Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Ra vào vùng dịch an toàn, thuận lợi: Quy định cần thống nhất

Phóng viên - 10/06/2021 | 6:15 (GTM + 7)

Nhiều địa phương hạn chế người từ nơi khác tới, kèm theo các điều kiện khác nhau về giấy tờ khiến người tham gia giao thông khá khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin này, không biết hỏi ở đâu... 

Cách nào để kiểm soát an toàn phòng dịch mà không vô tình gây khó khăn cho người dân, giảm thiểu sự ảnh hưởng đến giao thương, phát triển kinh tế - xã hội?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Trên mạng xã hội, rất nhiều tài xế cũng băn khoăn về những quy định liên quan đến việc lưu thông qua vùng dịch và vùng an toàn

Làm ăn, sinh sống tại Hải Phòng, đã có giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính, nhưng mỗi lần đi qua trạm kiểm soát phòng dịch tại Quảng Ninh, chị Phạm Hồng Thương lại phải dừng xe khai báo y tế, rất mất thời gian. Thậm chí có lần còn phải quay đầu xe vì giấy chứng nhận phòng dịch không đúng yêu cầu:

"Có chốt kiểm dịch chỉ yêu cầu giấy chứng nhận xét nghiệm nhanh, có nơi lại đòi giấy chứng nhận xét nghiệm PCR, nhưng để có được những loại giấy tờ đó rất mất thời gian. Quan trọng hơn, những thông tin này không được công khai nên rất vất vả".

Trên mạng xã hội, rất nhiều tài xế cũng băn khoăn về những quy định liên quan đến việc lưu thông qua vùng dịch và vùng an toàn.

Phản ánh đến VOVGT, anh Nguyễn Văn Đức, một tài xế xe tải thường xuyên chạy hàng tuyến Hà Nội – Hải Phòng cũng chia sẻ, trước khi vào Thành phố, ngay trên cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, các tài xế đều phải dừng lại kê khai y tế thủ công, khiến tài xế rất mất thời gian:

"Bây giờ thường người ta quét mã QR, kê khai vào phần mềm NCOVI, nhưng ở đó người ta không có quét mã QR và lại phải khai theo tờ khai nên ùn rất đông".

Một số doanh nghiệp vận tải cũng rơi vào tình trạng tương tự. Ông Đặng Thế Phương, Phó chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng cho hay, ngay cả việc xác định vùng có dich cũng không rõ ràng, khiến các tài xế, doanh nghiệp rất khó xác định:

"Ví dụ lái xe ở quận Lê Chân (Hải Phòng) chẳng hạn, thì không biết người có dịch ở đâu, nhưng lái xe ở quận Lê Chân thì một số chốt chặn như ở Quảng Ninh chẳng hạn thì người ta cũng không cho qua".

Ghi nhận nhiều ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cho biết, nhiều địa phương ban hành quy định quy định về hạn chế người từ nơi khác tới, kèm theo các điều kiện khác nhau khiến không ít doanh nghiệp gặp khó.

Từ thực tế này, Hiệp hội vận tải ô tô VN đã kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, các cơ quan quản lý thống nhất các giấy tờ cần thiết đối với các tài xế, doanh nghiệp sinh sống hoặc đi qua vùng có dịch:

"Ở những đầu mối giao thông lớn, ví dụ như ở Hải Phòng, TP. HCM thì cơ quan y tế nên tổ chức những điểm để lấy mẫu cho anh em và ưu tiên trả kết quả sớm, chứ nếu bắt anh em quay về địa phương thì không quay được, xe có khi đi cả tháng, nửa tháng mới về địa phương".

Ông Hà Xuân Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH Thống Nhất (Bắc Giang) cho rằng, yêu cầu cứng với lái xe chở hàng qua nhiều địa phương là phải có giấy xét nghiệm chứng minh âm tính với Covid-19 là cần thiết, song phải thống nhất giữa các địa phương:

"Thứ nhất, nếu tôi có giấy xét nghiệm Covid còn hiệu lực thì cho đi, thứ 2, khi có giấy tiêm chủng còn hiệu lực, khi đủ 14 ngày, vẫn khai báo y tế đầy đủ thì cho đi, thứ 3 là đồng bộ từ tỉnh nọ sang tỉnh kia".

Trao đổi với VOVGT, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cũng cho rằng, qua nắm bắt những khó khăn của tài xế, doanh nghiệp khi đi qua những vùng có dịch, từ cuối tháng 5/2021, đơn vị này đã có văn bản hướng dẫn quy trình vận tải hàng hóa đến vùng dịch và vùng an toàn. Đồng thời rà soát các văn bản của các địa phương, báo cáo Bộ GTVT để tháo gỡ:

"Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa ra các giải pháp phù hợp đối với từng địa phương sao cho việc lưu thong hàng hóa liên tỉnh, đi lại liên tỉnh được thuận lợi hơn".

Các ý kiến cũng cho rằng, các đợt dịch liên tiếp bùng phát khiến hoạt động vận tải hàng hóa, hành khách liên tục bị gián đoạn. Nếu những quy định phòng dịch tiếp tục thiếu sự nhất quán giữa các địa phương, thì chỉ đạt được mục tiêu chống dịch, không đạt được mục tiêu phát triển kinh tế.

Phòng chống dịch cần sự chung tay của tất cả cộng đồng, không phải của riêng một địa bàn nào, vì thế, không thể chọn cách dễ nhất cho mình mà gây khó cho người khác

Nỗ lực phòng chống, ngăn ngừa dịch Covid-19 ở nước ta đã đem lại hiệu quả tích cực. Song, cần có quy định thống nhất giữa các địa phương về quy định hạn chế người từ nơi khác tới, kèm theo các điều kiện khác nhau về giấy tờ chứng minh âm tính với Covid-19, tránh tình trạng áp dụng những biện pháp thiếu thống nhất, gây khó khăn cho các tài xế, doanh nghiệp vận tải, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hãy đến với góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận với nhan đề: Quy định cần thống nhất

Chúng ta hiện đang phải ứng phó với đợt dịch COVID-19 lần thứ tư kể khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên vào tháng 1/2020. Đây cũng là đợt dịch lây lan nhanh, rộng và nguy hiểm nhất từ trước tới nay với số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay là 6.003 ca bệnh tại 38 tỉnh, thành phố, gấp gần 4 lần cả 3 đợt dịch trước đó cộng lại.

Tuy vậy, với việc triển khai các biện pháp chống dịch quyết liệt, mạnh mẽ và đúng đắn, Việt Nam vẫn được thế giới đánh giá là một hình mẫu chống dịch khi số ca mắc mới ngày càng giảm.

Hết ngày 8/6, hơn 3.500 ca đã điều trị khỏi, 16 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới. Cùng với đó, vẫn đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, nhất là không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh… 

Kết quả này không thể không kể đến nỗ lực của các địa phương trong việc nhanh chóng khoanh vùng dập dịch, kiểm soát tốt nguồn lây.

Tuy nhiên, nhìn lại hai đợt dịch từ đầu năm đến nay, không phải địa phương nào, kể cả vùng có dịch và không có dịch, cũng giữ vững được tâm lý “bình tĩnh, không hoang mang”, thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”.

Nhiều địa phương ban hành quy định hạn chế người từ nơi khác tới, kèm theo các điều kiện khác nhau, mỗi nơi một kiểu, dù ngặt nghèo, nhưng không hẳn chặt chẽ để ngăn ngừa dịch, song lại gây khó khăn cho hoạt động đi lại, vận chuyển, lưu thông hàng hóa. 

Còn nhớ, trong đợt dịch hồi đầu năm nay, khi Hải Dương thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, TP.Hải Phòng đã yêu cầu dừng tiếp nhận tất cả các công dân và hàng hóa từ Hải Dương về Hải Phòng, công dân của Hải Dương cố tình vào Hải Phòng, nếu bị phát hiện sẽ bắt buộc vào khu cách ly y tế tập trung và phải trả phí…

Những động thái trên đã khiến người dân, doanh nghiệp ở Hải Dương bị ảnh hưởng rất lớn khi hơn 4.000ha rau vụ đông với sản lượng gần 91.000 tấn đến kỳ thu hoạch đứng trước nguy cơ không tiêu thụ được. Các xe chở hàng hóa, nguyên vật liệu có điểm xuất phát từ Hải Dương bị dừng ách tại các điểm kiểm soát giáp ranh giữa hai địa phương. 

Điều đó cho thấy thực hiện “mục tiêu kép” vì thế đòi hỏi tuyệt đối không lơ là, chủ quan để dịch Covid-19 lây lan, song cũng rất cần tránh hoang mang, áp dụng những biện pháp cứng nhắc, tới mức cực đoan.

Khi áp dụng các biện pháp cực đoan hoặc thiếu hướng dẫn thống nhất, thiếu phổ biến rộng rãi thông tin thì không những gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp ở địa phương khác, mà chính địa phương có dịch cũng thiệt thòi.

Do vậy, để tránh tình trạng mỗi nơi một kiểu, các cơ quan chức năng, nhất là ngành y tế cần tham mưu, đề ra các tiêu chí rõ ràng, cụ thể để các địa phương lấy đó làm căn cứ đưa ra các quyết định thống nhất, đúng đắn, phù hợp để vừa đảm bảo chống dịch, đồng thời tạo điều kiện cho việc lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh.

Về công nghệ hiện nay đã có nhiều giải pháp hỗ trợ phòng, chống và truy vết COVID-19 như Bluezone, NCOVI, hệ thống ghi nhận người đến, đi các địa điểm công cộng quét mã QR...

Cài đặt và sử dụng những công nghệ này hoàn toàn có thể thay thế việc khai báo y tế bằng giấy. Người dân có thể khai báo y tế trước ở nhà, khi đến chốt kiểm dịch sẽ trình mã QR code để hệ thống quét, tránh tình trạng ùn ứ, tập trung đông người tại các chốt kiểm dịch.

Phòng chống dịch cần sự chung tay của tất cả cộng đồng, không phải của riêng một địa bàn nào, vì thế, không thể chọn cách dễ nhất cho mình mà gây khó cho người khác.

Hơn nữa, trong khi dịch còn diễn biến phức tạp, việc song hành với phát triển kinh tế là không thể thiếu, để đảm bảo đủ nguồn lực duy trì “cuộc chiến”, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, không để đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh./.

 

Tags:
Ý kiến của bạn
Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấm lòng “hầm” chứa nước giữa mùa hạn

Ấp Gò Xoài, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang có hơn 400 hộ dân; 2/3 bà con không có nước sạch để dùng. "Hầm" chứa nước mới đào chứa được khoảng 45m3 nước, nhưng cứ cuối ngày là hết, may sao có các đoàn từ thiện từ TPHCM, Long An... về liên tục trong 2 tuần qua.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //