Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sân bay đúng giờ nhất thế giới: Nhân viên khởi động trước khi làm việc để tránh bị chuột rút

Phóng viên - 19/11/2019 | 15:35 (GTM + 7)

Hoãn chuyến có thể coi là “ác mộng” đối với những người thường xuyên đi máy bay, nhất là khi phải bay trung chuyển nhiều chuyến. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra tại sân bay Haneda, Tokyo, Nhật Bản – một trong những sân bay đúng giờ nhất thế giới.

Haneda, sân bay đúng giờ nhất thế giới. Nguồn: CNN

Haneda, hay còn được gọi là sân bay quốc tế Tokyo, là sân bay đông khách thứ 5 thế giới với gần 87 triệu lượt khách trong năm 2018. Lượng khách của sân bay Haneda vượt qua nhiều sân bay lớn như Chicago O’Hare (83 triệu), Heathrow (80 triệu) và Hong Kong (74.5 triệu).

Khởi động để tránh bị chuột rút

Dù có lượng khách đông đúc như vậy, tỉ lệ trễ, hủy chuyến của sân bay này là rất thấp. Sân bay Haneda có tới 85,6 % số chuyến bay cất canh đúng giờ trong năm 2018, biến đây trở thành sân bay đúng giờ nhất thế giới, vượt trội hơn tỉ lệ 77,1% so với những sân bay có cùng kích cỡ. Những con số này dựa trên thống kê của nhóm phân tích dữ liệu hàng không AOG, tổng hợp từ 58 triệu chuyến bay trên thế giới năm 2018 để đánh giá.

Điều ấn tượng hơn nữa là sân bay Haneda đã giành được danh hiệu này trong 4 năm liên tiếp, điều mà ít nơi nào làm được. Vậy làm thế nào mà sân bay này có thể vừa tiếp một lượng khách lớn, lại vẫn đảm bảo không bị trễ chuyến, sạch sẽ cũng như chất lượng dịch vụ tốt? Câu trả lời nằm ở sự tâm huyết của các nhân viên tại đây, cùng với sự giúp đỡ của khoa học công nghệ.
Hành lý

Tại sân bay nội địa của Haneda, những nhân viên tại đây phải vận chuyển khoảng 17 nghìn vali hành lý mỗi ngày. Họ chính là một phần quan trọng của sự đúng giờ tại sân bay Haneda. Ban quản lý sân bay đã đề ra mục tiêu “Hành lý phải được chuyển từ máy bay tới hành khách trong vòng 10 phút”, do đó mọi việc phải được xử lý thật nhanh chóng. Trước mỗi ca làm, các nhân viên tại sân bay Haneda có thói quen khởi động để tránh bị chuột rút khi làm việc.

Bộ khung xương điện tử giúp các nhân viên sân bay dễ dàng mang vác các hành lý nặng
Bộ khung xương điện tử giúp các nhân viên sân bay dễ dàng mang vác các hành lý nặng. Ảnh: Japan Airlines

Và để hiệu suất công việc được tăng thêm, sân bay Haneda hiện đang thử nghiệm ATOUN Model Y, một bộ khung xương điện tử được trang bị cho các nhân viên tháo dỡ, vận chuyển hành lý.

Bộ khung này dùng để hỗ trợ phần nửa dưới của cơ thể nhân viên. Chúng có động cơ và cảm biến điện tử để phán đoán khi nào nhân viên cần hỗ trợ, từ đó giúp giảm sức nặng mà người dùng phải gánh chịu, giúp họ vận chuyển hành lý dễ dàng hơn.

Trong tương lai, các nhân viên tại sân bay Haneda có thể sẽ được trang bị thêm một bộ hỗ trợ tương tự, nhưng sẽ tập trung vào phần cánh tay. Ông Kotaru Shitani, người giám sát bộ phận mặt đất của hãng hàng không Japan Airlines cho biết: “Những dụng cụ này cải thiện tốc độ và độ chính xác rất nhiều cho nhân viên; góp phần giúp các chuyến bay cất cánh đúng giờ”.

Tầm quan trọng của việc đúng giờ trong văn hóa Nhật Bản

Khu vực mô phỏng đường chợ Nhật Bản thế kỷ 17 tại nhà ga quốc tế sân bay Haneda
Khu vực mô phỏng đường chợ Nhật Bản thế kỷ 17 tại nhà ga quốc tế sân bay Haneda. Ảnh: Shutterstock

Sự đúng giờ sân bay Haneda thậm chí còn lan tỏa ra nhiều bộ phận dịch vụ không phải hàng không. Tại khu nhà ga sân bay quốc tế, những hành khách tới đây được chào đón bởi một không gian đậm chất Nhật Bản. Thậm chí nơi đây còn mô phỏng lại một con đường chợ Nhật Bản vào thế kỷ 17.

Tại đây có khoảng 30 nhà hàng phục vụ các món ăn kiểu Nhật nhưu sushi, yakitori (thịt gà xiên nướng), oden (các món xiên que)… chuyên phục vụ cho các thực khách muốn tìm một bữa ăn nhanh chóng trước giờ bay. Trong đó, nổi bật nhất có nhà hàng Katsusen, chuyên phục vụ món tonkatsu (thịt lợn chiên xù). Nhà hàng này trung bình đón tiếp khoảng 300 thực khách mỗi ngày. Do đó, sự kỷ luật, đúng giờ là điều không thể thiếu.

Ông Hideyaki Yakimara, quản lý nhà hàng cho biết: “Sự đúng giờ đã được hình thành trong tâm trí người Nhật Bản kể từ lúc họ còn bé. Lớn lên, điều đó càng trở nên quan trọng”.

Hơn cả thời gian

Nhà ga quốc tế sân bay Haneda sẽ có thêm 50 đường bay quốc tế vào năm 2020
Nhà ga quốc tế sân bay Haneda sẽ có thêm 50 đường bay quốc tế vào năm 2020. Ảnh: AFP

Sự đúng giờ không phải là thứ duy nhất khiến sân bay Haneda trở nên nổi tiếng. Từ 6 năm trước, sân bay này đã vinh dự nhận danh hiệu Sân bay 5 sao tới từ Skytrax, tạp chí đánh giá, xếp hạng các hãng không, sân bay.

Chỉ có 12 sân bay trên thế giới nhận danh hiệu này, và Haneda là sân bay duy nhất nằm trong top 5 sân bay đứng đầu thế giới được đánh giá 5 sao. Sân bay này cũng được Skytrax đánh giá là Sân bay sạch nhất thế giới.

Ngoài ra, sân bay Haneda còn nhận nhiều danh hiệu danh giá khác như Sân bay quốc nội tốt nhất thế giới, sân bay có cơ sở vật chất tốt nhất dành cho hành khách… Trong hạng mục đánh giá năm nay (2019), Skytrax đã xếp Haneda vào vị trí Sân bay tốt nhất thứ hai thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2018. 

Năm 2020 sẽ diễn ra thế vận hội Olympic tại Tokyo, do đó Haneda chắc chắn sẽ là một trong những “cửa ngõ” quan trọng để Nhật Bản tiếp đón bạn bè từ khắp các nơi trên thế giới. Bộ Du lịch quốc gia hy vọng sân bay này sẽ đón 40 triệu khách du lịch vào năm 2020, gấp 4 lần so với con số năm 2013. 

Để chuẩn bị cho những sự kiện này, hiện sân bay Haneda đang bổ sung thêm 50 đường bay quốc tế vào lịch trình chuyến bay hàng ngày, đồng thời bảo trì, nâng cấp các nhà ga sân bay. 

Vào tháng 9 vừa qua, Cục Hàng không Việt Nam vừa công bố số liệu khai thác chuyện bay đúng giờ, chậm, hủy chuyến của 5 hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar Pacific, VASCO và Bamboo Airways trong tháng 9. Tổng cộng các hãng hàng không Việt Nam đã khai thác hơn 240.000 chuyến bay trong tháng 9. Trong đó, có 205.000 chuyến bay cất cánh đúng giờ, đạt tỷ lệ 85,5%. 34.767 chuyến bị chậm và 534 chuyến bị huỷ.

Tàu bay về muộn và do các hãng hàng không là nguyên nhân chính dẫn đến tình chậm và huỷ chuyến. Tiếp theo là do trang thiết bị và dịch vụ tại Cảng, do quản lý điều hành bay và do thời tiết.

Tags:
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn

// //