lần".

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh băn khoăn với đề xuất này bởi nó có thể làm đội giá bán, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm. Trong khi đó, người tiêu dùng cuối cùng là người chịu thiệt. Nếu sử dụng công cụ này không phù hợp, không đúng thời điểm có thể gây tác dụng “ngược”, bởi vậy khâu xác định chi phí tái chế cần phải thực hiện nghiêm túc, cẩn thận:

"Người mua hàng người ta chỉ quan tâm tới sản phẩm chứ không quan tâm tới bao bì tái chế hay không tái chế.  Nếu mà tính đúng tính đủ thì tái chế đó còn tốt hơn cái không tái chế ở chỗ là nếu họ tính cả khoản thu được ở sản phẩm mà họ tái chế thì giá không những không tăng mà còn giảm, như thế mới khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm tái chế".

TS Trần Văn Miều- Phụ trách truyền thông Hiệp hội Bảo vệ môi trường Việt Nam cho rằng đề xuất mới của Bộ Tài Nguyên môi trường có thể hạn chế tình trạng người dân, doanh nghiệp phát thải các loại bao bì, sản phẩm gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Miều, quá trình xác định chi phí tái chế để cộng vào giá bán sản phẩm cần phải do một cơ quan trung gian tính toán để có thể xác định mức giá phù hợp. Như vậy, mới có thể đảm bảo sự công bằng cho người tiêu dùng và tránh tình trạng, các doanh nghiệp lợi dụng chính sách đó để tính giá sản phẩm cao hơn.

Ở góc nhìn khác, Ông Đinh Đăng Hải- Chuyên gia cao cấp của tổ chức Nhịp cầu sức khỏe (Healthbrigde) của Canada tại Việt Nam cho rằng, đề xuất này chỉ phát huy hiệu quả nếu được thực hiện đồng bộ ở tất cả các địa phương trên cả nước và đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, cũng như các nhà phân phối.

Người tiêu dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường hơn là những sản phẩm buộc phải mất chi phí xử lý rác. Ông Hải phân tích:  

"Việc này không chỉ mục tiêu thu hồi rác thải mà còn là biện pháp các nhà sản xuất thay đổi công nghệ, sử dụng các công nghệ sản xuất bao bì không sử dụng các vật liệu không gây hại cho môi trường  thì giá sẽ cạnh tranh hơn nhiều và không mất nhiều công thu hồi rác thải. Khi đó giá thành sản phẩm về mặt rác thải giảm xuống và tổng giá thành sản phẩm đó sẽ giảm xuống, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sản phẩm thân thiện với môi trường".

Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, trong năm 2018, Việt Nam thải ra 5,1 triệu tấn rác thải nhựa và còn tiếp tục tăng cao trong những năm tới. Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú- Nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, Nguyên chủ tịch Hội siêu thị Hà Nội cho rằng, những chính sách đưa ra nhằm hạn chế lượng rác thải nhựa, ni-lông là đều cần thiết, nhưng làm thế nào để triển khai được trong thực tế là bài toán không đơn giản:  

"Chúng ta yếu vấn đề tổ chức thực hiện. Xin được việc hạch toán chi phí cho doanh nghiệp từ ông tài chính còn lâu, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Thứ hai, liệu chi phí ny long tái chế được có rẻ hơn không, nếu mà đắt hơn 30% thì coi như hỏng. Doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ rất thực dụng".

 Ông Vũ Vinh Phú cho biết thêm, để hạn chế tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi ni lông như hiện nay, không nên quản lý theo kiểu "thả gà ra đuổi", cho phép sử dụng những sản phẩm bao bì gây ô nhiễm môi trường, rồi lại mất chi phí để xử lý mà nên khuyến khích sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước cũng cần có chính sách thuế, phí phù hợp để giảm chi phí sản xuất hoặc nhập khẩu phẩm, bao bì nhựa, nilong có thể tái chế được, sao cho thấp hơn , bằng hoặc cao hơn không nhiều so với những sản phẩm bao bì gây ô nhiễm môi trường.

Một số chuyên gia môi trường cho rằng, việc cho phép các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm có giá trị tái chế cao được tính chi phí tái chế vào giá bán sản phẩm giúp các doanh nghiệp có trách nhiệm hơn đối với những sản phẩm mà họ sản xuất, nhập khẩu, giảm bớt những chi phí của Nhà nước trong việc thu gom và xử lý rác thải, vừa nâng cao trách nhiệm của người dân khi lựa chọn mua các sản phẩm tiêu dùng.

Tuy nhiên để một chính sách mới có thể đi vào cuộc sống, cũng cần dựa trên những điều kiện thực tế của Việt Nam để lựa chọn lộ trình và những phương thức cho phù hợp.

Mỗi ngày các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế

Việc gắn trách nhiệm tái chế rác thải nhựa đối với đối với doanh nghiệp là cần thiết và đã được nhiều nước áp dụng hiệu quả. Song, để triển khai được mô hình này, bên cạnh ý thức của người dân, của doanh nghiệp, các chính sách thuế cũng cần được xây dựng và tính toán để ràng buộc trách nhiệm của cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. 

Mời quý vị và các bạn đến với bài bình luận với nhan đề: “Để đề xuất không chỉ nằm trên giấy”

Mỗi ngày các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa, nhưng chỉ tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế. 

Phải khẳng định, đề xuất của Bộ Tài Nguyên và Môi trường tại Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi, quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu trong việc tái chế sản phẩm là một chủ trương đúng để thực hiện mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni long.

“Cược” bao bì sản phẩm không chỉ gắn trách nhiệm của doanh nghiệp và tăng sự chủ động trong hoạt động tái chế, mà còn nâng cao cao trách nhiệm của người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc thực hiện không đơn giản.

Câu hỏi đặt ra là sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế (gọi là rác tái chế) sẽ được thu gom như thế nào? Và làm thế nào để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp- người tiêu dùng khi tính chi phí tái chế vào giá bán sản phẩm?

Thực tế cho thấy, để có thể thực hiện thu gom rác tái chế như nhựa, ni long, giấy sẽ chỉ khả thi khi người dân thực hiện việc phân loại rác tại nguồn và có hệ thống các điểm tập kết, thu gom rác tái chế riêng biệt. Trong khi đó, lâu nay, rác tái chế đa phần được thu gom, phân loại thông qua mạng lưới những người bán “đồng nát” và những người thu gom phế liệu.

Tuy nhiên, rác thu gom không đủ nhiều và không đủ sạch để cung cấp cho các nhà máy tái chế. Trong khi đó, việc thu gom vỏ hộp sữa tái chế dù có hơn 30 địa điểm tại các tỉnh thành nhưng cũng chỉ thu gom được một lượng nhỏ so với thực tế sử dụng.

Thời gian qua, đã có không ít các chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân và phân loại rác tại nguồn, nhưng lại thiếu những chương trình hướng dẫn cách thức phân loại và thu gom rác.

Bởi vậy, quá trình thực hiện phân loại rác tại nguồn chỉ rầm rộ mỗi khi có dự án thí điểm, sau đó lại lặng lẽ rút lui và những kế hoạch phân loại rác tại nguồn vẫn chỉ nằm trên giấy. Trong khi, những doanh nghiệp xử lý rác vẫn còn “loay hoay” trong lựa chọn phương thức thu gom.

Thúc đẩy phân loại rác tại nguồn là điều kiện tiên quyết để phát triển nền kinh tế tuần hoàn nói chung và hoạt động tái chế rác thải nói riêng. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thực hiện được khi người dân đã nhận thức được trách nhiệm của họ đối với môi trường, khi cơ quan quản lý về môi trường địa phương sát sao trong việc xây dựng những mục tiêu, kế hoạch cụ thể.  

Người tiêu dùng sẽ chỉ thực hiện việc hoàn trả sản phẩm để lấy lại tiền “cược” nếu hệ thống thu gom rác tái chế nằm ở những vị trí tiện lợi. 

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải cân đối bài toán giữa lợi nhuận và việc thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những sản phẩm, bao bì do doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu. Tuy nhiên, việc xác định chi phí tái chế vào giá sản phẩm không thể để doanh nghiệp tự quyết định mà cần một tổ chức trung gian tính toán độc lập và chịu trách nhiệm.

Mô hình “cược” bao bì sản phẩm đã và đang thực hiện thành công tại một số quốc gia trên thế giới- nơi có công nghệ tái chế hiện đại và người dân có ý thức và chấp hành việc phân loại rác tại nguồn.

Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi quá trình phân loại rác tại nguồn còn nhiều bất cập thì việc thực hiện công cụ “cược” bao bì sản phẩm cần lựa chọn thời điểm và lộ trình phù hợp để thực hiện. Có như vậy, chính sách hay sẽ không chỉ còn ở “lý thuyết” mà có thể đi vào cuộc sống.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //