Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sẽ xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam

Phóng viên - 05/08/2020 | 6:31 (GTM + 7)

Trong khi nước ta sẵn sàng đánh đổi một phần lợi ích kinh tế để ưu tiên chống dịch, bảo vệ sức khỏe người dân thì nhiều đối tượng vì tư lợi đã tổ chức các đường dây đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, tiềm ẩn nguy cơ phát tán mầm bệnh.

Các đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Ảnh: Vũ Miền - VOV

Mời các bạn cùng nghe nội dung chi tiết tại đây:

“Qua Trung Quốc hay về Việt Nam đều được”, “Không phải cách ly”, “Bao trọn việc làm”… Đó là những lời mời chào “chắc nịch” được các đối tượng từ đường dây tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam đăng tải trên mạng xã hội. Các đối tượng này còn ngang nhiên công khai cả video ghi lại cảnh đưa đoàn người trèo đồi, lội suối,.. hàng giờ nhằm “lách các chốt kiểm soát của lực lượng biên phòng Việt Nam; nhờ vậy đã tổ chức thành công nhiều “phi vụ".

Đằng sau vài triệu đồng thu lợi bất chính đó, là nguy cơ gieo rắc mầm bệnh cho hàng chục triệu đồng bào và cả nền kinh tế của Việt Nam vốn chưa kịp hồi phục sau tổn thất vừa qua. Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô cho biết, từ đầu năm đến nay, 27/63 địa phương đã có người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Đáng chú ý, từ tháng 6 đến thời điểm này, lực lượng công an và các địa phương phát hiện 21 vụ với 177 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép, trong đó đã khởi tố 5 vụ với 19 đối tượng Việt Nam và 1 đối tượng Trung Quốc. 

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư Lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, thì tình trạng trên tập trung nhiều nhất tại các địa phương, như: Tây Ninh và An Giang, đặt ra yêu cầu tăng cường các giải pháp ngăn chặn kịp thời:

Hiện các đơn vị đã chỉ đạo kích hoạt thêm các giải pháp dịch tễ, tăng cường thêm người ra các chốt, tăng dày giữa hai chốt; phối hợp chặt cùng với các lực lượng quân sự, công an địa phương rồi có những cửa khẩu đã được tăng cường nhân sự y tế để cương quyết ngăn chặn. 

Một nhóm người vượt biên trái phép bị bắt giữ tại đồn biên phòng Tân Thanh. Ảnh: ĐBP Tân Thanh

Tại An Giang, tình trạng vượt biên trái phép từ Campuchia về Việt Nam qua đường mòn, lối mở, đường thủy… nhằm trốn cách ly liên tục gia tăng, chưa kể các đối tượng còn cố tình nhập cảnh để buôn lậu thuốc lá, ma túy ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội địa phương. Đại tá Lý Kế Tùng, Phó chỉ huy trưởng, Bộ đội Biên Phòng tỉnh An Giang khẳng định: 

Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã bố trí trên tuyến biên giới là 136 chốt, mỗi chốt từ 4-6 cán bộ, tổng cộng là trên 800 cán bộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục tăng cường các tổ chốt, đồng thời các đội đặc nhiệm cũng hoạt động thường xuyên, nhằm ngăn chặn các đối tượng qua lại biên giới trái phép, để ngăn chặn lây nhiễm dịch bệnh Covid-19; đồng thời ngăn chặn các loại tội phạm khác

Không chỉ tại An Giang, mà Long An, Đồng Tháp cũng siết chặt, nhập cảnh qua biên giới. Là địa phương trong nhóm “nguy cơ cao” do có cảng hàng không, lại nhiều cảng biển, cửa khẩu, đường biên giới dài, Kiên Giang đã “kích hoạt” nhiều giải pháp chống dịch, tiến hành lập hai tuyến “vành đai biên giới” và “vành đai sau biên giới” quyết chốt chặn, tuần tra, kiểm soát cả đường bộ lẫn đường biển.

Trước nguy cơ phát tán mầm bệnh với chủng virus đã biến thể từ các đối tượng nhập cảnh trái phép, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Cái số người nước ngoài này vào Việt Nam bằng cách nào, đường nào? Tôi đồng ý, yêu cầu Bộ Công an khởi tố, điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp để xử lý theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, việc ưu tiên lúc này chính là “chia lửa” với các điểm nóng, tập trung nguồn lực để dập dịch nhanh, hiệu quả. Tuy nhiên, ngành chức năng cần tìm ra các giải pháp căn cơ nhằm xử lý hiệu quả các đối tượng nhập cảnh trái phép, tránh tình trạng “bắt cóc bỏ đĩa”, nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Trong đó, có thể cân nhắc việc điều chỉnh khung hình phạt nặng hơn với các cá nhân, tổ chức cố tình mang dịch bệnh vào Việt Nam, dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nhận thức bà con khu vực vùng biên vì khó khăn và thiếu nhận thức dễ bị lôi kéo, hỗ trợ các đường dây nhập cảnh trái phép. 

Trường hợp kiều bào tại Trung Quốc, Lào, Campuchia… khó khăn, có nhu cầu về nước thì cần những chính sách, biện pháp phù hợp giúp bà con được trở về với quê hương mà không phải liều mạng, đánh cược vào các đường dây nhập cảnh trái phép. Khi và chỉ khi các giải pháp đồng bộ được triển khai hiệu quả, Việt Nam mới có thể đảm bảo thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát tốt dịch bệnh vừa phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

---

Mời quý vị và các bạn cùng nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 4/8 tại đây:


 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //