Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sinh con một bề có cần hỗ trợ?

Phóng viên - 16/03/2021 | 5:39 (GTM + 7)

Thông tin “từ 10/3, sinh con một bề có thể được hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí” đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân. Đây là một nội dung được Tổng cục Dân số, Bộ Y tế đưa ra nhằm khuyến khích kiểm soát tình trạng mất cân bằng g

Mặc dù không phải gia đình nào cứ sinh 2 con một bề là được hưởng các khuyến khích, hỗ trợ.

Nhưng từ câu chuyện này đặt ra vấn đề cần xây dựng và xem xét các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sao cho phù hợp và đạt hiệu quả hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng dân số? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Để cân bằng giới tính khi sinh và đảm bảo mức sinh thay thế, chính sách "sinh con một bề" chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn các địa phương có tình trạng mất cân bằng giới tính, có tỷ lệ nam lớn hơn nữ
Để cân bằng giới tính khi sinh và đảm bảo mức sinh thay thế, chính sách "sinh con một bề" chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn các địa phương có tình trạng mất cân bằng giới tính, có tỷ lệ nam lớn hơn nữ

Gia đình chị Nguyễn Thị Hương Giang, ở Thanh Xuân, Hà Nội là một trong nhiều gia đình sinh con một bề là gái. Cả gia đình luôn cảm thấy đủ đầy và hạnh phúc, dành ưu tiên số 1 cho việc chăm sóc và nuôi dạy các con thật tốt.

Chị Giang chia sẻ rằng, khi biết tới thông tin gia đình sinh con một bề có thể nhận được chính sách hỗ trợ như được miễn, giảm học phí, mua bảo hiểm y tế cho con...thì chị cảm thấy ngạc nhiên và có chút chạnh lòng:

“Đối với nhiều gia đình trong đó có gia đình tôi thì hoàn toàn không có chuyện lựa chọn giới tính khi sinh con, tôi thấy sự hỗ trợ đó không có ý nghĩa, nó cũng không tạo nên ảnh hưởng tích cực. Nếu người ta muốn người ta sẽ làm chứ không màng tới chuyện thưởng đâu”.

Để hiểu đúng về việc sinh con một bề được miễn, giảm học phí được quy định tại Thông tư 01/2021, TS Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho biết, Điều 4 của Thông tư liên quan đến việc hướng dẫn một số nội dung khuyến khích kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh quy định, với tập thể, các xã đạt 100% thôn đã có nội dung về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trong hương ước, quy ước được đề xuất UBND cấp huyện khen thưởng một lần kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật.

Với cá nhân, căn cứ mục tiêu chính sách dân số và thực tiễn, để kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, địa phương được lựa chọn, quyết định một số nội dung cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ các cặp vợ chồng sinh 2 con một bề cam kết không sinh thêm con như: Tôn vinh, biểu dương việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan, con học giỏi, thành đạt; miễn, giảm học phí, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế học sinh; hỗ trợ sữa học đường và các hình thức phù hợp khác. TS Đinh Huy Dương cho biết:

"Việc các cặp vợ chồng sinh con một bề và cam kết không sinh thêm con có thuộc diện được khuyến khích, hỗ trợ hay không còn tùy thuộc vào tình hình thực tế tại từng địa phương, do địa phương quyết định. Điều này không đồng nghĩa với việc, người dân trên cả nước, cứ sinh 2 con một bề là được hưởng các khuyến khích, hỗ trợ".

TS Nguyễn Đức Mạnh, Viện trưởng Viện Dân số và Gia đình cũng cho rằng, để cân bằng giới tính khi sinh và đảm bảo mức sinh thay thế, chính sách này chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn các địa phương có tình trạng mất cân bằng giới tính, có tỷ lệ nam lớn hơn nữ. Bởi thực tế còn nhiều địa phương không đạt tỷ lệ sinh thay thế:

“Chính sách thưởng cho những cặp vợ chồng chỉ sinh 2 con, cái đó cũng tốt thôi nhưng không nên dành cho những vùng tỷ lệ kiểm soát sinh cao, tỷ lệ trên 3 con hoặc là 4-5 con, mà khuyến khích ở những vùng có tỷ lệ sinh thấp”.

Mặc dù việc các gia đình sinh hai con một bề có được hỗ trợ hay không, ai thuộc diện được hỗ trợ, hỗ trợ bằng hình thức nào... là do từng địa phương trong quá trình xây dựng chính sách sau này sẽ quyết định dựa trên tình hình thực tế.

Nhưng theo TS. Ngô Thị Ngọc Anh – Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng, việc này nếu không đi cùng với giải pháp truyền thông, giải thích cặn kẽ cho người dân thì rất dễ bị hiểu sai và tinh thần, mục đích mà nó hướng tới sẽ không đạt được.

Để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, theo bà Ngọc Anh, nên chú trọng giải pháp vận động, tuyên truyền trong cộng đồng:

“Hiện nay mất cân bằng giới tính khi sinh, đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Hồng rất lớn, cần phải có động viên khuyến khích nhưng chúng ta không thiếu gì các hình thức, chứ chúng ta nếu lấy tiền hoặc hiện vật ra để các gia đình thực hiện tốt thì tôi nghĩ không ổn. Quan trong là chúng ta phải phổ biến để mỗi gia đình hiểu được quyền bình đẳng của con giai, con gái, khi trưởng thành đều có thể đóng góp và có trách nhiệm với gia đình”.

Câu chuyện “con một bề” đặt trong mối quan hệ với mức sinh cao, cần được tập trung giải quyết từ vấn đề tư tưởng, nhận thức xã hội về bình đẳng giới, chứ không phải từ góc nhìn kinh tế
Câu chuyện “con một bề” đặt trong mối quan hệ với mức sinh cao, cần được tập trung giải quyết từ vấn đề tư tưởng, nhận thức xã hội về bình đẳng giới, chứ không phải từ góc nhìn kinh tế

Nâng cao chất lượng dân số có vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong tình hình hiện nay, công tác này đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, đòi hỏi những giải pháp mới nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược dân số 2030.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông, giải pháp về dân số phải bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người; giữa việc tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức với thay đổi hành vi, chứ không thể là “Giải pháp một bề”

Hỗ trợ sinh con một bề đối với một số địa phương để đảm bảo duy trì bền vững mức sinh thay thế, hay hỗ trợ để khuyến khích các gia đình sinh đủ 2 con khi đang trong độ tuổi sinh sản, là những biện pháp linh động để đảm bảo cho chính sách dân số phù hợp với đặc thù mỗi địa phương, vùng miền, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu chiến lược dân số quốc gia đến 2030 và xa hơn nữa.

Tuy nhiên, bản thân từ “hỗ trợ” đã khiến cho một chủ trương dễ bị trệch hướng so với mục tiêu ban đầu. Bởi khi nằm trong diện được “hỗ trợ”, cần “hỗ trợ”, thì khách thể đương nhiên được coi là nhóm yếu thế, thua thiệt.

Trong khi, chuyện con cái, dù một bề hay nhiều bề, cũng ít ai sẵn sàng thừa nhận mình là người thiệt thòi.

Đối với các gia đình sinh con một bề quan niệm đúng đắn về bình đẳng giới, thì sự hỗ trợ không những không cần thiết, mà còn có thể gây nên cảm giác không thoải mái cho gia chủ.

Là người tự trọng, không ai vui gì khi sự hỗ trợ dành cho mình vô hình trung gây nên sự bất bình đẳng với các gia đình có cùng số con, chỉ khác chỗ “nhiều bề”

Còn với các gia đình con một bề đang muốn sinh thêm con, dù là để đông con nhiều phúc hay để “có nếp có tẻ”, thì không một sự hỗ trợ nào sánh được với giá trị mà họ đang mong đợi từ thành viên mới.

Do vậy, từ góc độ người thụ hưởng, rất khó để tìm thấy lý do họ mong đợi chính sách hỗ trợ này.

Còn với cơ quan thực thi, ngay cả khi trao quyền chủ động về cho địa phương để chọn lựa, bình xét đối tượng được hỗ trợ, quá trình thực hiện cũng rất dễ rơi vào lúng túng, do đặc điểm về mức sinh không đồng nhất trên các địa bàn quận huyện, khu vực.

Muốn hỗ trợ, địa phương lại phải lựa chọn, cân nhắc từng trường hợp, soi chiếu tiêu chí, mà chưa chắc người được hỗ trợ đã bằng lòng. Rồi thu hồi phần hỗ trợ ra sao nếu gia đình “nhỡ kế hoạch” mà lỗi không phải do chủ quan?

Rất nhiều vấn đề, địa phương chỉ hình dung thôi đã sợ “mua dây buộc mình”.

Duy trì bền vững mức sinh thay thế, giảm chênh lệch mức sinh giữa các địa phương, vùng miền là một trong các mục tiêu rất quan trọng của chiến lược dân số, nhưng cần có các giải pháp “kéo” và “đẩy” phù hợp”.

Câu chuyện “con một bề” đặt trong mối quan hệ với mức sinh cao, cần được tập trung giải quyết từ vấn đề tư tưởng, nhận thức xã hội về bình đẳng giới, chứ không phải từ góc nhìn kinh tế.

Cán bộ dân số ở cơ sở cần chủ động tìm hiểu, tiếp cận những gia đình có mong muốn sinh con thứ ba nói chung (không riêng gia đình con một bề) để tư vấn cho họ thấy rõ những thiệt thòi cho các con, cho bố mẹ, cho cái chung của xã hội nếu sinh thêm con, để họ tự tin về lựa chọn sáng suốt của mình.

Nếu họ thực sự khó khăn, thì cũng như bao gia đình khác, sự hỗ trợ nên đến từ lưới an sinh chung.

Những sự miệt thị, diễu cợt hay kích bác người sinh con một bề cần được chấm dứt từ trong gia đình, dòng họ, trong các không gian sinh hoạt cộng đồng, trong các cơ quan công sở, như một tiêu chí văn hóa bắt buộc, mà vai trò của người đứng đầu có ý nghĩa quyết định.

Và trong khi chờ đợi sự dịch chuyển của nhận thức, cũng cần các công cụ đủ mạnh để dẹp bỏ những cách nói, cách ứng xử ấu trĩ về bình đẳng giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín, danh dự, tinh thần của những người làm mẹ làm cha, qua đó tác động tiêu cực đến sự phát triển lành mạnh của dân số.

Đó nên là các quy định mang tính hướng dẫn và đảm bảo thực thi, thay vì đưa ra một mức phạt mấy trăm ngàn đồng cho hành vi vi phạm, mà ai cũng biết, quy định chỉ mang tính…nhắc nhở chung chung./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //