Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Rác ứ đọng nội thành sau khi bãi Nam Sơn ngừng tiếp nhận

Phóng viên - 03/11/2021 | 18:55 (GTM + 7)

Cần có những giải pháp căn cơ và cấp bách để xử lý đầu ra, tránh tình trạng nơm nớp nỗi lo “ngập” rác mỗi khi gặp sự cố.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ngày 2/11, sau khi bãi rác Nam Sơn ngừng tiếp nhận chất thải, nhiều góc phố, khu dân cư ở Hà Nội bắt đầu xuất hiện tình trạng ứ đọng rác

Tối ngày 01/11, Sở Xây dựng Hà Nội thống nhất với Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) thông báo tạm dừng tiếp nhận, xử lý rác tại Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn để phòng ngừa sự cố môi trường. Đến hôm nay (3/11), rác tiếp tục ứ đọng trên nhiều địa bàn dân cư khu vực nội thành.

'Tôi đi qua trên tuyến đường Đại La, có mấy điểm chợ Đồng Tâm và phía ngoài chợ Đại La là mấy điểm cẩu đều tồn đọng lại. Mỗi điểm có khoảng 5-6 xe rác. Tình hình kéo dài như thế khoảng 3 hôm nay rồi. Không thấy có che đậy", Chị Nguyễn Lan, trú tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) phản ánh

Theo ghi nhận của PV, vào khoảng 11 sáng nay, tại khu vực giáp với rào chắn công trình xây dựng ở ngã tư Đại La- Trần Đại Nghĩa, có khoảng 3-4 xe rác được tập kết, một số xe đã được phủ bạt. Nhân viên vệ sinh môi trường vẫn miệt mài di chuyển các xe chở rác ở các khu vực ngõ Trại Cá và một số điểm xung quanh về khu vực này. 

Một nhân viên vệ sinh môi trường tại khu vực này cho biết: 'Mất vài ngày hôm nay thôi. Không cẩu được thì rác nhiều hơn. Rác đêm tồn lại. Đêm có cẩu được mấy đâu nên tồn lại, rác nhiều'

Trước nhà chờ xe buýt gần số nhà 470 đường Láng, quận Đống Đa, thời điểm trưa nay có khoảng 7 xe chất đầy rác được xếp dọc bên đường, xung quanh lổn ngổn các túi rắc, thùng xốp do người dân ném ra.

Bác Quốc Trung, người dân sống gần khu vực này cho biết: 'Mọi hôm rác thu gom hết, nhưng 2 hôm nay ùn ứ. Bình thường như này, nhưng bốc mùi khủng khiếp. Nói chung ngày nào cũng nên cẩu đi, để lưu cữu thế này bốc mùi lên kinh khủng lắm. Nhất là trời hửng nắng lên bốc mùi'.

Theo Đại diện Hợp tác xã Thành Công, đơn vị chịu trách nhiệm thu gom rác trên địa bàn quận Thanh Xuân, ngay khi nhận được thông báo Bãi rác Nam Sơn ngừng tiếp nhận, đơn vị này đã đề xuất, đưa toàn bộ lượng rác thu gom hàng ngày vào khoảng 380-400 về Nhà máy đốt rác Thành Công, nằm trong Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn, Sơn Tây để xử lý nên không để xảy ra tình trạng tồn đọng rác.

Tuy nhiên, vị đại diện này bày tỏ lo lắng nếu bãi rác Nam Sơn không sớm mở cửa trở lại: 'Chúng tôi đề xuất đưa vào nhà máy xử lý rác của chúng tôi. Nhưng hiện tại rất là căng vì nhà máy xử lý rác của chúng tôi gần đầy. Nếu hết ngày mai không có tiếp nhận của bãi rác Nam sơn thì khả năng thì sang ngày thứ 6 chúng tôi có nguy cơ rác không có nơi đổ, thu gom sẽ không vận chuyển đổ dẫn đến việc ùn ứ trên địa bàn'.

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày trên địa bàn toàn Thành phố Hà Nội phát sinh khoảng 7.000 tấn rác. Số rác này chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại hai bãi Nam Sơn và Xuân Sơn tiếp nhận khoảng 1.200 tấn. Những năm gần đây, bãi rác Nam Sơn đã nhiều lần phải đóng cửa do người dân chặn không cho vào. Trong khi, khoảng hơn 10 ngày trước, bãi rác Xuân Sơn cũng buộc dừng tiếp nhận do trạm xử lý nước thải gặp sự cố. 

Theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội có 17 khu xử lý chất thải rắn. Nhưng hiện thành phố mới có 2 khu Sóc Sơn và Xuân Sơn hoạt động.

Một số ý kiến lo ngại, nếu trong trường hợp, cả 2 bãi rác cùng gặp sự cố, thì toàn bộ lượng rác phát sinh của Hà Nội sẽ xử lý thế nào?

Bài toán đặt ra, chính quyền thành phố cần Hà Nội cần có những giải pháp căn cơ và cấp bách để xử lý đầu ra cho rác trong thời gian tới, như sớm xây dựng thêm các khu xử lý chất thải rắn và đẩy nhanh tiến độ thi công của các nhà máy xử lý rác, tránh tình trạng nơm nớp nỗi lo “ngập” rác mỗi khi gặp sự cố./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Ngóng dự án chống ngập tại TP Thủ Đức về đích trước mùa mưa

Là tuyến đường huyết mạch đi qua địa bàn TP Thủ Đức (TPHCM), nhưng Võ Văn Ngân cũng được biết đến là “điểm nóng” ngập nước. Sau 3 năm thi công, dự án nâng cấp hệ thống thoát nước chống ngập ở đoạn đường dài 2,5km với tổng số vốn đầu tư gần 250 tỷ đồng này vẫn chưa hoàn thành.

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Đề xuất xây dựng 2 đập dâng trên sông Hồng: Có giúp hồi sinh các dòng sông “chết”?

Những năm gần đây, lòng sông Hồng bị xói mòn. Việc hạ thấp lòng dẫn vùng hạ du sông Hồng đang tác động rất lớn đến khả năng lấy nước của tất cả các hệ thống thủy lợi.

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền hỏa thần khuất mình trong phố

Đền Hỏa Thần là di tích đầu tiên tại Việt Nam thờ Thần Lửa. Cho đến ngày nay, nơi đây vẫn là địa điểm tâm linh đặc biệt thờ Thần Hỏa của người Hà Nội, cũng như du khách thập phương.

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Quản lý nhà xe di động, không chỉ quy chuẩn kỹ thuật đơn thuần

Dù Bộ GTVT đã ban hành nhiều quy định đối với xe hoán cải, song với sự ra đời ngày càng nhiều xe nhà ở di động ngày càng đặt ra yêu cầu đối với cơ quan chức năng để quản lý riêng loại hình phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Sài Gòn sống và yêu: Người lưu giữ âm thanh cũ

Ở Sài Gòn – TP.HCM, hơn 4 thập kỷ qua, có một người phụ nữ đã tiếp thêm sức sống, gìn giữ “những chất âm ngày cũ” giữa Sài Gòn sôi động, hào hoa; bằng nghề mua bán và sửa chữa máy cassette.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp có dấu hiệu khởi sắc trong quý I/2024

Thống kê trong 3 tháng đầu năm, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành đạt hơn 14,8 nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng TPDN Bất động sản chiếm tỷ trọng 43%.

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Để tiết kiệm năng lượng trở thành thói quen

Hằng năm, vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng 3 lại diễn ra sự kiện Giờ Trái Đất. Tại Việt Nam, nhiều hoạt động hưởng ứng đã diễn ra nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích việc bảo tồn năng lượng. Tuy nhiên, để tiết kiệm điện trở thành thói quen của mọi người dân thì cần nhiều giải pháp hơn nữa.

// //