Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sạt lở vào mùa

Mộng Toàn - 07/07/2022 | 7:59 (GTM + 7)

Những ngày gần đây, mưa lớn cùng với diễn biến phức tạp của thời tiết đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người dân ĐBSCL. Đáng lo là mưa bão, nước chảy xiết đã khiến bờ sông, rạch tại nhiều tỉnh, thành trong vùng bị sạt lở. Giao thông bị chia cắt, cuộc sống của người dân gặp nhiều trở ngại

Mùa mưa tại miền Tây bắt đầu từ cuối tháng 5 cho đến gần hết tháng 10 hàng năm. Đây cũng là thời điểm sạt lở xảy ra liên tiếp với mức độ ngày nghiêm trọng. Cuộc sống, sinh kế của ngàn người dân bị đe dọa từng ngày.

Mới đây nhất là vụ sạt lở xảy ra vào ngày 3/7 tại Khu vực dạ cầu Cái Côn, Sông Cái Côn, ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, Hậu Giang đã nhấn chìm 5 căn nhà cấp 4 của người dân. Đoạn sạt lở có chiều dài 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 15m, diện tích mất đất 525m2,  ước tổng thiệt hại gần 1 tỷ 300 triệu đồng.

Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN

Ảnh minh họa. Ảnh: TTXVN

Dọc sông Cái Côn lâu nay được xem là điểm nóng về sạt lở tại tỉnh Hậu Giang. Ông Nguyễn Văn Danh ở thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, kể lại:

"Sáng tôi đi ra, thấy nứt răn cỡ 1 tấc, chạy dài khoảng 25 mét do vậy nên tôi mới ngồi uống cà phê, chặn không cho xe đi thì nó sụp, nó lở cái ùm xuống sông luôn. Có một ông đốn chuối mà ổng nhào lên bờ được. Lở cái ùm luôn chứ không còn cái gì nữa, mất đường giao thông luôn, tới mí nhà luôn."

Tại thị trấn Mái Dầm nằm dọc theo bờ sông Hậu, những năm gần đây, hầu như năm nào cũng xảy ra sạt lở. Năm nay, dù số vụ có giảm nhưng quy mô và mức độ ảnh hưởng thì lại nghiêm trọng hơn.

Theo ông Trần Thanh Phong, Chủ tịch UBND thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang hiện trên địa bàn còn rất nhiều điểm có nguy cơ sạt lở cao:

“So với năm 2020 thì cái số điểm nó ít hơn tuy nhiên về diện tích mất đất thì nó lớn hơn. Cảnh báo thời gian tới đối với thị trấn Mái Dầm thì theo nhận định tình hình thì nguy cơ sạt lở rất là cao, đặc biệt là cái tuyến sông Mái Dầm. Ảnh hưởng dòng chảy, nó thay đổi dòng chảy đó thì nó dẫn đến sạt lở.”

Theo thống kê của ngành chức năng, từ đâu năm đến nay, trên địa bàn huyện này xảy ra 16 điểm sạt lở, tổng chiều dài 425m, diện tích mất đất 2.654m2. Ước tổng thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Việc xử lý các điểm sạt lở được các cấp chính quyền và người dân khẩn trương thực hiện theo phương châm 4 tại chỗ. Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp đặc biệt xã, huyện chỉ đạo lực lượng nồng cốt, nhất là dân quan tự vệ nhanh chống xuống địa bàn sạt lở giúp dân dọn dẹp nhà cửa, cấm biển cảnh báo, tạo điều kiện người dân an tâm sản xuất, sinh hoạt”.

Một đoạn đê bao trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bị sạt lở vào tháng 5/2022. Ảnh: SGGP

Một đoạn đê bao trên địa bàn huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng bị sạt lở vào tháng 5/2022. Ảnh: SGGP

Hiện ĐBSCL đã vào mùa mưa nên sạt lở diễn ra nhanh hơn với thiệt hại rất nặng nề. Ở Cần Thơ, hiện có khoảng là 23 điểm sạt lở nguy hiểm. Còn tại Tiền Giang, từ đầu năm đến nay, địa phương này đã ghi nhận khoảng 101 điểm sạt lở với chiều dài hơn 7.00 m. 

Trong khi đó, tại tỉnh Sóc Trăng, huyện Cù Lao Dung từ đầu năm 2022 đến nay, đã ghi nhận khoảng 30 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng chiều dài trên 1.500 m. Ông Ngô Som Nang, Chủ tịch UBND xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cho biết:

“Mọi năm sạt lở không bằng bây giờ, bây giờ trong 1 tháng gần đây do  hiện tượng xâm thực, hiện tượng cực đoan của khí hậu, tàu cao tốc chạy nữa, luồng sông từ Cần Thơ về Trần Đề”.

Sạt lở giờ không còn theo quy luật mà diễn ra bất cứ thời điểm nào trong năm, nhưng có lẽ nhiều nhất là vào mùa mưa. Trước diễn biến phức tạp, cuối tháng 6 vừa qua, tỉnh An Giang, đã ban bố tình huống khẩn cấp về thiên tai đối với sạt lở bờ sông Hậu, đoạn qua thị trấn Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú.

Cũng trong tháng 6, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã có Quyết định công bố tình huống khẩn cấp sạt lở nguy hiểm Khu vực bờ bao kênh Hai Quí, Ấp Thành Phú, xã Thành Lợi, huyện Bình Tân. Trước đó, vào cuối tháng 4 UBND tỉnh Sóc Trăng cũng công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Hậu, gây nguy hiểm trên địa bàn 2 xã An Thạnh Đông và Đại Ân 1, H.Cù Lao Dung…

Theo các các chuyên gia, bên cạnh thực trạng “sông đói phù sa”, do các đập thủy điện chặn dòng thì một nguyên nhân khác gây ra tình trạng sạt lở là do khai thác cát quá mức. Cùng với đó là việc nạo vét kênh, rạch quá mức để đắp bờ bao, đường giao thông; xây dựng nhà, kè sông lấn lòng sông, lòng kênh....

Để bảo vệ tính mạng và tài sản người dân, việc di dời người dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, cấm việc cất nhà ven sông, thực hiện có chọn lọc các công trình, dự án được các địa phương ở miền Tây thực hiện. Ông Nguyễn Văn Đắc- Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung chia sẻ:

“Đối với huyện Cù Lao Dung xác định việc bảo vệ đê bên ngoài để hạn chế sóng, xâm thực làm ảnh hưởng đến việc sạt lở chân đê rất là quan trọng. Chính vì vậy mà huyện đề xuất tỉnh xem xét và hỗ trợ kinh phí để huyện thực hiện giải pháp trồng cây chắn sóng ở khu vực bên ngoài đê Tả - Hữu hơn 80 km, để làm sao bảo vệ tuyến đê này được lâu dài, hiệu quả và bền vững hơn”.

Tình hình sạt lở được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn khi ĐBSCL bước vào mùa mưa. Ảnh: SGGP

Tình hình sạt lở được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn khi ĐBSCL bước vào mùa mưa. Ảnh: SGGP

Di dời người dân ra khỏi vùng sạt lở và có nguy cơ sạt lở là việc trước mắt phải làm nhưng không phải là cách lâu dài. Bàn về cách ứng phó với thiên tai tại ĐBSCL, Tiến sĩ Dương Văn Ni, Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng, cần phải có giải pháp căn cơ chứ không thể để người dân mãi “chạy lở”, họ cần an cư để lạc nghiệp. Riêng việc xây dựng các công trình ở bờ sông, bờ biển để ứng phó sạt lở cần tính toán kỹ về giá trị kinh tế.

'Nên có chương trình dài hạn, phải tái phân bố lại dân cư. Nếu không có chương trình dài hơi để tái bố trí lại dân cư thì đồng bằng vẫn đối diện mãi mãi với chuyện cứ hễ tới lúc nào đó sẽ thấy chỗ này sạt lở, chỗ kia sạt lở cả bờ sông và cả bờ biển.

Vấn đề xây dựng công trình ở bờ sông hay là ở bờ biển tùy vào giá trị công trình đó và tùy vào mục tiêu chúng ta cần bảo vệ. Những nơi chúng ta thấy phần tiền chúng ta bỏ ra ít hơn giá trị chúng ta cần gìn giữ hay có khả năng mang lại thì chúng ta phải mạnh dạnd di chuyển đi nơi khác không nên cố giữ bằng mọi giá', Tiến sĩ Dương Văn Ni nói.

Trước những diễn biến trái quy luật, việc tăng cường kiểm tra bờ sông, sớm phát hiện những điểm có nguy cơ sạt lở cao để cấm biển cảnh báo là cần thiết.  Cùng với đó là chú trọng đến các giải pháp công trình lẫn phi công trình, đồng thời có những giải pháp căn cơ để ngăn chặng tình trạng khai thác cát lậu, giảm bớt thiệt hại, giúp các hộ dân ổn định cuộc sống.

Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Những dấu chân hoa

Những dấu chân hoa

Tháng 3 ở Hà Nội là tháng của nhiều mùa hoa đến và đi trong tiết trời xuân rất đặc trưng của miền Bắc. Đó là sắc trắng miên man của hoa sưa, sắc tím nhẹ mong manh của hoa ban, hay màu đỏ rực của hoa gạo đã bung nở, khoe sắc, khoe hương rồi rụng rơi trên hè phố.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024, khó khăn nhất với doanh nghiệp vẫn là dòng tiền

Quý I/2024 đã gần trôi qua và số liệu về đăng ký doanh nghiêp từ đầu năm tiếp tục phát đi tín hiệu về những khó khăn chưa vơi nhiều trong cộng đồng kinh doanh.

// //