Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sân khấu tắt đèn, nghệ sĩ nhọc nhằn 'cơm áo', lo không trụ được với nghề

Phóng viên - 28/08/2021 | 11:11 (GTM + 7)

Không phải chỉ đến khi dịch COVID-19 bùng phát, sân khấu đóng cửa, câu chuyện về đời sống khó khăn của người nghệ sĩ, đặc biệt nghệ sĩ sân khấu truyền thống mới được nhắc đến. Nhưng tới thời điểm này, khi lịch diễn phải gác lại quá lâu, nghệ sĩ cũng phải

Câu chuyện nâng cao chất lượng nhân lực làm công nghiệp văn hóa vẫn còn xa vời.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Không suất diễn đồng nghĩa với không có lương. Các nghệ sĩ tuồng, diễn viên múa rối... cũng xin nghỉ làm nhà hát đi bán bảo hiểm, giao hàng mưu sinh thời dịch

Tới nay, cặp vợ chồng nghệ sĩ Thùy Dương - Đức Thắng của Liên đoàn xiếc Việt Nam đã có gần 20 năm làm nghề. Nếu được biểu diễn thường xuyên, thu nhập hàng tháng của gia đình cũng tạm ổn. Nhưng kể từ khi nghỉ diễn vì dịch, hàng ngày chị Dương tất bật chế biến thực phẩm, lên đơn bán hàng, còn anh Thắng đảm nhận nhiệm vụ giao hàng kiếm thêm thu nhập:

"Mọi người rất khó khăn nhưng vợ chồng mình ở bên xiếc cũng khó khăn hơn nhiều lần. Bình thường lương cơ bản thấp, chỉ ăn vào tiền đi diễn. Mức lương sống ở HN quá eo hẹp, không thể đủ trang trải. Bắt đầu vào mùa dịch quay ra làm hàng bán. Hiện tại cũng ít vì giãn cách nên hơi khó đi chợ, khó ship".

Mức lương theo hạng, bậc của nghệ sĩ đã thấp, nhiều người còn thuộc diện lao động hợp đồng. Không suất diễn đồng nghĩa với không có lương. Các nghệ sĩ tuồng, diễn viên múa rối... cũng xin nghỉ làm nhà hát đi bán bảo hiểm, giao hàng mưu sinh thời dịch. Diễn viên Đinh Hương Thủy của Nhà hát Tuổi trẻ cho hay, nhiều đồng nghiệp không chỉ tới bây giờ mới làm “nghề tay trái”: 

"Ai cũng khó khăn, nghệ sĩ khó khăn vì phải tổ chức biểu diễn. Nó không phải trong diện thiết yếu nên hỗ trợ của Nhà nước không được ưu tiên. Trước dịch thì đóng cửa đầu tiên, sau dịch thì phải chờ mọi thứ ổn định bắt nhịp lại biểu diễn được. Nghề này yêu mà làm thôi. Cái việc làm nghề tay trái không phải dịp này mới làm".

“Cơm áo gạo tiền” là nỗi lo thường trực của những người gắn bó với các loại hình nghệ thuật truyền thống như: chèo, tuồng, kịch, cải lương... hay nghệ thuật hàn lâm như opera, giao hưởng, ballet. 

NSND Tống Toàn Thắng, Phó Giám đốc Liên đoàn xiếc Việt Nam cho biết, năm ngoái, liên đoàn phải vay nhiều nguồn trả lương cho anh em. Nếu không sớm tìm ra giải pháp, không chỉ Liên đoàn Xiếc mà nhiều đơn vị nghệ thuật khác cũng khó xoay sở:

"Hiện chưa nhận được gói hỗ trợ đó. Dừng biểu diễn không có hoạt động khó khăn vì nguồn kinh phí để Liên đoàn trả cho lương hợp đồng lấy từ nguồn thu từ biểu diễn. Không có nguồn thu nào rất căng. Nếu không có hỗ trợ kịp thời, giải pháp thì từ nay đến cuối năm rất nhiều đơn vị nghệ thuật khó xoay sở trong nguồn ngân sách".

Nhiều năm qua, NSƯT Trần Ly Ly, Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam cũng trăn trở về cơ chế chính sách cho nghệ sĩ khi mặt bằng thu nhập chung đang ở mức thấp. Ngoài mức lương theo ngạch bậc, chế độ phụ cấp cho mỗi buổi tập của diễn viên chính cũng chỉ có 80.000 đồng/buổi tập, giảm dần xuống nhân viên hậu đài, hóa trang...

Trong khi, một số nghề như diễn viên xiếc, diễn viên múa balllet phải đánh đổi bằng sức khỏe, lại có tuổi nghề ngắn: 

"Việc đầu tư 100% sức lực đầu tư dành cho nghệ thuật phải khác. Để múa được như thế này là mười mấy năm học tập và luyện tập khắc nghiệt. Nói là những khó khăn gì thì nó là cơ chế, cần chế độ đặc biệt. Sau 40 tuổi là vấn đề xương cốt, đứng trên đầu mũi chân, không tốt cho cột sống".

Để các nghệ sĩ được biểu diễn có thêm thu nhập, các đơn vị nghệ thuật như Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam đã mở “Nhà hát trực tuyến” trên nền tảng mạng xã hội. Nhà hát Múa rối Việt Nam phát triển theo hướng kết hợp đài truyền hình xây dựng những kịch mục phát sóng.

Đây cũng là hướng đi được Bộ VHTTDL mở đường với kế hoạch thực hiện chuỗi chương trình giao lưu nghệ thuật trực tuyến với chủ đề “San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch”, mở màn vào đầu tháng 8 vừa qua. 

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn cho biết: Chuỗi chương trình giao lưu nghệ thuật online sẽ được thực hiện theo format khác nhau, hướng tới nhiều đối tượng để thích nghi với giai đoạn hiện nay:

"Chúng tôi sẽ tìm phương hướng tốt nhất hỗ trợ cho các Nhà hát và hỗ trợ, tạo điều kiện cho anh chị em diễn viên. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, các nghệ sĩ được thể hiện nghề nghiệp. Chúng tôi xây dựng “Nhà hát online” để thích nghi với giai đoạn hiện nay".

Trong khi vẫn còn nhiệm vụ “giữ gìn, bảo tồn văn hóa truyền thống”, những nghệ sĩ vẫn cần tìm đường sống thời điểm này. Hơn lúc nào hết, các đơn vị nghệ thuật đều mong mỏi gói hỗ trợ thiết thực tới tay nghệ sĩ để họ yên tâm làm nghề, chuẩn bị các tác phẩm mới sẵn sàng phục vụ công chúng khi dịch qua đi.

Nhiều Nhà hát cũng tìm cách vượt khó trong đại dịch để nghệ sĩ vẫn được biểu diễn dù là sân khấu trực tuyến

Nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành được lựa chọn để phát triển công nghiệp văn hóa trong 10 năm tới ở nước ta. Nhưng hiện nay đời sống của phần đông nghệ sĩ trong ngành vẫn còn khó khăn. 

Dưới góc nhìn của VOVGT, muốn nâng cao chất lượng nhân lực phát triển công nghiệp văn hóa cần có chính sách thu hút, đãi ngộ, giữ chân nghệ sĩ tài năng để họ muốn gắn bó, cống hiến cho nghệ thuật: Nâng cao chất lượng nhân lực bắt đầu từ chăm lo đời sống

Hơn một năm kể từ khi có dịch bệnh, cánh cửa các Nhà hát không biết bao lần phải khép lại. Nghệ sĩ nhớ nghề không được biểu diễn, kinh tế cũng thêm phần chật vật, đặc biệt với đối tượng viên chức hạng IV. 

Gói an sinh thứ hai 26.000 tỷ đồng của Chính phủ cũng xác định hỗ trợ cho đối tượng này để thấy những người làm nghệ thuật cũng không bị bỏ rơi trong bất kỳ hoàn cảnh nào. 

Dù vậy trong tình thế khó khăn, nhiều nghệ sĩ của sân khấu truyền thống đã bỏ nghề, thậm chí không có tiền tiết kiệm để trụ lại. Những người lạc quan hơn vừa chờ đợi gói hỗ trợ tới tay, vừa làm đủ việc nuôi dưỡng đam mê biểu diễn.

Chuyện về chàng kép trẻ của sân khấu cải lương đi chạy xe ôm hay diễn viên kịch, xiếc đi bán thực phẩm mùa dịch không phải hiếm trong ngành. NSND Tống Toàn Thắng đã cảm thán: “Trong cuộc chiến với covid19, nghệ thuật biểu diễn bị hạ đo ván”.

Đời sống của anh chị em nghệ sĩ còn nhiều khó khăn là câu chuyện chung của nhiều nhà hát mà không phải tới mùa dịch mới được nhắc đến. Sân khấu khiến mọi người tin vào những điều tốt đẹp. Còn nghệ sĩ vốn được khán giả quen thuộc với xiêm y lấp lánh trên sân khấu. Nhưng ở phía sau cánh gà, họ giống bao người khác cũng mang nỗi lo cơm áo. 

Lớp nghệ sĩ trẻ là lực lượng chủ lực của các Nhà hát nhưng phần lớn đều nhận mức lương hợp đồng không có biên chế, nguồn thu chỉ trông chờ vào những đêm biểu diễn. Cũng còn đó không ít nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng phải sống đời nghèo khổ, bệnh tật lúc cuối đời, thậm chí phải sống nhờ vào sự giúp sức của đồng nghiệp và các nhà hảo tâm. 

Thời hoàng kim của sân khấu đã qua đi. Cảnh người người, nhà nhà tấp nập mua vé vào xem một vở kịch chỉ còn trong ký ức. Sự vắng khách của sân khấu truyền thống là điều không khó nhận thấy khi chèo, tuồng, cải lương hay kịch nói… được cho rằng chỉ dành cho khách nước ngoài. 

Trong khi nghệ thuật biểu diễn là một trong những ngành được lựa chọn để phát triển công nghiệp văn hóa trong 10 năm tới ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều tiềm năng và lợi thế song còn không ít thách thức để để biến văn hóa trở thành ngành công nghiệp “hái ra tiền”.

Các chuyên gia đều thống nhất rằng, để nghệ thuật Việt Nam đạt tầm vóc tương xứng với tiềm năng vốn có và để nghệ thuật có mặt trong đời sống, cần có sự nỗ lực từ nhiều phía cả nghệ sĩ, công chúng và các cơ quan quản lý văn hóa. 

Lâu nay việc các đơn vị nghệ thuật chuyển đổi cơ chế từ bao cấp sang tự chủ để thúc đẩy sự năng động, sáng tạo, tránh ru ngủ nghệ sĩ. Nhiều Nhà hát cũng tìm cách vượt khó trong đại dịch để nghệ sĩ vẫn được biểu diễn dù là sân khấu trực tuyến. 

Về phía khán giả, nếu muốn hoạt động theo cơ chế thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ văn hóa nghệ thuật phải phát triển công chúng, người tiêu dùng về năng lực hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa ấy. Bởi công chúng nghệ thuật và lao động sáng tạo là quan hệ hai chiều, cộng sinh và tương hỗ. 

Còn chừng nào nghệ sĩ vẫn phải loay hoay với nỗi lo cơm áo gạo tiền, việc giữ chân người tài vẫn là một bài toán khó đặt ra cho các đơn vị nghệ thuật chưa nói đến sáng tạo. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý cần có chính sách hỗ trợ, nâng cao đời sống của nghệ sĩ thì mới giúp họ yên tâm làm nghề, sáng tạo những tác phẩm đỉnh cao, từ đó quay lại nuôi sống nghệ thuật. 

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

TP.HCM: Thí điểm xe điện 4 bánh phục vụ du lịch

Xe điện loại từ 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu vực nội đô thành phố. Với mục đích bảo vệ môi trường, hướng tới giao thông xanh, điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

// //