Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tăng cường an ninh bệnh viện là chưa đủ, cần cải tổ khu cấp cứu

Chu Đức - Sở Nguyên - Minh Ánh - 22/08/2022 | 5:45 (GTM + 7)

Hiện tượng người nhà bệnh nhân hành hung bác sĩ, nhân viên y tế tăng đột ngột trở lại. Bộ Y tế đã gửi công văn đề nghị ngành công an hỗ trợ tăng cường an ninh bệnh viện. Tuy nhiên, động thái này đã từng được thực hiện rất nhiều năm nay, song chỉ duy trì hiệu quả được một thời gian ngắn.

Liệu đã đến lúc ngành y tế cần nhìn lại quy trình và cải tổ mạnh mẽ khu vực cấp cứu?

Một bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện Gia Định (TP.HCM) bị người nhà bệnh nhi đẩy vào tường, bóp cổ khi đang đợi gắp xương cho bé gái. Đồng nghiệp cùng khoa cũng bị tấn công bởi bật bằng sắc nhọn. Các nhân viên y tế tại khoa chấn thương, bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long bị một số bệnh nhân cầm dao đuổi.

Những thông tin này đã phủ bóng lên môi trường làm việc của các nhân viên y tế một bầu không khí lo âu, sợ hãi.

Khi tâm lý không được giải quyết, nhiệm vụ chính của họ - trị bệnh cứu người - cũng khó có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

Liên tiếp 2 vụ bác sĩ bị hành hung tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong các ngày 27/7 và 6/8

Liên tiếp 2 vụ bác sĩ bị hành hung tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trong các ngày 27/7 và 6/8

Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) cho biết, mặc dù quy trình bệnh viện đã có nội dung kích hoạt ngay hệ thống báo động khi có dấu hiệu bác sĩ, nhân viên y tế bị bạo hành.

Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, bạo lực nổ ra bất ngờ, khó lường, lực lượng bảo vệ, công an chưa kịp xuất hiện để ngăn chặn.

“Nguyên nhân chủ quan là từ sự thiếu hiểu biết, sự bức xúc của người nhà bệnh nhân cũng như bệnh nhân. Có 1 phần do cách giải thích, xử lý vấn đề của nhân viên y tế có lẽ chưa đủ để thuyết phục họ. Bên cạnh đó cũng có những nguyên nhân khách quan.

Ví dụ như lực lượng chăm sóc y tế chưa đảm bảo, dẫn đến việc người nhà bệnh nhân phải vào cùng các khu cấp cứu. Mà đáng ra những khu vực đó là khu vực không nên cho người nhà vào để các y bác sĩ, các nhân viên y tế tập trung hoàn toàn vào cứu chữa bệnh nhân. Thứ ba là nhân lực bảo vệ tại các khu vực cấp cứu cũng chưa được quan tâm sâu sát”.

Bác sĩ Khiêm nhận định, để giảm thiểu tình trạng người nhà bệnh nhân gây áp lực với nhân viên y tế tại các khu cấp cứu, quy trình cấp cứu cần rõ ràng, minh bạch:

“Các mức độ cấp cứu cần được dán tại cửa các khu vực cấp cứu để người nhà bệnh nhân có thể biết được tình trạng nào là cấp cứu khẩn cấp, tình trạng nào là cấp cứu trì hoãn.

Đồng thời cần tuyên truyền cho người dân hiểu thế nào là tình trạng không phải cấp cứu. Lên án mạnh mẽ các trường hợp quá khích, gây áp lực với nhân viên y tế cũng như hành hung, bạo hành. Cần xử lý thích đáng những trường hợp này để răn đe”.

Chính các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần chủ động hoàn thiện những vấn đề nội tại, để giảm tối đa phát sinh mâu thuẫn, bạo lực trong bệnh viện.

Chính các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần chủ động hoàn thiện những vấn đề nội tại, để giảm tối đa phát sinh mâu thuẫn, bạo lực trong bệnh viện.

Trao đổi với VOV Giao thông về thực tế diễn ra ở bệnh viện Việt Đức, ông Nguyễn Mạnh Khánh - Phó giám đốc bệnh viện chia sẻ, trong 6 tháng đầu năm nay, số lượng bệnh nhận đến khám chữa bệnh tăng đột biến, riêng với khoa Khám bệnh tổng hợp, nơi tiếp nhận đầu tiên và cấp cứu người bệnh, số lượng bệnh nhân đến khám cấp cứu là hơn 23.000 người, tăng hơn 2000 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.

Do vậy, Bệnh viện Việt Đức đặc biệt chú trọng vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho các bác sĩ, nhân viên y tế.

“Bệnh viện đã ký hợp đồng với một công ty bảo vệ chuyên nghiệp. Tại tất cả cửa khoa phòng, tòa nhà thì chúng tôi bố trí nhân viên bảo vệ trực 24/24 ở đó. Kèm theo đó là hệ thống an ninh giám sát. Đồng thời chúng tôi cố gắng sử dụng cửa tự động.

Trong những giờ thì chỉ có bệnh nhân và người nhà bệnh nhân vào trong. Ở khu vực phòng khám chúng tôi có những nút báo bấm cấp cứu. Riêng khu vực phòng khám chúng tôi có 3 vị trí bấm nút như vậy. Chúng tôi cũng chuẩn bị những phương án giả định các tình huống có thể xảy ra”.

Ông Nguyễn Mạnh Khánh cũng cho biết, phía bệnh viện cũng đặc biệt lưu ý vấn đề quy trình tiếp nhận bệnh nhân, thái độ giao tiếp ứng xử của nhân viên y tế:

“Chúng tôi tiếp nhận rất nhiều ca nặng, cấp cứu có thể tử vong ngay, Bệnh viện đã bố trí tổ chức tiếp đón ngay từ cửa bệnh viện, có bộ phận tiếp nhận, chuyển cáng, đón bệnh nhân ban đầu.

Từ bác sĩ, điều dưỡng rồi các phương tiện hỗ trợ để giữ tính mạng, đảm bảo chức năng sống của người bệnh ngay khi cấp cứu. Với các tua trực 24/24 đều đảm bảo chất lượng chuyên môn như vậy, không để người nhà, người bệnh bức xúc hoặc hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Việt Đức”.

Bác sĩ Phạm Hải Bằng - Trưởng khoa Khám bệnh Tổng hợp, bệnh viện Việt Đức cho rằng, nhằm giảm bớt nguy cơ phát sinh sự cố giữa bệnh nhân, người nhà với nhân viên y tế, Bệnh viện cũng đang áp dụng quy định chỉ cho phép 1 người nhà đi kèm người bệnh vào cấp cứu.

Đồng thời, mỗi cửa khoa đều bố trí 2 nhân viên bảo vệ, kết hợp với hệ thống báo động khẩn cấp tại các phòng cấp cứu.

“Với số lượng tăng lên có khi gấp đôi, có khi gấp 3, mà nhân viên chỉ cố định. Nếu không có giải pháp tăng số người ở kíp trực lên thì không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của người bệnh. Có thể là yếu tố khiến người bệnh, người nhà bệnh nhân cảm thấy bức xúc.

Rất may là ở đây chúng tôi giáo dục về giao tiếp, đặc biệt là đối với đội ngũ ở tuyến đầu. Nếu có bệnh nhân phàn nàn thì ngày hôm sau, chúng tôi trích xuất camera ngay. Tại khu hồi sức, khu cấp cứu là camera có thu âm. Nhân viên nói mà không đúng chừng mực thì sẽ kỷ luật luôn”.

Các bác sĩ, chuyên gia y tế đều thống nhất ý kiến rằng, bên cạnh việc kêu gọi xã hội, cộng đồng và các lực lượng chức năng quan tâm đến môi trường làm việc an toàn cho nhân viên y tế, thì chính các cơ sở khám chữa bệnh cũng cần chủ động hoàn thiện những vấn đề nội tại, để giảm tối đa phát sinh mâu thuẫn, bạo lực trong bệnh viện.

không phải cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao và chịu được áp lực lớn

không phải cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao và chịu được áp lực lớn

Sự trấn áp không thể triệt tiêu được vũ lực

Ở một bệnh viện hạng đặc biệt tại Thủ đô Hà Nội, phòng khám cấp cứu có 3 ca, 5 kíp luân phiên trực, mỗi kíp có 12 người. Ngoài ra, trong giờ hành chính, sẽ có 4 bác sĩ phụ trách tiếp nhận cấp cứu, và hơn 30 bác sĩ, học viên nội trú trực 24/24h tại bệnh viện để sẵn sàng hỗ trợ, tiếp ứng phòng khám, khu cấp cứu.

Nhờ sự phân chia khoa học, chuyên môn hóa cao, khả năng vận hành thuần thục và chuyên nghiệp, nên dù số lượng người vào cấp cứu tăng rất cao, việc cấp cứu bệnh nhân vẫn đảm bảo thông suốt và an toàn.

Tuy nhiên, cần lưu ý, không phải cơ sở khám chữa bệnh nào cũng có một nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao và chịu được áp lực lớn như vậy.

Giải pháp tăng cường nhân lực cho khoa cấp cứu rất tốt, nhưng khó khả thi với đại đa số các bệnh viện. Thay vào đó, các bệnh viện có thể cải tổ lại quy trình, tập huấn nâng cao trình độ xử lý, giao tiếp, chuyên môn cho điều dưỡng, bác sĩ.

Một người thạo việc vẫn hơn sự hiện diện của nhiều người nhưng có thể gây thêm rối loạn tại một khu vực cực kỳ nhạy cảm, liên quan tới sinh mạng của người bệnh như khu cấp cứu.

Không chỉ nhân viên y tế, ngay cả lực lượng bảo vệ cũng cần được tập huấn lại về kỹ năng giao tiếp, khả năng làm chủ cảm xúc, tâm lý, có nghiệp vụ sâu về hóa giải những cái đầu nóng, ngăn chặn nguy cơ bạo lực từ trước khi nó xảy ra.

Để người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, yên tâm thực hiện công tác chuyên môn, họ cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần (Ảnh: Zing)

Để người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, yên tâm thực hiện công tác chuyên môn, họ cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần (Ảnh: Zing)

Nếu coi bệnh nhân, người nhà bệnh nhân là trọng tâm phục vụ, chăm sóc, thì toàn bộ quy trình tiếp nhận, xử trí tại khoa cấp cứu bệnh viện cần hướng tới đối tượng này.

Quy trình cần rõ ràng, minh bạch, có các vòng đeo tay phân biệt màu sắc giúp nhận biết được bệnh nhân được phân loại ra sao, cần cấp cứu ngay hay được theo dõi tiếp.

Quy trình này phải cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nắm được, kể cả bác sĩ, nhân viên y tế nhìn vào đã nắm bắt được ngay tình trạng bệnh nhân, tránh trường hợp phải hỏi lại, gây sốt ruột, cảm xúc tiêu cực cho người nhà người bệnh.

Trong những trường hợp bất khả kháng, như quá tải, hoặc bệnh viện chưa mua sắm được vật tư tiêu hao, cần người nhà đi mua, ảnh hưởng tới thời gian can thiệp, cấp cứu, lúc này, rất cần một đơn vị tương tự bộ phận chăm sóc khách hàng đến tư vấn, giải đáp tận tình mọi khúc mắc cho họ.

Đã có nhiều kiến nghị về việc đưa việc hành hung nhân viên y tế là hành vi chống người thi hành công vụ. Qua đó, sẽ có những hình phạt, răn đe xử lý cao hơn với người gây bạo lực. Rồi lực lượng công an tăng cường cắm chốt, kịp thời có mặt hạ nhiệt những điểm nóng.

Để làm được những việc này thực tế rất khó khi dịch vụ y tế không chỉ có bệnh viện công mà các bệnh viện tư cũng đang cung cấp, vì vậy, coi là “chống người thi hành công vụ” lại vướng quy định.

Trong khi ngành y tế với công an đã ký khá nhiều quy chế, thực hiện cao điểm nhưng chưa “điểm đúng huyệt” mà chỉ chủ yếu là giải quyết phần ngọn khi bạo lực đã nổ ra.

Nhiều chuyên gia tin rằng, sự trấn áp không thể triệt tiêu được vũ lực. Cách làm bền vững là gia cố mối quan hệ, niềm tin lẫn nhau giữa bệnh nhân, người nhà bệnh nhân với bác sĩ, nhân viên y tế.

Và để người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, yên tâm thực hiện công tác chuyên môn, họ cần được chăm sóc sức khỏe tâm thần, được nâng cao thu nhập và có một môi trường làm việc an toàn.

Ngành y đã từng rất thành công trong việc thay đổi căn bản phong cách thái độ phục vụ tại khu vực khám chữa bệnh, làm mới bộ mặt ngành từ nhiều năm qua. Có lẽ, công tác này cần tiếp tục được thực hiện tại khu vực cấp cứu, nơi nóng nhất bệnh viện và cần được cải tổ nhiều nhất.

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //