Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quy hoạch sông Hồng: Người dân sẽ đi đâu?

Phóng viên - 01/04/2021 | 14:29 (GTM + 7)

Quy hoạch sông Hồng sẽ là cơ sở để Hà Nội tối ưu hóa, xây dựng đô thị ven sông hiện đại, giúp người dân có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, nhiều người dân sống dọc bờ sông cũng đang đau đáu nỗi lo về kế sinh nhai, tương lai của những đứa trẻ được sinh ra tạ

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Nhiều người dân đang sống trên những nhà nổi dọc bờ sông Hồng không khỏi lo lắng về kế sinh nhai và tương lai của những đứa trẻ được sinh ra tại nơi này.
Nhiều người dân đang sống trên những nhà nổi dọc bờ sông Hồng không khỏi lo lắng về kế sinh nhai và tương lai của những đứa trẻ được sinh ra tại nơi này.

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng hiện đang được hoàn thiện, trình cấp phê duyệt vào giữa năm nay. Đây là đồ án quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Kéo dài 40km, bao gồm 13 quận huyện với diện tích khoảng 11.000ha và dân số hơn 230.000 người.

Quy hoạch sông Hồng sẽ là cơ sở để Hà Nội tối ưu hóa, xây dựng đô thị ven sông hiện đại, giúp người dân có cuộc sống tốt hơn. Thế nhưng, nhiều người dân sống dọc bờ sông cũng đang đau đáu nỗi lo về kế sinh nhai, tương lai của những đứa trẻ được sinh ra tại nơi này.

Nằm cách trung tâm TP. Hà Nội chưa đến 3km, bãi giữa sông Hồng, nơi cư trú của hàng trăm hộ dân sống trong những chiếc bè nổi, lênh đênh trên mặt nước. Khác xa với cảnh tập nập của phố xá, người dân ở dây vẫn phải sống trong điều kiện không có nước sạch và điện lưới.

Tuổi đã cao, không người thân cũng chẳng có con cái, sống ở bãi giữa sông Hồng đã 30 năm nay, bà Phạm Thị Thu không khỏi băn khoăn khi nghe tin quy hoạch phân khu sông Hồng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Bà cũng không biết tới đây mình sẽ “trôi dạt” về đâu?

“Tôi ở trên thuyền được 30 năm rồi, ông bà già đã vậy nhưng còn những gia đình có trẻ con, người lớn, trẻ mới sinh cũng có, nhà 3 thế hệ cũng có. Bây giờ phải đi đâu trọ? ở đâu? Ở trọ phải có tiền thì mới trọ được”, bà Thu nói.

Mặc dù cách trung tâm TP. Hà Nội chưa đến 3km, thế nhưng nhiều người dân vẫn đang sống trong những căn nhà nổi tạm bợ, không nước sạch, không điện lưới...
Mặc dù cách trung tâm TP. Hà Nội chưa đến 3km, thế nhưng nhiều người dân vẫn đang sống trong những căn nhà nổi tạm bợ, không nước sạch, không điện lưới...

Có lẽ, điều mà những người dân nơi đây lo lắng nhất đó là tương lai của những đứa trẻ. Ông Nguyễn Đăng Được, người dân sống tại bãi giữa sông Hồng bày tỏ: “Muốn như thế nào thì mình cũng đã tồn tại ở đây mấy chục năm rồi. Bây giờ có dự án này chúng tôi đang lo không biết rằng họ sẽ cho đi đâu, ở đâu, làm gì, chúng tôi không hiểu được.

Nếu như nhà nước giúp được các điều này thì giống như đời chúng tôi sống lại. Thế hệ chúng tôi có thể chẳng còn bao lâu nữa, nhưng thế hệ con cháu chúng tôi sau này rất khổ, nếu như cha mẹ tha phương cầu thực thì con cái sinh ra sẽ không tốt”.

Theo ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, chỉ tính riêng hai phường Chương Dương và Phúc Tân đã bao phủ diện tích khoảng 100ha, sẽ có trên 40.000 thửa đất đang sinh sống trong đồ án sông Hồng sẽ được quy hoạch. Như vậy, công tác an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho người dân sẽ cực kỳ quan trọng và cần phải được đặt lên hàng đầu.

“Các công trình xây dựng ở thời điểm đó hết sức khó khăn và chưa có quy hoạch nên chất lượng nhà ở cũng như điều kiện về hạ tầng xã hội không đáp ứng được yêu cầu của một đô thị hiện đại. Căn cứ vào các chỉ tiêu về quy hoạch như: Dân cư, hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch về phát triển không gian thì từ đó sẽ quyết định số lượng dân cư ở từng khu vực, từng quận huyện cho phù hợp với quy hoạch chung của thành phố", ông Phạm Tuấn Long, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm cho biết.

Mặc dù cách trung tâm TP. Hà Nội chưa đến 3km, thế nhưng nhiều người dân vẫn đang sống trong những căn nhà nổi tạm bợ, không nước sạch, không điện lưới...

Ông Trần Ngọc Chính, nguyên thứ trường Bộ Xây dựng, Chủ tịch hội quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định: Quy hoạch phân khu sông Hồng không chỉ hướng đến mục tiêu tổ chức lại không gian hai bên bờ sông mà quy hoạch cũng đã nêu rất cụ thể: Việc ai đi, ai ở và ở như thế nào… Hà Nội phải có cơ chế đặc thù để thực hiện quy hoạch mang tính quyết định cho sự hình thành trục không gian cảnh quan của Thủ đô.

Theo ông Chính: “Nhiều công trình rất gần các đô thị nhưng ở nhếch nhác vì chúng ta không có điều kiện quản lý. Ở đó cũng chẳng có sổ đỏ gì mà người ta cứ thể xây lên. Phải nói cuộc sống người dân ở đó rất gian khổ. Quan trọng làm thế nào để xây dựng được khu đô thị dọc sông, có cái phải cải tạo, có cái phải di dời nhưng làm trong quy hoạch để người dân hưởng thụ nhưng điều kiện tốt nhất”.

Quy hoạch sông Hồng sẽ là cơ sở để Hà Nội tối ưu hóa, xây dựng đô thị ven sông hiện đại, giúp người dân có cuộc sống tốt hơn.

Được biết, theo bản quy hoạch lần này, sẽ có khoảng 1500 hộ dân sẽ phải di dời. Đây là điều TP. Hà Nội cần ưu tiên và xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo đời sống cho người dân.

Hà Nội cũng cần chủ động công khai các dự án quy hoạch và điều kiện đấu giá đất, kiểm soát chặt chẽ phòng tránh tình trạng lấn chiếm đất đai, xây dựng công trình không phép, cho thuê đất trái thẩm quyền, sử dụng sai mục đích theo Quy hoạch…

Trước khi Hà Nội xem xét nghiên cứu đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng lần này, đã có khoảng 20 đề án, dự án quy hoạch liên quan đến sông Hồng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Sau 7 lần điều chỉnh quy hoạch Thủ đô từ năm 1954 đến nay, quy hoạch sông Hồng sẽ là cơ hội tốt để đưa sông Hồng trở thành thương hiệu của Thủ đô…/.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây:

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Ra mắt trung tâm Huấn luyện Cấp cứu chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Chiều ngày 15/4, Bệnh viện Quân y 175 (BVQY) tổ chức Lễ trao Chứng nhận và ra mắt Trung tâm Huấn luyện Cấp cứu Chấn thương quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

// //