Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Rác, xin đừng phân loại lửng lơ

Phóng viên - 13/11/2021 | 20:59 (GTM + 7)

Phân loại rác tại nguồn là một chủ trương đúng đắn, nhằm nâng cao ý thức, giúp người dân chủ động tham gia bảo vệ môi trường sống. Thời gian đầu, các hộ dân rất tích cực hưởng ứng phong trào này, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì đâu lại vào đấy.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP Cần Thơ, mỗi ngày Thành phố có khoảng 650 tấn rác thải sinh hoạt được thu gom, tỷ lệ thu gom đạt từ 85-90% lượng rác hằng ngày. Sở Xây dựng TP Cần Thơ cũng đã phối hợp cùng các quận Ninh Kiều, Cái Răng và Bình Thủy triển khai kế hoạch thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. 

Theo đó, các địa phương trên triển khai thu gom, phân loại rác thí điểm tại các phường Lê Bình (quận Cái Răng), phường Trà Nóc (quận Bình Thủy) và tất cả các phường trên địa bàn quận Ninh Kiều. Rác được phân loại theo các tiêu chí: chất thải rắn sinh hoạt không đốt được (kim loại, rác xây dựng, thủy tinh, gốm sứ), chất thải rắn nguy hại (pin, thiết bị điện tử, bóng đèn, bình ga, bình ắc-quy) và chất thải rắn sinh hoạt đốt được, phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân.

Trong năm 2020, hoạt động này đã được các quận, huyện trên địa bàn Thành phố quan tâm triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả. Cụ thể, tại huyện Thới Lai, hơn 97% khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh được phân loại tại nguồn, còn quận Ninh Kiều tỷ lệ này là 80%, quận Cái Răng đạt 65%, quận Bình Thủy đạt 41%.

Điều đáng mừng là phong trào đã nhận được sự hưởng ứng của các hộ gia đình, các khu dân cư. Đơn cử như chị Nguyễn Thị Ánh Hường – ngụ tại Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, không những hưởng ứng mà chị còn dạy cho con, cháu trong gia đình cách phân loại rác, hình thành ý thức tốt cho các con.

Chị cho biết về cách phân loại rác của gia đình mình: 'Mì, rau này nọ là rác sinh hoạt hàng ngày. Mình hiện tại chỉ ăn mì với rau là chính, rồi nấu cơm thôi chứ cũng ít đi chợ. Chai nhựa thì gom lại, phân loại ra để dành mình bán ve chai. Đồ mủ, lon nước ngọt hay là lon này kia mình để một góc riêng. Mình có cái bao riêng để ở nhà sau. Còn rác trong thùng vệ sinh thì 1 tuần mình gom 1 lần'.

Tuy nhiên, theo ngành chức năng TP Cần Thơ, trong quá trình triển khai thực hiện, không phải nơi nào cũng nhận được sự hưởng ứng của người dân. Thực tế, ở nhiều nơi, việc phân loại chất thải sinh hoạt chưa triệt để. Người dân vẫn giữ thói quen bỏ tất cả các loại rác vào cùng một chỗ, bất chấp đó là rác thải hữu cơ hay chất thải khó phân hủy. Làm nghề thu gom rác đã nhiêu năm nay,

Ông Lý Văn Hùng – công nhân của Công ty TNHH Đỗ Duy tâm sự: 'Thí dụ như miểng đồ đó, nhiều người dồn chung vô rác bình thường. Mình đâu có biết, thọt tay vô trúng đứt tay máu chảy phúng phúng. Hai bàn tay Chú bây giờ nó nát bấy hết rồi nè. Có quán này quán khác, người vầy người khác nhưng mà công việc Chú làm thì Chú hơi buồn. Buồn vì người ta thiếu ý thức'.

Ở các khu vực nông thôn, việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu được tiến hành tại hộ gia đình đối với một số loại chất thải như giấy, bìa các-tông, kim loại được thu gom để bán; chất thải thực phẩm cho chăn nuôi được thực hiện để đáp ứng chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới; còn các thành phần khác hầu như đều không được người dân phân loại.

Nói về nguyên nhân khiến việc phân loại rác còn bị “bỏ lửng” ở nhiều nơi, PGS.TS Phạm Thị Anh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Môi trường và Giao thông - Trường ĐH GTVT TP.HCM cho rằng: 'Khi mình phân loại rác tại nguồn có những lý do mình chưa thành công. Thứ nhất là cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về quản lý chất thải rắn.

Cơ sở hạ tầng ví dụ như mình không có xe phân loại, không có hệ thống phân loại, hệ thống xử lý sẵn. Về tài chính mình cũng chưa có đủ kinh phí để làm bài bản từ đầu đến cuối. Về khung pháp lý mình không có chế tài, xử phạt, không có những cái răn đe, nói trước để người dân họ sợ, họ tuân thủ. Và cuối cùng là nhận thức cộng đồng'.

Người dân thường có tâm lý chung rằng việc phân loại rác là do đơn vị quản lý rác thải thực hiện. Thế nhưng, với số lượng rác thải khổng lồ thu gom hàng ngày thì việc phân loại không hề dễ dàng, gây quá tải cho các bãi rác.

Vì vậy, phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, hành động nhỏ của mỗi người sẽ góp phần giảm lượng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp, đặc biệt chúng ta còn có thể thu được nguồn lợi kinh tế đáng kể từ các loại rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được.

Ảnh minh họa

Cùng với phân loại rác thì việc tái chế, tái sử dụng các loại vật liệu đã bỏ đi cũng sẽ góp phần giảm bớt rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Với suy nghĩ này, trong nhiều tháng qua, anh Trần Hoàng Kha - ở ấp Mỹ Hiệp 2, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã tận dụng những vỏ xe ô tô cũ để tạo thành nhiều chậu kiểng đẹp mắt, tiện dụng. 

PV: Từ đâu mà anh lại có ý tưởng tái chế những vỏ xe thành chậu kiểng đẹp mắt như thế này?

Anh Trần Hoàng Kha: Ý tưởng thì tại vì đợt dịch vừa rồi giãn cách, thời gian rảnh rỗi, thất nghiệp, em lên mạng tìm tòi, rồi tình cờ phát hiện vỏ xe cũng bền quá nên em có ý tưởng làm chậu bông để trồng cây trồng kiểng. Hiện tại mẫu mã bên em chắc cũng 5 – 6 mẫu gì đó. 

PV: Anh phải mất bao thời gian để từ một chiếc lốp xe cũ làm ra một chậu kiểng với hoa văn, màu sắc bắt mắt và kiểu dáng đáng yêu như thế này?

Anh Trần Hoàng Kha: Nếu mà tính ra thì 2 đến 3 ngày mới rồi 4 hoặc 5 sản phẩm, một ngày mình làm không có xong được. Từ lúc mình mua vỏ xe về chắc qua 7, 8 công đoạn gì đó mới thành phẩm. Mình cắt ra, mình lộn ngược lại, vệ sinh cho sạch, phơi khô rồi mới xịt sơn, sơn xong rồi vẽ bông hoa đồ rồi mới thành phẩm.

PV: Với nhiều mẫu mã, kích cỡ như vậy thì anh bán ra thị trường theo mức giá như thế nào?

Anh Trần Hoàng Kha: Mức giá dao động từ 70. 000đ đến 220.000đ. Tại vì vỏ xe nhiều size lớn, nhỏ khác nhau nên giá khoảng đó. Hiện tại thì em bán qua mạng vì nhà mình còn ở trong vườn, cũng hơi khó bán nên em bán trên mạng không hà.

PV: Theo anh thì ưu điểm nổi bật nhất của những chậu kiểng được làm từ vỏ xe này là gì?

Anh Trần Hoàng Kha: Tại vì em thấy lốp xe của mình phế liệu bỏ rất là nhiều nên tận dụng lại để làm chậu bông thì rất là bền, thời gian sử dụng lâu.

Mình di chuyển nó cũng không bể nữa. Với lại lốp xe nếu mình cứ để ngoài nắng, mưa thì nó còn hoài chứ không tự phân hủy được. Mình tái chế, sử dụng lại được thì nó giảm ô nhiễm môi trường.

PV: Xin cám ơn anh vì cuộc trò chuyện!

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //