Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng phụ phí nhiên liệu có giúp cải thiện đời sống tài xế?

Phóng viên - 28/03/2022 | 6:01 (GTM + 7)

Xung đột ở Ukraine, các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Nga cùng quyết định mới đây nhất của chính quyền Mỹ cấm nhập khẩu dầu Nga đã đẩy giá nhiên liệu tăng vọt, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của người dân. Nhiều tài xế taxi và tài xế côn

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tài xế taxi New York City Wain Chin. Ảnh: CNN

Hơn 15 tiếng một ngày, tài xế taxi New York City có tên Wain Chin rong ruổi trên khắp các con đường để cố gắng tìm khách. Công việc của anh vốn đã gặp khó khăn trước đại dịch, nên khi giá xăng tăng lên mức kỷ lục, anh cho biết mình khó có thể trụ vững được: “Mỗi ngày tôi lái xe hơn 240km. Hầu hết các trạm xăng ở bất cứ nơi nào mà tôi đi qua đều có mức giá đắt đỏ”.

Mỗi tháng anh phải cần tới ít nhất 2.000 USD để trang trải cuộc sống với 3 đứa con đang đi học, việc phải bỏ thêm 100 USD mỗi tuần để mua xăng khiến anh phải dùng tới số tiền tiết kiệm: “Tôi còn phải nuôi 3 đứa con đang đi học. Tôi rất lo lắng. Hiện giờ tôi kiếm không đủ để chi tiêu trong cuộc sống, chỉ cầm cự thôi”.

Một số tài xế taxi đồng cảnh ngộ chia sẻ: Giá cước taxi thì vẫn “dậm chân tại chỗ” trong khi giá xăng thì tăng chóng mặt; bởi thế mà thu nhập bị ảnh hưởng rất nhiều.

“Giá cước của chúng tôi thì thấp mà giá xăng thì tăng lên mỗi ngày”.

“Trước kia tôi kiếm được 100 USD một ngày. Bây giờ chỉ còn 50 USD thôi. Thành phố cần điều chỉnh tăng giá cước. Đây là xe tôi thuê vì vậy tôi phải trả tiền thuê xe, và tôi phải tự đổ đầy bình xăng”.

Tương tự, với các tài xế công nghệ như Lyft hay Uber, giá xăng tăng thực sự là một “cú sốc” và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ.

Ngày 17/3, nhiều tài xế của các hãng xe công nghệ Uber, Lyft và công ty giao hàng Amazon Flex đồng loạt biểu tình yêu cầu chia thêm tiền mỗi cuốc xe để bù lại tiền xăng.

Katherine Cote là bà mẹ đơn thân đang nuôi 2 đứa con nhỏ có mặt trong cuộc biểu tình, cho biết cô thích tính linh hoạt của công việc mà cô đang làm tại Amazon Flex nhưng cô không biết còn có thể tiếp tục làm được bao lâu nữa: “Tôi có có quá nhiều chuyến đi ở các thành phố khác nhau và hiện giờ giá xăng cao khiến việc đi lại như thế quá đắt đỏ đối với chúng tôi. Tôi không thể giao hàng được nữa. Chúng tôi cần được trả tiền nhiều hơn”.

Là đối tác độc lập, các tài xế tự chi trả tiền xăng. Họ cho biết họ phải bỏ ra khoảng 300 USD/tuần để mua xăng, vì vậy họ muốn tăng phần trăm nhận được từ mỗi chuyến đi.

Tài xế Uber, Lyft và Amazon Flex đồng loạt biểu tình yêu cầu chia thêm tiền mỗi cuốc xe để bù lại tiền xăng. Ảnh: CNBC

Được biết, với mục đích hỗ trợ các tài xế trong bối cảnh giá xăng dầu tăng cao, bắt đầu từ ngày 17/3, Uber tăng thu phụ phí nhiên liệu cho các chuyến xe và các đơn đặt hàng giao đồ ăn. Cụ thể, áp dụng mức phí 0,45 USD hoặc 0,55 USD cho mỗi chuyến đi và 0,35 USD hoặc 0,45 USD cho các đơn hàng giao Uber Eats.

Công ty này cho biết 100% số tiền sẽ được chuyển trực tiếp đến tài xế. Mức phí mới là tạm thời và sẽ kéo dài ít nhất hai tháng. Khoản phụ phí thay đổi tùy theo khoảng cách chuyến đi và giá xăng ở mỗi bang.

Tương tự, ứng dụng chia sẻ xe Lyft ngày 14/3 cũng cho biết sẽ tính thêm phụ phí nhiên liệu tạm thời vào chi phí đi xe như một khoản “hỗ trợ” cho các tài xế nhưng hiện chưa công bố mức phụ phí nhiên liệu.

Mặc dù vậy, đối với các tài xế, chính sách mới này là không đủ để giúp cải thiện thu nhập của họ.

Có mặt tại cuộc diễu hành với khẩu hiệu “Chúng tôi đang cạn kiệt. Chúng tôi không đủ tiền mua xăng. Các công ty công nghệ khổng lồ hãy chi trả đi”, các tài xế bày tỏ nguyện vọng:

“Với tư cách là các đối tác độc lập, chúng tôi thực sự không có nhiều tiếng nói. Vì vậy chúng tôi có mặt ở đây ngày hôm nay nói lên nguyện vọng của mình và để họ hiểu”.  

“Tôi đã lái xe công nghệ được 6 năm nay. Đồng tiền ngày càng khó kiếm, giờ thì toàn là cắt giảm, cắt giảm và cắt giảm. Tỉ lệ phân chia cho chúng tôi rất nhỏ. Còn họ thì hưởng rất nhiều”.

“Việc thu phụ phí của khách hàng như một trò đùa vậy. Như là đùa giỡn với cánh tài xế chúng tôi. Điều đó là không đủ. Công ty nói rằng 100% sẽ gửi cho tài xế. 55 cent. Nó chỉ là một mánh khóe mà thôi. Họ cần lắng nghe tài xế. Họ cần đứng ra cùng chi trả tiền xăng”.

Mặc dù, vài ngày gần đây, giá xăng tại Mỹ đã có dấu hiệu giảm nhiệt sau hơn một tháng tăng phi mã. Thế nhưng, các chuyên gia cảnh báo đà giảm có thể khó kéo dài.

Nhu cầu xăng tại Mỹ có thể tăng lên, nối tiếp mức tăng kỷ lục trong năm ngoái, nhất là khi nhiều người lao động Mỹ trở lại văn phòng làm việc. Chính bởi thế mà cuộc sống của các tài xế vẫn còn chồng chất những khó khăn.

Còn tại Việt Nam, mới đây, giá xăng dầu tại Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục từ trước đến nay khi giá bán lẻ xăng Ron A95 gần chạm mốc 30.000đ/lít. Điều này khiến thu nhập của tài xế bị sụt giảm dù trước đó, một số hãng xe công nghệ đã thông báo tăng giá cước vận tải.

Với thực trạng trên, nhiều tài xế công nghệ đã tắt ứng dụng để phản đối và muốn hãng giảm chiết khấu hoặc tăng giá cước đề bù đắp, cải thiện thu nhập cho anh em lái xe. Tuy nhiên, biện pháp tắt ứng dụng của các tài xế không nhận được hồi đáp đến từ các hãng xe công nghệ.

Anh Lê Văn Sơn (40 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội), tài xế Grabbike chia sẻ: “Nói chung rất là ảnh hưởng, bởi thứ nhất là khách người ta không đi, thứ hai là trước kia thu nhập 100.000 đồng thì mất khoảng 30.000 tiền xăng, còn bây giờ mất khoảng 50.000. Nếu như mà dừng chạy thì không có gạo ăn. Lẽ ra mình được 1 kg gạo thì bây giờ chỉ được khoảng 8 lạng thôi nhưng cũng phải đi làm thôi, biết làm thế nào được”.

Trong khi đó, các tài xế taxi truyền thống cũng gặp cảnh khó khăn, thu nhập sụt giảm do lượng khách hàng giảm đi trông thấy.

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

TP.HCM: UBND quận Bình Tân phản hồi về cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

TP.HCM: UBND quận Bình Tân phản hồi về cơ sở sản xuất bao bì gây ô nhiễm

Ngay sau phản ánh của VOV Giao thông về hộ kinh doanh Thái Khá hoạt động sản xuất bao bì đóng trú tại hẻm 688 đường Tân Kỳ Tân Quý, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân. Chính quyền địa phương đã có chỉ đạo kiểm tra và giải quyết những nội dung phản ánh.

// //