Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Sách giả, sách lậu tràn lan: Thui chột nền văn hóa

Phóng viên - 26/06/2019 | 6:42 (GTM + 7)

Hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép diễn ra với quy mô lớn và tính chất ngày càng phức tạp. Nếu không có những biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn vấn nạn này thì nguy cơ bức tử nền xuất bản, bức tử tri thức là hết sức rõ ràng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Toàn bộ kho sách 50.000 cuốn của Công ty CP Phát hành sách và thiết bị giáo dục VN bị phát hiện là sách lậu trong một đợt kiểm tra năm 2010 tại Hà Nội - Ảnh: Nhà xuất bản Giáo Dục cung cấp

Cùng với sự phát triển của văn hóa đọc và thị trường sách ngày một phong phú thì số lượng sách giả, sách lậu trên thị trường cũng tăng theo cấp số nhân. Theo thống kê của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam thì kể từ năm 2010 đến nay, có ít nhất 500.000 bản sách và gần 8 tấn bán thành phẩm sách giáo dục bị in lậu tại rất nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tương tự, Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt - First News cho biết đã phát hiện 686 đầu sách của mình bị in lậu, bị làm giả, bị xâm phạm, bị vi phạm bản quyền dưới mọi hình thức. Bên cạnh đó, công ty sách Fahasa cũng là nạn nhân của tình trạng này khi hàng loạt đơn sách ngoại văn số lượng lớn mua độc quyền từ nhà xuất bản nước ngoài vừa nhập kho đã bị làm giả.

Ngoài việc gây thiệt hại kinh tế cho các nhà xuất bản, làm thất thu cho ngân sách nhà nước…, hành vi in và phát hành sách lậu còn “tàn phá” thị trường kinh doanh xuất bản phẩm lành mạnh, đồng thời góp phần phát tán những cuốn sách có tư tưởng chính trị sai lệch, nội dung văn hóa không lành mạnh. Mặc dù vậy, không phải ai cũng có thể phân biệt đâu là sách giả và sách thật cũng như không thể nhìn rõ được những thiệt hại mà sách giả gây ra.

"Thực ra là một người tiêu dùng mặc dù rất yêu sách nhưng để biết được đâu là sách thật đâu là sách giả là một câu hỏi rất là khó".

"Thực sự là mình không thể nhận ra được dấu hiệu để phân biệt được sách thật và sách giả. Mình ra đây mua sách chủ yếu là do tin tưởng vào nhà sách".

"Họ không trả tiền bản quyền, tiền dịch, tiền nhuận bút tác giả, tiền quản lý phí cho các nhà xuất bản mà họ chỉ mất đúng tiền in nên họ có thể tăng chiết khấu lên. Và khi đưa ra thị trường cạnh tranh thì nhà xuất bản sẽ chịu thiệt hại hoàn toàn".

"Việc in sách giả, sách lậu tràn lan là một mối nguy hại rất lớn. Làm hỏng cả tư tưởng, làm cho người ta méo mó để khiến họ chấp nhận cái sai và tiếp tục lan truyền cái sai đó, nó rất tác hại cho xã hội".

Có một thực tế đáng buồn rằng sách giả, sách lậu không chỉ được tiêu thụ tại các nhà sách mà còn được mua bán rộng rãi, công khai trên các trang thương mại điện tử với số lượng người mua rất cao. Tuy nhiên khi được hỏi thì đại diện các trang thương mại điện tử này đều tỏ ra né tránh về chất lượng các đầu sách được bán ra. Ông Nguyễn Văn Phước, Giám đốc điều hành Công ty Văn hóa Sáng tạo Trí Việt – First News tỏ ra bức xúc:

"Đây là vòi bạch tuộc đã quá mức độ giới hạn, không chỉ dưới mặt đất mà còn trên online. Dưới mặt đất người ta còn bán trốn, bán tránh nhưng trên online thì bán công khai. Và họ trưng bày trên các trang thương mại điện tử bằng bìa sách thật rất đẹp nhưng khi giao hàng thì khách nhận sách giả. Điều đáng nói là độc giả không ai biết mình nhận sách giả. Cứ thế các bên bán online thu tiền".

Sách giả tinh vi, tràn lan trên thị trường - Nguy cơ “giết chết” ngành Xuất bản Việt Nam

Nếu so sánh với các lĩnh vực âm nhạc, điện ảnh hiện nay thì tình trạng xâm phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản trầm trọng hơn rất nhiều. Với sự phát triển của Internet và sự vào cuộc của các trang thương mại điện tử thì sách giả sách lậu được ví như những con virus đang phát tán với tốc độ khủng khiếp. Bà Phạm Thị Hóa, Phó Tổng Giám đốc Công ty sách Fahasha cho biết thêm:

"Hành vi in ấn và phát hành sách giả bây giờ quá tinh vi và hiện đại. Không chỉ một số cơ sở đã được định danh về việc kinh doanh và phát thành sách giả mà hiện nay rất nhiều trang thương mại điện tử tham gia vào việc phát hành sách giả. Độc giả không phân biệt được đâu là đơn vị chuyên bán sách giả và không phân biệt được sách giả với sách thật vì quá giống nhau".

Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam thì việc sách giả sách lậu xuất hiện tràn lan như hiện nay đã và đang dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Ông Lê Hoàng phân tích thêm:

"Người làm sách chân chính không dám đầu tư nữa vì đầu tư quyển nào tốn rất nhiều tiền mà bán chạy thì bị in lậu, làm giả. Tác giả cũng chung mối lo này. Ngoài ra vấn nạn này còn dẫn đến thiệt hại thứ ba là lòng tin của người dân đối với ngành xuất bản và cơ quan quản lý nhà nước khi đặt ra câu hỏi tại sao không khắc phục được thực trạng này".

Các chế tài để xử lý tình trạng này đã được quy định khá rõ ràng trong luật song trên thực tế việc triển khai còn khá nhiều bất cập chưa đủ sức răn đe những đơn vị in và phát hành sách giả, sách lậu. Quá trình kiểm tra xử lý thiếu sự phối hợp đồng bộ, thậm chí nhiều đơn vị bị làm khó khi lên tiếng phản đối hành vi in ấn, tiêu thụ sách giả. Luật sư Châu Huy Quang, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định:

"Chúng ta có quá nhiều cơ quan có chức năng liên quan nhưng không có một đầu mối để khi có vụ việc vi phạm thì ai sẽ đứng ra tổ chức điều tra, ai tịch thu, ai xử phạt và xử phạt như thế nào. Chưa kể rằng hiện nay còn có những vụ tranh chấp khi các doanh nghiệp vì muốn bảo vệ quyền chủ sở hữu tác phẩm nên đưa vụ việc ra tòa thì lại nhận được những bản án, phán quyết bất nhất từ cơ quan tư pháp".

Sách giả, sách lậu hiện nay đã đạt tới trình độ gần như sách thật, khiến chỉ có những người trong nghề in và xuất bản lâu năm mới phát hiện. Chính vì vậy, cuộc chiến với sách giả, sách lậu hẳn sẽ còn rất gian nan.

Vi phạm pháp luật, thui chột nền văn hóa

Trong những năm qua, hoạt động in lậu, in giả, in nối bản trái phép tại Việt Nam diễn ra với quy mô lớn và tính chất ngày càng phức tạp. Tỉnh trạng này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho tác giả, cho các nhà xuất bản, đối tác liên kết, làm thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế khi tham gia công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật.

Nếu không có những biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn vấn nạn này thì nguy cơ bức tử nền xuất bản, bức tử tri thức là hết sức rõ ràng. 

Nhiều đầu sách bị in lậu và phát hành công khai. Ảnh: SGGP

Không ít người vẫn quan niệm rằng, sách lậu, sách giả chỉ gây thiệt hại kinh tế đối với các nhà làm sách chân chính và tác giả cuốn sách, chứ không gây tổn hại đến độc giả. Thậm chí một bộ phận người đọc còn cho rằng mình có lợi vì mua được sách giá rẻ. Tuy nhiên theo phân tích của nhiều chuyên gia thì sự nguy hiểm của sách giả, sách lậu là rất rõ ràng. Nó triệt tiêu sự sáng tạo, làm sai lệch thông tin từ đó gây ra những tác động xấu đến xã hội.

Nghiêm trọng hơn là sự ăn mòn văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức của công chúng. Người quen đọc sách giả cũng dần quen với sự kém chất lượng, vô tình tự hạ thấp thẩm mỹ lẫn cảm quan thưởng thức của bản thân. Bên cạnh đó, chính tâm lý ham rẻ đã dần tạo ra thói qquen mà coi thường chất xám, coi thường công sức của người viết sách và làm ra sách. Chưa kể, những lỗi sai về nội dung, chính tả sẽ phần nào làm sai lệch về nhận thức.

Một quốc gia phát triển phải là nơi bản quyền tác giả được tôn trọng ở mức cao nhất. Người mua sách chưa nhận thức được việc tiếp tay tiêu thụ sách giả, sách lậu không chỉ phá hệ thống sách bản quyền của các nhà xuất bản, các doanh nghiệp làm sách chính thống, mà còn làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, danh tiếng của ngành xuất bản trong nước. Đây chính là nguy cơ dẫn đến việc người đọc trong nước sẽ khó có thể tiếp cận được những đầu sách hay, giá trị trong tương lai.

Có một thực tế đáng buồn là ở nước ta hiện nay, thị trường in ấn ngoài các cá nhân vì hám lợi, bất chấp luật pháp thực hiện hành vi vi phạm, in sách giả, sách lậu, còn có cả các doanh nghiệp, nhà xuất bản cũng nhắm mắt làm liều; tiếp tay cho nạn sách giả, sách lậu hoành hành.

Cần phải khẳng định rằng, việc loại trừ các hành vi in, phát hành xuất bản phẩm lậu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ không chỉ của các cơ quan quản lý nhà nước, của chính quyền các địa phương mà cần có sự góp sức của các chủ sở hữu xuất bản phẩm và của toàn xã hội.

Bên cạnh việc tiếp tục nâng cao nhận thức về phòng chống sách giả sách lậu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất bản cho mọi người dân thì cũng cần sớm điều chỉnh chế tài xử phạt theo hướng hình sự hóa đối với tội danh in, phát hành sách lậu, sách giả.

Đã đến lúc phải xây dựng một quy định đặc thù đối với sách giả sách lậu, hoặc phải coi đó là hành vi sản xuất hàng giả và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi này. Trong lúc chờ đợi có những thay đổi mang tính bước ngoặt trong quản lý nhà nước thì mỗi người đọc chúng ta cần kiên quyết nói không với sách giả, sách lậu. Chỉ có vậy, cuộc chiến với sách giả, sách lậu mới mong được khép lại.

Tags:
Ý kiến của bạn
Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Vì sao chưa thông xe nút cầu vượt Mai Dịch?

Theo ghi nhận của VOV Giao thông, vào khoảng 9h30 sáng ngày 19/4 tại nút giao Mai Dịch (Hà Nội), hiện 2 cây cầu vượt thép tại đây đã thi công xong nhưng chưa được thông xe. Đáng chú ý, tại khu vực 2 đầu cầu vượt thép chưa thông xe này có rất đông xe ôm đứng chờ đón khách.

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Chuyện xưa Lung Ngọc Hoàng

Theo lý giải của người dân địa phương, “lung” là vùng đất trũng tự nhiên rộng lớn, hoang sơ, nước ngập quanh năm. Lung Ngọc Hoàng là “lung của ông trời” hay “lung trời sanh” vì rộng lớn và có nhiều câu chuyện kỳ bí truyền từ đời này sang đời khác.

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

TP.Thủ Đức tiên phong vận dụng NQ98 để kêu gọi đầu tư dự án theo hình thức PPP

Mới đây TP.Thủ Đức đã tổ chức sự kiện thu hút đầu tư theo hình thức PPP và trao chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

‘Giếng làng’ nơi gắn kết tình ‘Láng giềng’

Hình ảnh ‘giếng làng’ xưa gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Ngày ấy, nguồn nước trong mát của giếng làng là nguồn nước sạch chính được người dân khắp xóm gánh về đun nước, nấu ăn.

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Giá tour tăng cao, cách nào kích cầu du lịch nội địa?

Mùa du lịch nội địa lớn nhất trong năm sắp bắt đầu. Tuy nhiên, giá tour tăng cao, đặc biệt là giá vé máy bay, đang trở thành thách thức lớn của ngành du lịch, với tỷ lệ người dân chuyển sang đặt tour nước ngoài chiếm tới 60 - 70% trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Sinh viên làm thêm: Quản lý như thế nào?

Từ lâu hình ảnh những sinh viên đại học tranh thủ làm thêm ngoài giờ học không còn xa lạ, thậm chí trong một số trường hợp, việc này nhận được sự khích lệ. Vì vậy, đề xuất của Bộ LĐTB&XH quản lý chặt hơn việc đi làm thêm của sinh viên đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

NHNN đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng

Hôm nay (22/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng cho 15 tổ chức, doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia, giá tham chiếu 81,8 triệu đồng/lượng.

// //