Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sau kiện toàn ban chỉ đạo, Hà Nội cần sớm thực hiện việc di dời nhà máy khỏi nội đô

Phóng viên - 30/12/2021 | 11:48 (GTM + 7)

Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội.

Còn chậm di dời nhà máy ngày nào thì hậu quả nếu xảy ra sự cố là rất nghiêm trọng vì mật độ cư dân ở quanh các khu nhà máy này rất đông

Theo đó, UBND TP Hà Nội mới đây đã có Quyết định kiện tòa Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo quyết định trên, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông là Trưởng ban. Ông Bùi Duy Cường, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường là Phó Ban thường trực.

Ban chỉ đạo còn có 7 thành viên là lãnh đạo các sở, ngành như: Sở Xây dựng, Sở Công thương, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; Ban quản lý khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội...; các thành viên là Chủ tịch 12 quận nơi có cơ sở di dời và đại diện lãnh đạo các đơn vị có dự án di dời.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp UBND TP lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời cụ thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp cần phải di dời ra khỏi khu vực nội thành, trình Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 130.

Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Quyết định 130 của Thủ tướng về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp trong nội thành; đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ khuyến khích thực hiện di dời, khai thác sử dụng quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư cho các cơ sở phải di dời.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện di dời.

Chủ trương di dời các nhà máy, xí nghiệp khu vực nội đô ra ngoài của Hà Nội diễn ra rất chậm chạp, trong khi chất lượng không khí Thủ đô luôn báo động hàng ngày

Di dời nhà máy ra khỏi nội đô còn rất chậm.

Nhiều năm qua, thành phố Hà Nội đã có chủ trương di dời các nhà máy, xí nghiệp khu vực nội đô ra ngoài nhằm giảm tác động ô nhiễm môi trường, qúa tải hạ tầng xã hội, hạ tầng giao thông…

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chủ trương được cho là cấp bách này vẫn diễn ra rất chậm chạp, trong khi chất lượng không khí Thủ đô luôn báo động hàng ngày.

Theo ghi nhận của phóng viên VOV Giao thông, hiện nay người dân cạnh các các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong khu vực nội thành Hà Nội như Công ty Dệt kim Đông Xuân tại đường Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng; Công ty Cổ phần Cao su Sao vàng tại đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, cuộc sống đang bị ảnh hưởng do khi bụi, môi trường ô nhiễm. 

Ông Cao Quốc D ở tại chung cư Amber riverside ngõ 622 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận HBT, Hà Nội  - Khu chung cư gần Công ty Dệt kim Đông Xuân cho biết: “Trên mặt bàn sau một ngày qua đi rất nhiều bụi sợi tơ vải đậu trên mặt bàn, ngoài ra khi quét nhà thấy rất nhiều sợi tơ bông, nói không ảnh hưởng thì không đúng, nhất là những hôm thời tiết thay đổi. Nhà máy nằm trong nội đô của thành phố cần di chuyển ra khỏi nội thành, tôi mong muốn nhà nước, thành phố sớm thực hiện.”

Còn bà Hồ Thị Xuân N, ở gần nhà máy Cao su Sao vàng, tại đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội bày tỏ: “Nhà máy cao su Sao Vàng còn một số bộ phận chưa di chuyển được, không biết đến bao giờ. Tôi rất mong nhà máy di dời ra khỏi khu vực để cho chúng tôi được sống trong sạch.”

Người dân mòn mỏi đợi chờ ngày các nhà máy xí nghiệp sản xuất được di dời từ khu vực nội thành ra ngoại thành

Vừa qua, trả lời kiến nghị của cử tri TP Hà Nội gửi tới Quốc hội trước Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV về việc di dời các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, trường đại học, bệnh viện từ khu vực nội thành ra ngoài ngoại thành để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận việc tổ chức triển khai từ khâu lập quy hoạch, đề án di dời cho đến tổ chức thực hiện còn chậm.

Còn UBND TP Hà Nội cho biết, hiện nay việc sắp xếp di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch trên địa bàn thực hiện theo quy định tại Quyết định số 130 của Thủ tướng, Nghị định 167 năm 2017 và Nghị định số 67 ngày 15/7/2021 của Chính phủ.

Theo chuyên gia môi trường, TS Hoàng Dương Tùng, việc UBND TP Hà Nội mới đây đã có Quyết định kiện tòa Ban chỉ đạo công tác di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch chung ra ngoài khu vực nội thành Hà Nội theo Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ đây là một tín hiệu tốt thể hiện sự quyết tâm của thành phố vì kế hoạch này đã có từ lâu. Tuy nhiên nếu còn chậm thực hiện kế hoạch ngày nào thì người dân còn bị ảnh hưởng.

”Qua vụ Rạng Đông thì có lẽ Hà Nội phải nhìn nhận lại sự nguy hiểm của việc chậm di rời các cơ sở gây ô nhiễm, có tiềm năng gây ô nhiễm ra khỏi nội đô. Chúng ta thấy rằng rất nhiều cơ sở vì lý do này, lý do khác nấn ná không di dời, tiếp tục sản xuất và bất kỳ lúc nào cũng có thể xảy ra sự cố, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cực kỳ nghiêm trọng bởi vì nằm trong khu vực nội đô, mà mật độ dân cư của Hà Nội rất cao và các khu dân cư thì bao bọc lấy nhà máy”, TS Hoàng Dương Tùng nói.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Bất an vì tỉnh lộ 927C xuống cấp

Ổ gà, ổ voi, bụi mịt mù khi có xe tải lưu thông qua, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cho người và phương tiện, … là những gì đang diễn ra tại một số đoạn thuộc tuyến tỉnh lộ 927C nối giữa thành phố Ngã Bảy với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.

// //