Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quy hoạch chợ 'trời ơi', tiềm ẩn mất ATGT

Phóng viên - 16/12/2020 | 14:30 (GTM + 7)

Tổ hợp chợ ở thị trấn Ngã Sáu (huyện Châu Thành, Hậu Giang) đang tiềm ẩn mất ATGT do các tiểu thương lẫn người buôn bán nhỏ lẻ lấn chiếm hành lang ATGT.

Thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang là địa phương có khá nhiều công nhân lao động trong các xí nghiệp may mặc, thủy sản và các vựa trái cây. Sáng tinh mơ hoặc chiều tan tầm thì khu vực chợ luôn đông đúc người bán người mua.

Thế nhưng tổ hợp chợ ở TT Ngã Sáu đang tiềm ẩn mất ATGT một thời gian dài do các tiểu thương lẫn người buôn bán nhỏ lẻ mạnh ai nấy lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, vỉa hè để bày hàng kinh doanh.

Điều đáng nói tại đây là khu chợ truyền thống dần mất tiểu thương, khu thương mại xây dựng mới gần chục năm lại không ai chịu vào thuê bán mà tất cả lại dọn ra cặp lề đường.

Trung tâm thương mại xây lên nhưng đã hơn 5 năm không một bóng tiểu thương đăng kí thuê lô sạp
Trung tâm thương mại xây lên nhưng đã hơn 5 năm không một bóng tiểu thương đăng kí thuê lô sạp

"Mấy cái lô tạp hóa này mấy nay chợ ế quá nên người ta đóng cửa nghỉ hết. Giờ còn lại 3 hộ bán, mà ế lắm. Hồi cách đây hơn 1 năm thì mỗi buổi sáng là bán 4 triệu, bữa nào có đám là bán 6 triệu. Còn bây giờ cả ngày bán chưa được 200 ngàn. Cái đường vô chợ nhỏ xíu, xe chạy vô mắc quay đầu ra".  

Lời than thở của chị Huỳnh Thị Bé - tiểu thương bán rau củ quả trong khu chợ truyền thống Thị trấn Ngã Sáu đã phản ánh phần nào không khí tiêu điều của ngôi chợ.

Khu chợ truyền thống này có vị trí tiền sông hậu lộ và đã tồn tại trên 15 năm. Nhưng khi phóng viên đến khảo sát thì khung cảnh hoang tàn, các lô sạp phần lớn đóng cửa, các tiểu thương còn bám trụ lại cũng đìu hiu vì không dám nhập hàng nhiều, sợ bán ế lâu ngày sẽ hư hỏng.

Phần lớn các tiểu thương trong khu chợ truyền thống đã di chuyển ra ngoài mặt tiền giáp với đường giao thông bày bán từ sáng đến chiều. Ven vỉa hè tấp nập hàng bông, hàng cá, hàng hóa gia dụng.

Người nào nhanh tay thuê được vỉa hè của các hộ dân, còn không thì bày bán dưới chân cầu, lấn hành lang lộ giới, tiềm ẩn tai nạn giao thông rất cao.

Các lô sạp trong khu chợ truyền thống đóng cửa, số còn lại thì cũng bấp bênh bán ế
Các lô sạp trong khu chợ truyền thống đóng cửa, số còn lại thì cũng bấp bênh bán ế
Công việc kinh doanh của các tiểu thương hết sức khó khăn

Được hỏi vì sao bất chấp nguy hiểm để bày bán sát lề lộ thì anh Huỳnh Văn Hiền cho biết:

"Anh bán trong nhà lồng nhưng mà bên UBND thị trấn không giải quyết được đường thông thương cho khách chạy vô chợ, đường hiện tại hẹp lắm nên ế quá buộc anh phải bưng ra lề đường bán. Một ngày mà lỗ vài trăm ngàn thì ngày này qua tháng nọ sao chịu nổi.

Giờ bán vầy, sáng là người ta đuổi, tới 11h bưng ra bán được chút xíu là đuổi nữa rồi bưng chạy vô. Giờ cuộc sống nó khổ thì phải chịu chứ biết sao giờ".

Người buôn bán dọn ra sát lề đường để bắt khách vì không thể chờ ế trong nhà lồng...
... nhưng lại mất an toàn giao thông.

Còn một nguyên nhân khác để các tiểu thương chợ truyền thống phải bất chấp nguy hiểm buôn bán sát lề đường là cách đó 1 cây cầu lại có thêm một nhóm chợ khác.

Tại đây là một khu dân cư, đường xá thông thoáng, các thiểu thương thuê vị trí mặt bằng rộng rãi tiện lợi cho xe ghé mua hàng rồi đi ngay nên khu chợ này thu hút rất nhiều khách hàng.

Hơn một năm nay, nhóm chợ này đã cạnh tranh với khu chợ truyền thống nhưng lại không nằm trong quy hoạch của địa phương, bản thân tiểu thương cũng ít nhiều bức xúc:

"Trước đây, họ cũng có cất nhà lồng để tiểu thương mua bán, nhưng là dụ người ta vô bán. Tới hồi họ bán hết nền bên khu đó cái họ đập cái nhà lồng. Bắt buộc tiểu thương phải ra vỉa hè, bờ kè bán. Rồi mấy cái nền họ bán, người ta cất nhà lên cái người ta cho thuê ngược lại, ai ngồi trước cửa thì 1 ngày đóng 100 ngàn. Họ đợi bên đây xây xong để họ dồn về mà mình đợi muốn chết cho nó làm xong để bên đó kéo về để bên đây buôn bán".

 Song song khu chợ truyền thống là nhóm chợ tạm đang cạnh tranh với khu chợ truyền thống.
 Song song khu chợ truyền thống là nhóm chợ tạm đang cạnh tranh với khu chợ truyền thống.

Vào năm 2014, Thị trấn Ngã Sáu đã quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại nhằm di dời chợ cũ đến nơi mới vừa đảm bảo ATGT vừa đảm bảo vẻ mỹ quan đô thị.

Tuy nhiên đến nay không tiểu thương nào đăng kí lô sạp để di dời, bởi họ cho rằng vị trí khuất tầm mắt, giá cho thuê quá cao không bán được hàng, bán được cũng không có lời.

Cho nên hiện nay tại trung tâm thị trấn đang tồn tại 1 tổ hợp chợ mâu thuẫn, đối lập: “ tạm bợ, tiêu điều và liều mạng”.

Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Thanh Sang – Phó phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Châu Thành cho biết:

"Lúc mà mình định di dời chợ truyền thống, trong lúc sắp xếp mới di dời các tiểu thương qua chợ bên sông. Tuy nhiên, bên đó hẹp quá nên chủ đầu tư mới xin chủ trương của huyện tạm thời xây 1 cái nhà lồng cho bà con bán tạm. Đó là một lô nền, mình chỉ mượn tạm để có chỗ buôn bán.

Tới hạn trả mà chợ truyền thống chưa nâng cấp nên tiểu thương vẫn còn bám chợ thì chủ sở hữu của các nền đó họ kinh doanh cho thuê là đúng với quy định pháp luật.

Còn trong trung tâm thương mại thì nhà đầu tư kêu gọi nếu thuê thì họ miễn phí 6 tháng nhưng mà bà con không chịu vào, thói quen của bà con là chợ phải gần sông gần cầu.

Trong quy hoạch nâng cấp chợ truyền thống thì chúng tôi sẽ mở rộng lối đi cho thuận tiện bà con buôn bán".

Cũng theo thông tin từ phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Châu Thành, quá trình kêu gọi mời thầu để quy hoạch chợ truyền thống Ngã Sáu mới kết thúc vào tháng 8/ 2020.

Hiện tại đơn vị chủ đầu tư đang trong giai đoạn 24 tháng giải phóng mặt bằng, sau đó sẽ tiến hành nâng cấp mở rộng chợ và di dời nhóm tiểu thương bên kia sông về một đầu mối.

Vậy thì rất có thể trong 2 năm tới đây, thị trấn Ngã Sáu vẫn tiếp tục tồn tại 2 tổ hợp chợ mất ATGT. Điều này đòi hỏi huyện Châu Thành phải có giải pháp tạm thời nhằm di dời các tiểu thương vào vị trí mua bán an toàn nhưng vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho bà con.

Về phần các tiểu thương, dẫu biết kinh tế khó khăn nhưng an toàn tính mạng vẫn là quan trọng, nhất là sau nhiều vụ tai nạn thảm khốc liên quan đến chợ cóc.

Hy vọng giữa cuộc mưu sinh, bà con cũng lưu tâm đến việc đảm bảo an toàn hành lang lộ giới để bảo vệ chính mình.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Phải trả tiền để “mua gió hồ Tây”

Hồ Tây, một địa điểm không còn xa lạ với người dân thủ đô và khách du lịch mỗi khi đến với Hà Nội. Những cuộc “hẹn hò hóng gió hồ Tây” cũng được diễn ra thường xuyên hơi đối với các bạn trẻ nhất là vào thời điềm giao mùa, không khí mát mẻ như hiện tại.

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

TP.HCM: Xe điện phục vụ du lịch nội đô, nhất cử lưỡng tiện

Mới đây TP.HCM đã chính thức khai trương đưa vào sử dụng hệ thống xe điện 5-14 chỗ chở khách tham quan, du lịch khu nội đô thành phố. Điểm đặc biệt của các chuyến xe điện này là tính linh hoạt khi lưu thông trong nội đô, không bị phụ thuộc vào giờ giấc cao điểm, thấp điểm.

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Điều tra dân số trực tiếp: VNeID ở đâu?

Từ 1/4, cơ quan thống kê cả nước bắt đầu tiến hành điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, trong đó thu thập các thông tin như: Thông tin về nhân khẩu học; về di cư; về giáo dục; hôn nhân; về nhà ở và điều kiện sống của hộ...

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

“Kim cương khuyết” Nguyễn Thị Minh Tâm

Câu nói “họa vô đơn chí” có lẽ đúng với câu chuyện của cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (38 tuổi, giáo viên của trường THPT Thiên Hộ Dương, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp). Sau khi cha mất, cô bị tai nạn mất đi một chân, tuổi thanh xuân là những ngày cùng cực.

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Người nổi tiếng phải chịu trách nhiệm khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi. Đáng chú ý, tại dự thảo luật này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất nhiều quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội khi quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.

// //