Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tại sao hơn 800.000 phương tiện đã dán thẻ thu phí không dừng nhưng chưa sử dụng?

Phóng viên - 14/05/2020 | 6:08 (GTM + 7)

Việc triển khai thu phí không dừng tại các trạm thu phí đường bộ hiện vẫn còn nhiều khó khăn. Đến nay. đã có khoảng 800.000 phương tiện được dán thẻ E-tag nhưng tỷ lệ chủ xe nạp tiền vào tài khoản giao thông để sử dụng rất thấp.

Theo yêu cầu của Chính phủ, việc thu phí không dừng tại các trạm thu phí đường bộ sẽ phải hoàn thành trong năm 2020.
Theo yêu cầu của Chính phủ, việc thu phí không dừng tại các trạm thu phí đường bộ sẽ phải hoàn thành trong năm 2020.

Chậm do…thiếu kinh nghiệm

Ngày 13/5, Báo Giao thông tổ chức Tọa đàm "Tìm giải pháp thúc đẩy công nghệ thu phí không dừng", ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công tư, Bộ GTVT cho biết: Theo kế hoạch trước đây, Chính phủ chốt thời điểm 31/12/2019 phải hoàn thành dự án. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủ quan, khách quan, Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng gia hạn đến 31/12/2020.

Đến thời điểm 31/12/2019, Bộ GTVT đã hoàn thành giai đoạn 1, cụ thể là 40 trạm. Giai đoạn 2 của dự án có 33 trạm. Theo kế hoạch, sau khi Thủ tướng điều chỉnh Quyết định 18, liên danh nhà đầu tư giai đoạn 2 sẽ thành lập được doanh nghiệp dự án để sắp tới ký hợp đồng triển khai các trạm này. Hiện công tác khảo sát, thiết kế 33 trạm này đã được hoàn thành, khi thành lập được doanh nghiệp dự án sẽ tổ chức thi công ngay.

Về những khó khăn trong quá trình triển thu phí không dừng, ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Vụ KHCN&MT và HTQT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: về nguyên nhân khách quan, trước hết là do hình thức thu phí tự động không dừng rất mới với Việt Nam. Mới về cả công nghệ, mô hình quản lý và hình thức triển khai, dẫn đến khi đưa vào triển khai có một số vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn.

Thứ hai, thời gian qua, việc thực hiện miễn giảm phí đường bộ dẫn đến doanh thu các dự án BOT bị sụt giảm 30 - 50%. Từ đó, phương án tài chính thu phí không dừng không đạt được như ban đầu, khiến nhà tài trợ tín dụng lo ngại, làm chậm tiến độ của dự án.

Thứ ba, dự án của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) và các dự án giai đoạn 2 khi triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc về nguồn vốn, đấu thầu thành lập DN dự án.

Thứ tư, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn. Điều này dẫn đến việc sử dụng dịch vụ thu phí không dừng còn hạn chế. Nhiều trạm thu phí tại địa phương khi triển khai, lắp 2 làn rồi mới chỉ đạt 10 - 20% phương tiện sử dụng.

Còn về chủ quan, ông Tô Nam Toàn cho rằng, hình thức hợp đồng BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh) trong đầu tư dự án thu phí không dừng là hình thức mới. Đây là hợp đồng 3 bên, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư thu phí tự động không dừng và nhà đầu tư BOT. Ngoài ra, còn liên quan nhiều đối tác như đơn vị phát hành thẻ… nên rất phức tạp. Khi đàm phán hợp đồng, liên quan nhiều đối tác khó khăn, mất nhiều thời gian.

Một nguyên nhân nữa là trình tự thủ tục trong đầu tư rất phức tạp, để đảm bảo được đúng các quy định và hài hòa lợi ích nhiều bên mất rất nhiều thời gian. Do vậy, quá trình rà soát, điều chỉnh, đàm phán phương án tài chính cho các dự án này rất khó khăn.

Khó khăn cuối cùng là, kinh nghiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong triển khai thu phí tự động không dừng chưa nhiều.

Về kế hoạch triển khai trong năm nay, ông Võ Anh Tâm, Phó TGĐ Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp - Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cho biết: Theo kế hoạch, năm 2020 sẽ vận hành 33 trạm với điều kiện các chủ thể của BOT, cụ thể là các hợp đồng của các nhà đầu tư của 33 trạm này phải nhanh chóng bàn giao mặt bằng, hạ tầng cũng như toàn bộ hệ thống để liên danh mới có thể tiếp nhận. Đ

“Đây là một khó khăn mà sắp tới chúng tôi phải nhờ sự vào cuộc của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN để các liên doanh này sẽ nhanh chóng tiếp cận được các trạm BOT. Khi có mặt bằng, chúng tôi cũng sẽ thành lập hệ thống panel, hệ thống kết nối, tuyên truyền, xử lý trung tâm và hệ thống back - end (phần lập trình trên sever) để triển khai sớm”, ông Võ Anh Tâm nói.

Theo yêu cầu của Chính phủ, việc thu phí không dừng tại các trạm thu phí đường bộ sẽ phải hoàn thành trong năm 2020.
Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đề xuất nên nghiên cứu hai phương thức thanh toán: trả trước như đang thực hiện và trả sau.

Cần thiết kế phương thức thanh toán trả trước và trả sau

Ở góc độ doanh nghiệp vận tải và người dân, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đánh giá giải pháp thu phí không dừng rất tiến bộ, nhiều nước đã sử dụng rất hiệu quả vì rất tiết kiệm thời gian. Hiệp hội rất ủng hộ chủ trương này của Chính phủ và Bộ GTVT.

Tuy nhiên, hiện nay việc triển khai tại nước ta đang rất chậm. Ông Quyền cho rằng nguyên nhân là do các cơ quan quản lý dường như đang lạm dụng các giải pháp hành chính và tập trung vào vấn đề công nghệ nhiều hơn mà chưa quan tâm đến vấn đề thị trường. Muốn bán được phải nghiên cứu thị trường xem người ta cần gì, mong muốn gì. Vì thế mới có chuyện đến nay đã có 800.000 phương tiện của doanh nghiệp, người dân đã gắn nhưng không sử dụng.

Do đó, trong bối cảnh các đơn vị vận tải đang gặp khó khăn về vốn, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam đề xuất nên nghiên cứu hai phương thức thanh toán: trả trước như đang thực hiện và trả sau. Trả sau thì có hình thức ký hợp đồng, thông báo tài khoản, xe đi qua cứ tích vào rồi doanh nghiệp vận tải sẽ trả. Làm cách này, doanh nghiệp vận tải có giấy tờ để hạch toán được chi phí đầu vào.

“Về cái chung, khi làm luật GTĐB 2008 tôi được phân công làm trưởng đoàn đi thăm quan học tập kinh nghiệm ở Hàn Quốc, một trong những nội dung tham quan học tập có đầu tư và thu phí. Kinh nghiệm là các nhà đầu tư cứ đầu tư, giao một đơn vị khác thu phí, một doanh nghiệp trúng thầu toàn quốc và phí thu được công khai, minh bạch, sau khi trừ chi phí thì chuyển trả cho nhà đầu tư. Việc thu phí chỉ giao cho một doanh nghiệp nhưng có tính cạnh tranh vì có đấu thầu”, ông Quyền nêu ý kiến.

Đồng tình với quan điểm của đại diện Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, ông Nguyễn Công Hùng, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội cho rằng ngoài việc cần tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp khi cùng lúc nộp một khoản tiền lớn phí cho các đầu phương tiện thì nên tận tận dụng tài khoản riêng của lái xe kết nối với tài khoản thu phí không dừng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Anh Tâm, Phó TGĐ Tổng Công ty Giải pháp doanh nghiệp - Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel cho biết, Viettel đã thiết kế 2 hệ thống song song trả trước và trả sau, cũng giống như thuê bao di động, như VISA, đều có trả trước và trả sau. Tuy nhiên việc này phải có lộ trình.

“Lộ trình này sẽ ảnh hưởng bởi hai vấn đề, là hiện chúng ta phải sửa đổi Quyết định 07 của Thủ tướng, phải quy định rõ với thuê bao trả sau thì quy chế trả chậm trả muộn, gian lận trong thuê bao, hoặc không trả thì như thế nào? Rất may Nghị định 100 của Chính phủ đã nói rõ, các xe đi sai làn thì phải phạt, với thu phí cũng vậy, phải có quy định rõ xe đi sai làn, không phải xe trả trước vẫn đi vào làn trả trước thì như thế nào?”, ông Võ Anh Tâm nêu ý kiến.

Tiến độ dán thẻ rất chậm

Đề cập đến tiến độ triển khai dán thẻ phương tiện, ông Võ Thanh Bình, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, tính đến nay, cả nước đã dán xấp xỉ 800.000 thẻ. Trong đó, VETC dán 600.000 thẻ, hệ thống các đơn vị đăng kiểm dán khoảng 200.000 thẻ. Trong khi đó, số lượng phương tiện trên địa bàn cả nước khoảng 3 triệu chiếc. Do vậy, tiến độ dán thẻ như trên là rất chậm.

Về nguyên nhân, trước hết là do hiện tại quy định của nhà nước mới chỉ khuyến khích, chưa bắt buộc. Mặt khác, nhiều lái, chủ xe cho rằng, dán thẻ chưa mang lại hiệu quả thiết thực, vì dán thẻ nhưng qua nhiều trạm không có làn thu phí tự động không dừng.

Thứ hai, khi dán thẻ, mở tài khoản nhưng không trừ trực tiếp vào tài khoản cá nhân mà trừ vào tài khoản trung gian. Do vậy, cần có cách nào để khi xe đi qua trạm, tự động trừ vào tài khoản cá nhân.

Dán thẻ thu phí tự động lên xe ôtô. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Dán thẻ thu phí tự động lên xe ôtô. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+

Cần lựa chọn đúng kênh truyền thông

Dưới góc nhìn của người làm truyền thông, ông Nguyễn Quốc Bình, Quản trị viên mạng xã hội giao thông (OFFB.VN), cho rằng việc tuyên truyền thu phí không dừng trên các kênh chính thống của cơ quan chức năng chưa đầy đủ, liên tục trong khi các kênh mạng xã hội nhanh cập nhật, phần lớn tập trung vấn đề tiêu cực trong việc dán thẻ, hệ thống chưa đồng bộ gây ách tắc... dẫn đến nhiều chủ phương tiện chưa sử dụng/

Lái xe đa phần do đặc thù công việc nên thường sử dụng các kênh MXH như: VOV giao thông, Facebook, Zalo…, rất ít đọc báo chí chính thống. Do đó, cơ quan quản lý nên tận dụng 3 kênh trên để tuyên truyền.

Thừa nhận quan điểm trên, ông Hồ Trọng Vinh, Phó TGĐ Công ty VETC cho rằng công tác truyền thông chưa hiệu quả, chưa đúng đối tượng nhưng phần nhiều là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân.

Trong dự án của VETC giai đoạn 1, đến nay, cơ bản các trạm thu phí của VETC đã có thu phí không dừng, ngoại trừ các trạm đang dừng thu phí như Cai Lậy (Tiền Giang), Thanh Hoá… Còn 5 tuyến của đường cao tốc của TCT đường cao tốc Việt NAm đang triển khai liên quan đến vốn đầu tư đang bị vướng mắc.

"Trong kế hoạch của VETC với Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì hiện chúng ta đang cố gắng triển khai và đưa vào vận hành thu phí không dừng tuyến cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình 25/5 tới đây và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dự kiến đưa vào tháng 6 năm nay. Đây là 2 cửa ngõ Thủ đô, hy vọng tháng 6 này, mọi việc trên 2 tuyến này sẽ được giải quyết vì các xe hay ùn tắc thu phí đầu Pháp Vân - Cầu Giẽ", ông Hồ Trọng Vinh cho biết. 

Về việc tại sao khách hàng đi mà không trừ tiền trực tiếp từ tài khoản của ngân hàng mà lại phải chuyển vào tài khoản ETC. ông Hồ Trọng Vinh lý giải: Chia sẻ từ kinh nghiệm của nước ngoài, tài khoản ngân hàng khi xe đi qua trạm, sẽ không đủ thời gian để trừ trực tiếp từ hệ thống ngân hàng để kiểm tra số dư. Vì điều kiện xe đi qua trạm chỉ 0,02 giây không đủ thời gian truy nhập nhiều lớp bảo mật của ngân hàng.

Giải pháp của VETC là liên kết với ngân hàng để ngân hàng tự động trừ một số tài khoản dư nào đó để phục vụ cho việc chủ tài khoản sử dụng thẻ ETC. Mục tiêu phải triển khai để tạo thuận lợi cho cả người sử dụng và cho ngân hàng.

Triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo tiến độ

Ông Nguyễn Viết Huy, Phó Vụ trưởng Vụ Đối tác công - tư, Bộ GTVT cho biết: thời gian tới, khi sửa đổi Quyết định 07 mà Bộ GTVT đang trình Thủ tướng, sẽ có một số giải pháp quan trọng để thúc đẩy tiến độ dự án.

Thứ nhất, về số làn thu phí tại các trạm thu phí, trước đây, có ý kiến cho rằng nên làm làn nào cũng phải không dừng để hạn chế yếu tố con người can thiệp. Tuy nhiên, thực tế mỗi trạm thu phí hiện nay vẫn phải duy trì một làn hỗn hợp để các phương tiện chưa dán thẻ hoặc phương tiện có tài khoản chưa đủ tiền có thể đi qua. 

Liên quan đến việc giải quyết bất cập giữa nhà đầu tư BOT và nhà đầu tư thu phí không dừng, làm sao cho hài hoà hơn. Trước đây nhà đầu tư BOT mong muốn tự lắp đặt thiết bị tại trạm, tự quản lý và kết nối với đơn vị cung cấp dịch vụ. Trước đây chúng ta không cho phép, nhưng Quyết định 07 sửa đổi sẽ cho phép điều này.

Thứ ba, liên quan việc gắn thẻ trên phương tiện giao thông. Trước đây, gắn thẻ miễn phí, nhưng không có chế tài. Theo quyết định mới, sau 31/12/2021, nếu chủ phương tiện mới gắn thẻ sẽ phải mất phí.

Thứ tư, phương tiện không dán thẻ hoặc không đủ tiền, trước đây có thể đi vào làn ETC, sau này sẽ chỉ cho đi vào làn hỗn hợp ngoài cùng, cấm vào làn ETC.

Thứ năm, liên quan chi phí phí cho nhà đầu tư BOO. Khi nhà đầu tư BOT kết thúc thời gian hoàn vốn, bàn giao cho nhà nước, nhà nước có thể thu thêm một 1-2 tháng để hoàn vốn cho nhà đầu tư BOO

Quyết định 07 sửa đổi cũng bổ sung thêm trách nhiệm của một số cơ quan QLNN, cụ thể là NHNN về quản lý dòng tiền. Ví dụ như lãi, tại sao chủ phương tiện nộp tiền vào lại không được hưởng lãi?

"Cuối cùng là vấn đề làm sao để hoàn thành dự án thu phí không dừng trong năm này. Tôi cho rằng, giải pháp mấu chốt là phải giải quyết việc giảm doanh thu của các nhà đầu tư BOT. Bộ GTVT đề xuất phải tăng phí theo lộ trình đã quy định trong hợp đồng. Thứ hai, các ngân hàng phải cơ cấu lại nợ của nhà đầu tư BOT, làm sao để các nhà đầu tư BOT yên tâm phối hợp với các cơ quan của nhà nước để triển khai thu phí không dừng", ông Nguyễn Viết Huy nói, .

Tags:
Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //