Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sự nguy hiểm của tâm lý khinh nhờn luật pháp

Phóng viên - 12/05/2020 | 5:40 (GTM + 7)

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ người vi phạm luật giao thông đâm, gây thương tích khiến nhiều chiến sĩ công an trọng thương, thậm chí thiệt mạng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hiện tượng này đặt ra sự cấp bách của việc nâng cao hơn nữa những biện pháp nghiệp vụ, những giải pháp để đảm bảo an toàn cho các chiến sĩ công an cũng như chủ phương tiện trong quá trình ngăn chặn, dừng các xe vi phạm.

Đêm 9.4, hàng chục quái xế đã tụ tập đua xe quanh Hồ Gươm, Hà Nội
Đêm 9/4, hàng chục quái xế đã tụ tập đua xe quanh Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Thanh niên

Lợi dụng thời gian toàn xã hội giãn cách, các lực lượng chức năng căng mình phòng chống dịch bệnh, nhiều đối tượng thanh niên đã tập trung gây rối trật tự công cộng và có biểu hiện tổ chức đua xe trái phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh xã hội.

Ở Hà Nội, 6 bị cáo từ 17 đến 22 tuổi đã lĩnh những mức án từ án treo đến 8 tháng tù giam vì hành vi này. Ở Tiền Giang, 20 quái xế cùng 19 xe máy đã bị tóm gọn khi cố gắng thông chốt, tông trọng thương một thiếu tá CSGT. Đáng buồn hơn, đã có 2 chiến sĩ công an hy sinh khi cố gắng truy bắt nhóm 'quái xế' đua xe với tốc độ 100km/giờ tại Đà Nẵng.

Chia sẻ với VOV Giao thông về vấn đề này, Trung tá Phạm Tuấn Anh, đội phó Đội tuyên truyền phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cho biết, những đối tượng bỏ chạy khi cảnh sát ra hiệu lệnh kiểm tra thì thường rất manh động, đã sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy. Thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tăng cường hơn nữa công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, đặc biệt là đối tượng ngổ ngáo xăm trổ, có hành vi coi thường pháp luật.

“Đặc biệt là các đối tượng mà khi mang theo ma túy, vũ khí nóng thì các đối tượng này sẽ chạy đến cùng về việc chạy này rất nguy hiểm cho lực lượng khi các đối tượng này đâm thẳng vào lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ hòng chạy thoát”.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Công an TP. Hà Nội cũng cùng chung nhận định. Theo Trung tá Hùng, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn Hà Nội từ 23h đến 3h sáng xuất hiện một vài tốp thanh niên tụ tập từ 5 xe đến 15 xe, chạy phóng nhanh trên các tuyến phố kèm theo lạnh lách đánh võng, điều khiển xe bằng 1 bánh, gây ồn ào ảnh hưởng đến an toàn, trật tự chung và nguy hiểm đến người tham gia giao thông trên đường cũng như chính các đối tượng đó.

Qua quá trình tuần tra, lực lượng cảnh sát cơ động đã xác định các tuyến đường khoảng thời gian và đối tượng thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng như vậy, để phối hợp với các lực lượng công an quận, các phòng ban như Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Cảnh sát trật tự hay Phòng Cảnh sát Giao thông để tiến hành vây bắt và xử lý nghiêm các đối tượng như vậy.

“Lực lượng công an chúng tôi cũng đã xác định và xây dựng phương án chi tiết và có thể sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để có thể vừa đảm bảo an toàn cho lực lượng làm nhiệm vụ vừa có thể xử lý nghiêm về đối tượng có hành vi gây rối và điều khiển phương tiện phóng nhanh với tốc độ cao như vậy. Chúng tôi phối hợp giữa các chốt với nhau có thể tiến hành vây bắt. Trên toàn hệ thống camera giám sát của của thành phố thông qua hệ thống camera giám sát để xác định những di biến động di chuyển trên các tuyến đường của các đối tượng. Từ đó có thể tiến hành xác minh, truy xét và triệu tập các đối tượng này để tiến hành xử phạt".

Hiện trường hai chiến sĩ Công an quận Sơn Trà hy sinh khi truy bắt nhóm đối tượng đua xe, cướp tài sản trong đêm 2/4.
Hiện trường hai chiến sĩ Công an quận Sơn Trà hy sinh khi truy bắt nhóm đối tượng đua xe, cướp tài sản trong đêm 2/4. Ảnh: Báo chính phủ

Trao đổi với phóng viên, TS.Nguyễn Như Chính, chuyên gia tâm lý tội phạm cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe bắt nguồn từ ảnh hưởng của dịch Covid-19, và do đặc điểm tâm lý lứa tuổi.

“Đây là lứa tuổi thích thể hiện bản thân. Họ muốn khẳng định bản thân và cuộc sống của họ không chỉ hướng trong gia đình mà nó hướng ra bên ngoài xã hội nhiều hơn, hướng đến những nhóm bạn bè. Tất nhiên, như các cụ nói gần mực thì đen gần đèn thì rạng, thanh niên thì chơi theo nhóm bạn. Nếu họ chơi những nhóm bạn tích cực thì nó sẽ có những ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển nhân cách của con người. Nhưng nếu giao du với nhóm bạn xấu, thậm chí có những em có hành vi vi phạm pháp luật trước rồi, thậm chí là có tiền án rồi thì nó sẽ kéo theo hệ quả là các em sẽ tìm kiếm những phương thức thỏa mãn nhu cầu”.

Theo TS. Nguyễn Như Chính, để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc phát sinh từ tình trạng đua xe, như việc một số cán bộ chiến sĩ bị thương, thậm chí thiệt mạng khi tham gia ngăn chặn các hành vi này, cần phải tăng cường chế tài xử phạt, song song với việc thay đổi phương thức tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên.

“Ở nước ngoài có sự kết hợp giữa cảnh sát, nhân viên xã hội và gia đình. Họ thành một ê kip và luôn quản lý rất chặt chẽ con em và định hướng giáo dục con em ngay từ ban đầu để hạn chế tối đa những hành vi vi phạm pháp luật. Có lẽ ta cũng phải xem xét theo hướng đấy là thành lập những nhóm, ê kip để ngay trong cộng đồng ta ngăn chặn những hành vi đó. Bên cạnh đó thì phải tìm kiếm xem có cách nào cho các em đó có các phương thức thỏa mãn nhu cầu hợp lý. Ví dụ như tổ chức đua theo quy định của Nhà nước, nếu em nó thực sự có tài năng thì cho nó vào đấy để thể hiện tài năng. Tránh để tình trạng tụ tập kéo nhau từng nhóm tự đua với nhau”.

Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên cán bộ CSGT Hà Nội nêu quan điểm, cơ quan chức năng cần phải có sự phối hợp để xử lý nhanh chóng, kịp thời những hành vi đua xe trái phép ngay từ khi manh nha, nhem nhúm, không để kéo dài, gây mất an ninh trật tự. Đây cũng là cách để giảm nguy hiểm đối với lực lượng chức năng.

“Quan trọng nhất là phải ngăn chặn ngay từ khi manh nha từ khi nó tụ tập thì phải ngăn chặn rồi. Đấy mới là thành công của công tác nghiệp vụ để đảm bảo mà trấn áp được các đối tượng mà coi thường pháp luật. Một mặt nữa vì những đối tượng đã quay thường pháp luật thì không có lý do gì mà lại không đề xuất để tăng mức phạt lên, để đủ tính răn đe của pháp luật, để tránh những trường hợp mà chưa đủ tuổi mà đã tụ tập những việc như thế”.

Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động và Trung tá Phạm Tuấn Anh, đội phó Đội tuyên truyền phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng cho rằng, việc phòng ngừa là khâu quan trọng nhất để hạn chế những rủi ro, nguy hiểm trong công tác phòng chống đua xe:

“Bên cạnh đó, chúng tôi vận động phong trào quần chúng đấu tranh tố giác tội phạm để có thể tố giác các đối tượng có hành vi như vậy, từ nơi, nơi tụ tập quá trình di chuyển của các đối tượng để cho chúng tôi lên sơ đồ thành thành một mạng lưới sơ đồ vị trí các đối tượng cũng như các tuyến đường để có thể là có những biện pháp vụ xử lý một cách nghiêm túc, triệt để và an toàn cho người tham gia giao thông, an toàn cho lực lượng bắt giữ, an toàn cho chính bản thân các đối tượng điều khiển phương tiện đó. Qua đây tôi cũng khuyến cáo các gia đình nên quan tâm đến con cái quản lý chặt chẽ giờ giấc sinh hoạt của con và không giao các phương tiện còn chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe”

Sự nguy hiểm của tâm lý khinh nhờn luật pháp

vi phạm giao thông
Các đối tượng đua xe bị bắt giữ. Ảnh: Dân trí

Việc gia tăng các vụ chống đối người thi hành công vụ, thậm chí đâm xe trọng thương các chiến sĩ công an đang cho thấy một vấn đề đáng quan ngại trong thực thi các quy định của nhà nước. Dưới góc độ nhân quả, đây chỉ là một trong chuỗi các hành vi, và là biểu hiện tiêu biểu cho tâm lý khinh nhờn luật pháp của một bộ phận giới trẻ hiện nay.

Những hình ảnh vọt ga, quay đầu xe khi bị lực lượng chức năng ra hiệu lệnh dừng lại; những cuộc điện thoại chớp nhoáng cầu viện người quen để “xin” vi phạm; những màn lu loa, ăn vạ rồi chửi bới CSGT; những hội nhóm kín “Báo chốt, thông chốt 141” hoạt động sôi nổi nhằm tránh bị xử lý vi phạm… chúng đã không còn quá xa lạ với công chúng.

Chưa kể, một số đối tượng đang lạm dụng các phương tiện truyền thông, mạng xã hội trong thời đại 4.0 để gây áp lực, vu khống, bôi nhọ, kích động nhiều người tham gia chống đối lực lượng làm nhiệm vụ, gây ảnh hưởng tới hình ảnh, uy tín người chiến sĩ công an.

Người viết từng chứng kiến một vụ việc 2 thanh niên không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, trong quá trình bỏ chạy đã va chạm với lực lượng công an, bị thương nhẹ ở chân. Sau đó, một trong hai người này gọi bố ra để giải quyết. Thật bất ngờ, người bố chưa biết đầu đuôi sự việc đã buông lời lăng mạ và quyết “ăn thua đủ” với chiến sĩ vô tình va chạm với con ông ta.

Người trẻ có thể học được gì từ cách ứng xử vô pháp vô thiên đó của người lớn? Hay chúng sẽ là tấm gương phản chiếu tâm lý xã hội hiện nay?

Không phủ nhận các quy định hiện hành đang ngày càng mở rộng quyền giám sát của người dân với các lực lượng chấp pháp, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nhưng  cần lưu ý, những quy định đó là nhằm góp phần giúp minh bạch hơn các hoạt động ngăn chặn, xử lý vi phạm với mục đích sau cùng là đảm bảo an toàn giao thông cho cộng đồng, xã hội. Chúng không phải là công cụ để người vi phạm “lý sự cùn”, lấp liếm lỗi của mình.

Bên cạnh giáo dục pháp luật từ gia đình, nhà trường, hoạt động xử lý vi phạm trong thực tiễn đời sống, thứ mà giới trẻ chứng kiến và cảm nhận dễ dàng hơn, cũng phải thực chất và có tính thuyết phục.

Lực lượng chức năng có xử lý những trường hợp cậy quyền lực, chức vụ, cậy quen biết, những đối tượng đầu gấu, xăm trổ tương đương như các trường hợp vi phạm bình thường khác? Có phải tất cả trường hợp vi phạm đều bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật một cách bình đẳng?

Có lẽ, trước khi chấn chỉnh nhận thức của giới trẻ, người lớn cũng cần nhìn nhận lại cách chúng ta đang thượng tôn pháp luật như thế nào./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

// //