Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng gấp đôi mức phạt xe đạp lấn làn xe buýt

Phóng viên - 01/11/2021 | 16:04 (GTM + 7)

Tình trạng người đi xe đạp ‘vô tư’ lấn làn, thậm chí dàn hàng ngang trên đường dành cho xe buýt khiến nhiều tài xế xe buýt tại Singapore hết sức lo ngại, bởi va chạm giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trước đề xuất cần tăng mức phạt đối với hành vi này, Cơ quan giao thông đường bộ Singapore đang tìm giải pháp siết chặt quy định đối với người đi xe đạp. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đi xe đạp trở thành hình thức di chuyển phổ biến ở Singapore
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đi xe đạp trở thành hình thức di chuyển phổ biến ở Singapore - Ảnh ST

Các tài xế xe buýt cho biết, thời gian gần đây họ thường xuyên bắt gặp những người đi xe đạp dàn hàng hai, thậm chí hàng ba trên làn đường dành cho xe buýt.

Theo Hiệp hội Vận tải Singapore, xe buýt có bề rộng trung bình 2,5m và làn đường quy định tối thiểu  3m. Do đó, khi muốn vượt những người đi xe đạp lấn làn, xe buýt buộc phải đi sang phần đường của phương tiện khác, điều này khiến nguy cơ tai nạn giao thông rất dễ xảy ra, đặc biệt trong khung giờ cao điểm.

Người phát ngôn Hiệp hội Vận tải cảnh báo: “Người đi xe đạp cần tránh xa hoàn toàn khỏi làn đường ưu tiên trong giờ xe buýt hoạt động bởi điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do xuất hiện ngày càng nhiều trường hợp người đi xe đạp lấn làn xe buýt, các đơn vị vận tải công cộng đang phải triển khai chương trình đào tạo mô phỏng tình huống, giúp tài xế lường trước những bất ngờ có thể xảy ra”

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đi xe đạp trở thành hình thức di chuyển phổ biến ở Singapore. Các cửa hàng bán xe và công ty kinh doanh dịch vụ chia sẻ xe đạp đều báo cáo doanh số tăng đột biến.

Hãng ứng dụng chia sẻ xe đạp Anywheel cho biết, kể từ đầu năm tới nay, lượng người sử dụng dịch vụ đều tăng qua từng tháng. Tháng 7 vừa qua, Cơ quan Giao thông đường bộ Singapore chấp thuận cho Anywheel mở rộng từ 10.000 lên 15.000 đầu xe cho thuê.

Tuy nhiên, cùng với số lượng người sử dụng xe đạp tăng cao những hành vi vi phạm cũng xuất hiện ngày một nhiều hơn. Để kéo giảm tình trạng này, Bộ Giao thông vận tải Singapore tuyên bố, sẽ siết chặt một số quy định đối với người đi xe đạp trong thời gian tới. 

Nhiều ý kiến đề xuất, xe đạp cũng cần phải được đăng ký và có biển số như những xe hai bánh khác - Ảnh AFP
Nhiều ý kiến đề xuất, xe đạp cũng cần phải được đăng ký và có biển số như những xe hai bánh khác - Ảnh AFP

Theo đó, kể từ 1/1/2022, người điều khiển xe đạp không được đi theo nhóm quá 5 xe, những ai vi phạm sẽ bị phạt 150 đô la Singapore. Bên cạnh đó, mức phạt người đi xe đạp sai làn cũng tăng gấp đôi, từ 75 đô la Singapore ở thời điểm hiện tại lên 150 đô la vào đầu năm tới.

Ông Chee Hong Tat, Bộ trưởng Giao thông vận tải Singapore cho biết: “Tôi rất hy vọng số người vi phạm sẽ không tăng lên. Theo tôi, hầu hết mọi người đi xe đạp đều có ý thức tuân thủ luật pháp, chỉ một nhóm nhỏ có hành vi vi phạm. Tôi lưu ý rằng, việc nâng mức xử phạt không phải làm khó người tham gia giao thông mà để tăng cường các giải pháp an toàn đường bộ”.

Chia sẻ quan điểm trên, nhưng bà Megan Kinder, Chủ tịch CLB xe đạp có tên ANZA cho rằng, những quy định mới đối với người đi đạp nên là hướng dẫn chứ không phải điều luật, cứ vi phạm là phạt tiền.

Dù đồng tình việc giới hạn nhóm người đi xe đạp có thể giúp giao thông chung thuận tiện hơn, song theo bà Megan, quy định không nên lúc nào cũng cứng nhắc mà cần xem xét điều kiện đường xá, mật độ giao thông ở từng thời điểm cụ thể: “Việc tăng tiền xử phạt đối với người đi xe đạp sai làn sẽ hiệu quả hơn nếu có biện pháp xử lý tình huống tại chỗ. Tuy nhiên, cũng cần cân bằng giữa hình thức xử phạt và nhắc nhở, răn đe. Đặc biệt, các trường hợp phạt vượt quá mức tối thiểu cần ghi rõ trong quy định”.

Để giảm thiểu tình trạng người đi xe đạp vi phạm quy định giao thông, nhiều ý kiến đề xuất, phương tiện này cũng cần phải được đăng ký và có biển số như những xe hai bánh khác. Điều này sẽ giúp cảnh sát giao thông dễ dàng phát hiện xe vi phạm, thậm chí có hình thức phạt nguội.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông vận tải Chee Hong Tat cho rằng, đến nay vẫn còn không ít quan điểm trái chiều. Nhiều ý kiến lo ngại, quy định này có thể khiến tăng chi phí và ảnh hưởng đến sinh kế của những người đang sử dụng xe đạp để đi làm.

Ông Chee Hong Tat dẫn chứng, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cũng từng ra quy định đăng ký xe đạp nhưng phải bãi bỏ vào năm 2004 vì quá tốn kém và không hiệu quả. Trong khi đó Tokyo của Nhật Bản đã có kế hoạch đăng ký xe đạp, nhưng để ngăn chặn hành vi trộm cắp chứ không phải tăng cường an toàn đường bộ.

Theo ông Chee Hong Tat, việc cấp biển số xe đạp là một ý tưởng cải thiện an toàn giao thông đường bộ, nhưng liệu cách làm này có thực sự hiệu quả, hay vẫn còn những biện pháp tốt hơn. Đó là điều Bộ giao thông đang nghiên cứu kỹ lưỡng. 
Nhạc cắt

Những hàng dài xe đạp, xe máy, thậm chí cả ô tô ‘vô tư’ lấn làn buýt nhanh là hình ảnh không hiếm gặp tại Hà Nội, khiến tình trạng giao thông vô cùng hỗn độn.

Theo TS. Phan Lê Bình, Giảng viên Đại học Việt- Nhật, chúng ta đã đầu tư rất nhiều ngân sách vào việc xây dựng và phát triển hệ thống giao thông công cộng. Vì vậy, để người dân tăng cường sử dụng phương tiện công cộng, cần phải ưu tiên cho loại hình phương tiện này trên phần đường lưu thông: “Nếu bị xử phạt triệt để thì tình trạng này sẽ mất dần. Nếu chúng ta vẫn có sự nhượng bộ để cho phương tiện cá nhân lấn vào làn của 1 phương tiện công cộng được ưu tiên thì chúng ta sẽ phá hỏng hoàn toàn chiến lược giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng phương tiện giao thông công cộng.”

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Chỉ số hàng hóa MXV-Index suy yếu xuống vùng thấp nhất 2 tuần

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới đóng cửa hôm qua với diễn biến phân hoá.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

// //