Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Siết chặt quản lý đất đai để người dân không khốn đốn với những dự án ma

Phóng viên - 19/07/2019 | 7:34 (GTM + 7)

Vì lợi nhuận, vì thiếu hiểu biết, vì nhu cầu nhà ở thực, nhiều người bất chấp những rủi ro, “cạm bẫy” từ các “dự án ma”; trong khi công tác quản lý của các cấp địa phương còn lỏng lẻo.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Thời gian gần đây, tình trạng mô giới “dự án ma” nở rộ. Hàng nghìn người dân “trắng tay”, khi mua nhầm phải những mảnh đất phân lô bán nền trên những khu đất thuộc quy hoạch, thậm chí đất công của cơ quan nhà nước đang quản lý và sử dụng. Đặt ra câu hỏi về công tác quản lý của chính quyền địa phương?

Làm sao để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân?

UBND quận Bình Tân khuyến cáo người dân cảnh giác thông tin rao bán 9 dự án "ma" trên địa bàn quận. Ảnh: Báo Phụ nữ

"Một số đối tượng người ta lợi dụng việc đặt cọc. Mua đất nông nghiệp của người dân, sau đó lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân tiến hành phân lô ảo, sau đó bán cho người dân". 

"Tình hình lừa bán đất ảo, ước tính có hàng ngàn khách hàng bị lừa. Họ đã đóng tiền góp vốn đặt cọc mua đất các dự án ma này. Và đơn của họ đã gửi khắp nơi nhưng doanh nghiệp mua bán đất ma này vẫn không bị xử lý".

"Thật sự rất là sợ khi gặp những dự án như thế này. Tại vì một con sâu sẽ làm rầu nồi canh. Những khách hàng mà gặp những dự án ma thì rất là khó khăn".

"Cảnh giác với những đối tượng có thể là tự dựng dự án mua bán. Cũng mong rằng là người dân khi tiến hành mua bán bất động sản, đất đai nên liên hệ để nắm chắc thông tin tính pháp lý của từng thửa đất".

Chỉ tính riêng các quận, huyện vùng ven trên địa bàn TPHCM như quận 9, quận Thủ Đức, quận Bình Tân, huyện Hóc Môn, đã có hơn 10 khu đất có dấu hiệu phân lô trái phép, không phù hợp quy hoạch, vi phạm các quy định về đất đai, nhà ở.

Theo Ông Lê Văn Thinh, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, để thu hút người mua, nhiều dự án còn thông qua hình thức phát tờ rơi, dịch vụ môi giới, cò đất, trang mạng, mạng xã hội như: muaban.net, batdongsan.com.vn…, giới thiệu, quảng cáo, rao bán đất nền trái quy định.

"Thường một số doanh nghiệp quy hoạch rồi công bố lên mạng dưới giá bán rất rẻ, thường không có thật. Qua đó cũng có trường hợp người dân vì nhu cầu nhà ở nên đăng ký mua. Nhưng cũng có trường hợp vì lợi nhuận khi mua rẻ dưới giá đất".

Theo bà Nguyễn Thị Tố Trâm, Trưởng Ban bạn đọc – công tác xã hội, báo Người lao động, không chỉ chiêu trò thu hút khách hàng bằng cách “vẽ” ra những khu dự án có vị trí đẹp như gần đường lớn, gần chợ, trường học, bán với giá rẻ hơn thị trường. Nhóm mô giới còn dụ dỗ khách đến xem trực tiếp các khu dự án, để tạo niềm tin. Nguy hiểm hơn là hình thức mua bán tinh vi bằng, góp vốn đầu tư, giả mạo giấy tờ pháp lý, khiến nhiều người dân “mắc bẫy”.

"Đáng nói là doanh nghiệp dẫn người dân đi mua đất, họ làm rất là rầm rộ, thậm chí là san ủi đất, làm đường, nên người dân họ tin tưởng đặt tiền vào đó. Với kiểu lừa đảo này, cơ quan có thể xem xét khởi tố hình sự được hay không, nhất là những cá nhân chủ mưu cầm đầu. Nhà nước thì có thể ra những quy định để quản lý, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch như thế nào cho thật bài bản và công khai".

Ngoài việc xử lý nghiêm các vi phạm, theo bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân TPHCM, thành phố cũng cần có những giải pháp để đảm bảo quyền lợi của người dân, nhất là người dân lao động nghèo có nhu cầu nhà ở thực sự phải “điêu đứng”, tiền mất tật mang.

"Ở chỗ đó không có quy hoạch làm dự án nhà ở… không phải là khu dân cư, chúng ta xử lý tháo dỡ, nói về quy định pháp luật là đúng rồi. Nhưng mà nói về trách nhiệm quản lý nhà nước và người lãnh đạo của thành phố này chúng ta thấy rất là lo lắng và day dứt chỗ này. Trước hết là do công tác quản lý nhà nước của mình, xã phường biết không, biết. Vậy tôi đặt câu hỏi, chúng ta xử lý như thế nào? Nếu chúng ta biết tại sao chúng ta không xử lý? Để dẫn đến tình trạng người dân nghèo mua ki góp có khi cả đời vất vả, mua vài chục triệu một mảnh đất xây một cái nhà, bây giờ tháo dỡ, ở đâu".

Một khu vực phân lô hộ lẻ nhếch nhác, thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng tại ấp Tiền Lân 1, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Ảnh: Nhân dân

Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM thừa nhận, do “lỗ hổng” trong công tác quản lý tại các địa phương thời gian qua, đã chưa nhận diện đúng và xử lý triệt để các nhóm đối tượng vi phạm. Vì vậy, trong thời gian tới, cần siết chặt công tác phối hợp, liên thông giữa thành phố với các cấp địa phương trong lĩnh vực quản lý đất đai.

"Những người mồi chài, những người làm cò ở địa phương chưa nhận diện, chưa chỉ đích danh và chưa có giải pháp xử lý họ. Chúng ta phải chỉ ra và xử lý nghiêm các trường hợp đó thì mới giải quyết được vấn đề. Không thể tự nhiên một vệt khoảng 1 ha mà ào ào xây dựng lên được. Phải có người nào đó đứng mũi chịu sào, đứng ra phân lo, hô hào quảng cáo. Và đưa người dân lương thiện của mình vào, đối diện với nhà nước. Cho nên mình cần xem xét lại mô hình liên kết thông tin các dự án cấp phép, dự án vi phạm, xử lý vi phạm, kết quả vi phạm. Mà từ thành phố, quận huyện đến phường xã, công chức, địa chính nhà nước ở địa phương đều biết và có thể tham gia được".

Siết chặt quản lý để người dân không khốn đốn (Bình luận của Nhà báo Bùi Trọng Điển - Phó Giám đốc Kênh VOVGT)

Vì lợi nhuận, vì thiếu hiểu biết, vì nhu cầu nhà ở thực, nhiều người dân vẫn bất chấp những rủi ro, “cạm bẫy” từ các “dự án ma”. Trong khi công tác quản lý của các cấp địa phương còn lỏng lẻo. Đã đến lúc không chỉ dừng lại ở cảnh báo mà nhà nước cần có những biện pháp để xử lý tận gốc.

TP.HCM sẽ mạnh tay xử lý các "dự án ma" phân lô bán nền

Có thể nói, hiện nay ở rất nhiều địa phương, trong đó đặc biệt là các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh, xuất hiện ngày càng nhiều các đối tượng lợi dụng sự cả tin của người dân để rao bán các dự án đất ”ảo”, dự án đất “ma”. Điển hình là các địa phương ở phía Nam như TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Bình Dương, Đồng Nai… việc phân lô, bán nền trên giấy được quảng cáo, quảng bá nhan nhản, hàng ngày dưới đủ chiêu bài từ gọi điện thoại, tiếp thị trên internet đến tổ chức các đoàn, các đợt đưa khách hàng đi xem đất. Các hoạt động này diễn ra rầm rộ, công khai, nhiều nơi còn tổ chức thành sự kiện mở bán.

Đã có quá nhiều bài học cho người mua vì nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của các đối tượng mà không tìm hiểu về tính pháp lý của mỗi dự án vội vàng mang cả vốn liếng để đầu tư. Hậu quả là đất đai nếu có thì cũng vướng vào quy hoạch, hoặc đất đã được giao cho người khác; thậm chí đây chỉ là chiêu trò lừa dối để huy động vốn. T

hực trạng nhức nhối này đang kéo theo hàng loạt các vấn đề phức tạp nảy sinh từ đơn thư, khiếu nại, tố cáo đến đời nợ thuê, tranh chấp, ẩu đả vì đất đai diễn ra ngày càng phổ biến; gây mất an ninh trật tự tại địa phương.

Có thể thấy việc hình thành và phát triển các dự án đất ảo có nguyên nhân là do nhu cầu về chỗ ở hiện nay của người dân tại nhiều địa phương rất bức bách; trong khi việc triển khai các dự án về nhà ở, đất ở lại diễn ra chậm chạp; nhiều nơi quy hoạch treo triền miên; người dân không thể kiên trì chờ đợi.

Đó là chưa kể, nhiều người mua vì hám lợi, vì thiếu hiểu biết hoặc chờ đợi vào vận may nên không ngần ngại bỏ vốn đầu tư; cũng có người vì không đủ tiền để mua đất có pháp lý rõ ràng nên đành nhắm mắt đưa chân. Như vậy công tác quản lý thị trường bất động sản, nhất là giao dịch về đất nền ở nhiều địa phương đang bị buông lỏng để từ đó các đối tượng cò đất, các doanh nghiệp chụp giựt lợi dụng để thao túng, làm càn.

Để giải quyết thực trạng này, ngay lúc này, các cấp chính quyền, các ngành, nhất là các cán bộ phụ trách tài nguyên môi trường, địa chính, tư pháp ở các địa phương phải đẩy mạnh công tác truyền thông để người dân không bị mắc lừa bởi các dự án đất ma, đất ảo.

Công tác quản lý đất ở tại khu vực xã, phường, thị trấn phải được siết chặt; có công bố, công khai rõ ràng về tính pháp lý của từng mảnh đất, dự án; xóa bỏ các dự án treo quá hạn định.

Các hoạt động mua bán dự án đất ảo không chỉ diễn ra âm thầm mà chào bán công khai với nhiều phương thức, đủ đoạn để lôi kéo khách hàng.

Do vậy các địa phương phải nắm bắt và giải quyết kịp thời; không thể bỏ qua; đặc biệt là ràng buộc trách nhiệm công vụ cho các cán bộ được phân công phụ trách; đồng thời có hình thức kỷ luật thích đáng nếu phát hiện cán bộ có hành vi tiếp tay, đi đêm với các đối tượng lợi dụng việc mua đất đai bất hợp pháp để trục lợi.

Đã đến lúc công tác quản lý đất đai ở các địa phương phải được siết chặt, không để người dân khốn đốn vì mua phải dự án đất “ma”, dự án đất ảo.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

Thiếu trạm sạc, tài xế xe điện rồng rắn xếp hàng

17h - 18h thường là khoảng thời gian chật kín phương tiện tại các trạm sạc xe điện sau một ngày cạn pin di chuyển. Ít điểm, các trạm sạc lại rải rác khiến nhiều tài xế sốt ruột chờ đợi hoặc phải chia nhau giờ sạc.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

// //