Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Tái chế dầu ăn thừa thành xà phòng: Sống xanh từ chính căn bếp gia đình

Phóng viên - 07/10/2021 | 16:15 (GTM + 7)

Ngày càng có nhiều người nhận thức được giá trị của “lối sống xanh”, từ đó thay đổi chính ý thức, lối sống của mình.

Những ngày gần đây, trên các hội nhóm về lối sống xanh, bài viết “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa” của chị Phạm Minh Hậu liên tục được chia sẻ và nhận được nhiều sự quan tâm, khen ngợi từ cộng đồng mạng.

Bởi, nhờ cách làm của chị Hậu, từ nay, những lít dầu ăn thừa đã trở nên có tác dụng, thay vì vứt vào sọt rác, hay đổ xuống cống làm tắc cống, ảnh hưởng đến môi trường.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Chị Phạm Minh Hậu tận dụng dầu ăn thừa để biến thành xà phòng giặt rửa
Chị Phạm Minh Hậu tận dụng dầu ăn thừa để biến thành xà phòng giặt rửa

Quy trình tái chế dầu ăn thừa mà chị Hậu đưa ra rất đơn giản, với dầu ăn thừa đã qua sử dụng, phương án 1, bạn có thể tự tái chế chúng ở nhà thành xà phòng giặt rửa nhờ công thức cho sẵn.

Phương án 2, bạn có thể gửi dầu ăn thừa tới cho nhóm tái chế và nhận lại xà phòng, sau khi đã trừ những chi phí phát sinh. Trung bình 1kg dầu đã lọc sạch + thêm nước cất, NaOH …sẽ ra 1,5kg xà phòng.

Dù mới phát động được ít ngày, thế nhưng đã có rất nhiều người ủng hộ và gửi dầu thừa tới nhóm Cộng đồng tái chế của chị Hậu. 

Tâm sự với PV, chị Hậu kể, bản thân chị cảm thấy vui mừng vì ý tưởng của mình đã được nhiều người ủng hộ. Có nhiều anh chị em cùng quan điểm tiêu dùng xanh, an toàn cho sức khỏe, thân thiện với môi trường hưởng ứng khá nhiệt tình. Đặc biệt, số người quan tâm tới phương án 1 (tặng công thức và hướng dẫn cách làm) của chị cũng nhiều hơn .

Tuy vậy, cũng có không ít người nghi ngờ về việc làm của chị. Khi được hỏi vì sao chị lại quyết định thực hiện dự án này, chị có gặp khó khăn gì trong quá trình triển khai hay không?

Chị Hậu chỉ cười: Thực ra thì việc làm ấy xuất phát từ cá nhân, mình thấy tự có trách nhiệm và khả năng làm tới đâu thì tự nguyện làm thôi. Cũng có một số người tỏ ra nghi ngờ, họ nghĩ không ai tốt tới mức làm không công cái gì, hay chắc là phải có ai tài trợ, đứng đằng sau tụi mình thì mới dám làm thế. Nhưng số người tiêu cực, nghi ngờ không đáng kể, mình cứ làm và làm tốt thì có khi họ lại hưởng ứng.

Chị Hậu chia sẻ "Thực tế mình đi, mình thấy là bệnh tật rất là nhiều và nguyên nhân chính là việc ô nhiễm môi trường, rác thải,.. nếu ai cũng chỉ nghĩ là môi trường ô nhiễm quá, nhiều bệnh tật quá mà không tìm ra cách nào, không làm gì tích cực hơn thì môi trường vẫn ô nhiễm và sức khoẻ vẫn đi xuống.

Thì thôi, chị chọn cách này, hai vợ chồng cùng nhau làm. Khi làm thì ra nhiều khó khăn, cái khó khăn nhất vẫn là nhân sự, mình nhận nhiều thì mình sẽ làm nhiều, sẽ mệt hơn hay chi phí sẽ nhiều hơn.

Lúc đấy sẽ phải có người xử lý dầu trước khi tái chế. Thế nhưng chị nghĩ rằng, quy trình mình đưa ra là để mình hạn chế và khắc phục những khó khăn đấy. Nếu mình làm đúng quy trình thì nó sẽ vận hành trơn tru. Điều quan trọng là càng ngày, sẽ có thêm nhiều người muốn đồng hành cùng với mình".

Phạm Minh Hậu với các sản phẩm xà phòng làm từ dầu mỡ thừa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chị Phạm Minh Hậu với các sản phẩm xà phòng làm từ dầu mỡ thừa. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Khi tìm hiểu về dự án “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa”, PV trò chuyện với TS. Vương Thị Lan Anh, Giảng viên bộ môn công nghệ môi trường, khoa Công nghệ hóa, trường Đại học công nghiệp Hà Nội. TS Lan Anh cũng là một trong hai người sáng lập ra Ralava- ứng dụng di động hỗ trợ người dùng trong việc phân loại, thu gom rác tại nguồn:

PV: Là một người cũng có nhiều hoạt động để giúp môi trường trở nên bền vững hơn, chị có suy nghĩ như thế nào đối với dự án “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa”?

TS Vương Thị Lan Anh: Mình đến với dự án này một cách rất tình cờ, trong một nhóm chung vì môi trường, với mục tiêu chia sẻ các giải pháp dành cho môi trường và làm tốt hơn làm xanh hơn môi trường thì mình tình cờ đọc được bài của bài đăng của bạn Phạm Hậu, đó là tái chế mỡ, dầu thực phẩm, dầu thải thành những bánh xà phòng mà có thể dùng trong việc làm sạch bề mặt mà không đòi hỏi yêu cầu cao.

Mình rất mừng bởi vì chính mình cũng là người đi tìm giải pháp cho vấn đề đó, mình đang tiến hành xúc tiến một giải pháp cho môi trường. Cụ thể là rác thải sinh hoạt được gom ra từ các khu vực dân cư và các khu vực văn phòng. Trong đó, rác thải sinh hoạt tại hộ gia đình cũng là những điều mà mình rất trăn trở. Chính vì vậy, dự án của mình nó gần như là tìm được đầu ra.

Trong giải pháp Ralava+ thì mình có tách riêng rác thải hữu cơ gia đình. Mình còn đề nghị những thành viên của gia đình, đặc biệt là các bà, các mẹ, các cô, những bạn gái,…tham gia vào quá trình sinh hoạt nấu nướng của gia đình thì có thể phân loại thành rác hữu cơ không chứa dầu mỡ, và rác hữu cơ dầu mỡ.

Những loại rác được tách riêng ra sẽ gồm những cái nước sốt chứa dầu mỡ, những cái dầu mỡ mà chúng ta dùng trong rán, chiên mà bình thường chúng ta thải ra môi trường thông qua các lỗ thoát. Việc tách riêng ra như thế để chúng ta có thể lấy lại nguồn lợi từ các chất thải đó và giải pháp của bạn Phạm Hậu thực sự là một giải pháp hữu hiệu. Chúng ta có thể sử dụng dầu đã xử lý sơ bộ để chuyển hóa thành những bánh xà phòng, mang lại cái giá trị tiếp theo của nguồn tài nguyên đấy.

--

TS Lan Anh chỉ là một trong nhiều người đã và đang ủng hộ dự án “biến dầu ăn thừa thành xà phòng giặt rửa”. Bạn cũng có thể đồng hành với dự án này, bằng nhiều cách như lập trạm vệ tinh để “xử lý” dầu thừa tại chính khu vực mình sinh sống, chia sẻ và lan toả lối sống xanh trong cộng đồng hay đơn giản là tự tái chế dầu thừa trong căn bếp của gia đình.

Bạn Phạm Văn Công, chủ một cửa hàng tiêu dùng xanh, sản xuất xà phòng handmade tại TP. Thanh Hoá (tỉnh Thanh Hoá) tâm sự: “Mình thấy đây là một chiến dịch thú vị và bổ ích trong thời điểm hiện tại, khi dịch COVID-19 đang căng thẳng, ảnh hưởng đến nền kinh tế của người dân. Cộng thêm vấn đề khó giải quyết bấy lâu nay của nhiều hộ gia đình kinh doanh, đó là việc dư dầu, mỡ thừa gây tắc cống, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khi đó, nếu có một biện pháp đúng đắn và đạt chuẩn như chiến dịch biến dầu mỡ thừa thành chất tẩy rửa thì sẽ giải quyết được triệt để vấn nạn này.”

Nhiều người nghĩ rằng, sống xanh là phải sử dụng các sản phẩm hữu cơ đắt đỏ và chỉ dành cho người có điều kiện. Thế nhưng, không hẳn vậy. Sống xanh có thể được thể hiện qua những thói quen hàng ngày, trong sinh hoạt hàng ngày, thay đổi thói quen như hạn chế túi ni lông, đồ nhựa dùng một lần; không dùng sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã; tắt bớt điện hay sử dụng nước một cách tiết kiệm…

Ngay cả trong việc ăn uống, nếu bạn dùng các sản phẩm được sản xuất theo phương thức hữu cơ; tự trồng rau xanh, tận dụng không gian trong gia đình hay ủ phân bón từ thức ăn thừa, đấy cũng là lối sống xanh. Không cần ôm đồm, làm nhiều việc, chỉ cần bạn làm tốt một khía cạnh là đã đủ tạo dựng một lối sống xanh cho mình.

---

Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: [email protected].

Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình. 

Tags:
Ý kiến của bạn
Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: 'Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Con vi phạm giao thông, mẹ nhắn: "Kệ, con cứ ngồi đấy là họ sẽ thả”

Khác biệt với thái độ nghiêm khắc của các phụ huynh khi con mình vi phạm Luật Giao thông đường bộ, có phụ huynh khi con gọi điện, nhắn tin thông báo bị lực lượng chức năng xử lý vi phạm giao thông, lại rất...

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch

Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?

Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Cao điểm hạn mặn, người dân “đong nước” với giá cao

Do hạn mặn kéo dài làm mạch nước ngầm và nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, một số địa phương ở ĐBSCL đã không còn nước ngọt để sinh hoạt. Những khu vực dân cư ở xa trung tâm xã hoặc ven biển thì buộc lòng phải mua nước ngọt với giá cao gấp 5 lần giá bình quân chung

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Loay hoay chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại

Tiếp nối câu chuyện “Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?”, VOV Giao thông tiếp tục câu chuyện “Người Sài Gòn loay hoay câu chuyện nuôi chó và phòng bệnh dại”.

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Hà Nội đang quên bắt chó thả rông?

Nếu sống ở Hà Nội, chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến tên “Đội bắt chó thả rông”. Thế nhưng, sau những đợt ra quân này thì mọi việc có vẻ như lại đâu vào đấy, chó thả rông vẫn ngang nhiên chỗ đông người. Vậy Hà Nội có đang lãng quên công việc này?

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

1 tháng bị lập biên bản 5 lần, quán cafe vẫn lấn chiếm vỉa hè

Dù mới khai trương tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, thế nhưng chỉ trong tháng 01/2024, quán cafe này đã bị 5 lần lập biên bản vì lỗi lấn chiếm lòng đường vỉa hè, tuy nhiên đến nay quán vẫn tiếp tục vi phạm.

// //