Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Quy định niên hạn với xe máy: Có phù hợp?

Phóng viên - 11/01/2022 | 14:50 (GTM + 7)

Ở nhiều nước, để hạn chế mô tô, xe máy cũ nát lưu hành, người ta không quy định niên hạn sử dụng, mà dựa vào các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn khí thải để sàng lọc, thải loại phương tiện không đạt, người vi phạm sẽ bị phạt nặng.

Đây được coi là cách làm vừa khoa học, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Tại Hội nghị Tổng kết năm ATGT 2021, UBND TP. Hà Nội đã đề xuất Bộ GTVT báo cáo, đề xuất Chính phủ quy định niên hạn sử dụng với mô tô, xe gắn máy.

Điều này liệu có khả thi? Giải pháp nào để loại bỏ mô tô, xe gắn máy cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo vệ môi trường?

Nhãn

Hơn 10 năm hành nghề xe ôm tại Hà Nội, cuộc sống của vợ chồng ông Nguyễn Văn Chữ (ở Trực Ninh, Nam Định) trông cả vào chiếc xe máy đã sử dụng hơn 15 năm. Do là cần câu cơm của gia đình nên chiếc xe máy được ông Chữ chăm sóc rất kỹ, bảo dưỡng thường xuyên, nên ông rất lo lắng khi biết tới đây xe máy cũng bị quy định niên hạn sử dụng.

"Chúng tôi bây giờ không có điều kiện thì càng phải sửa chữa để chạy thôi chứ chả biết thế nào hay bỏ được. Nếu Nhà nước có việc nghiêm cấm thì chúng tôi mang về quê để sử dụng chứ cũng không thể bỏ được".

Không chỉ ông Chữ, mà rất nhiều trường hợp sử dụng xe máy có niên hạn trên 15 năm, thậm chí 20-30 năm và coi đó là phương tiện mưu sinh. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thành phố hiện có hơn 5,7 triệu xe máy (trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy đăng ký trước năm 2000), chưa tính nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia lưu thông trên địa bàn.

Một báo cáo của Công an TP. Hà Nội đưa ra năm 2019 cũng cho thấy, toàn Thành phố hiện có trên 43.400 xe máy có niên hạn sử dụng từ 30 năm, hơn 10.500 xe xe máy trên 40 năm và trên 50 năm còn gần 480 xe.

Ông Nguyễn Hữu Trí, nguyên Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cho hay, đa số mô tô, xe máy có tuổi đời cao, niên hạn cũ được người dân nghèo thành thị hoặc người dân nông thôn sử dụng. Do vậy, nếu quy định niên hạn sử dụng đối với xe máy thì đối tượng chính chịu tác động chủ yếu là những người nghèo.

"Các nước trên thế giới có nhiều biện pháp kiểm tra, hầu hết người ta không quy định niên hạn với xe máy, mà người ta kiểm soát nó bằng chất lượng trong quá trình sử dụng. Thứ hai nữa là quản lý, tránh ùn tắc ở các đô thị thì thông thường do các chính quyền địa phương, ví dụ ở Hà Nội quy định một số tuyến không được vào, đấy cũng là biện pháp hạn chế xe máy".

Chuyên gia giao thông Phan Lê Bình cũng cho rằng, nhiều nước cũng thống nhất rằng xe máy và ô tô nói chung đều phải trải qua một đợt sát hạch được tiến hành trong một giai đoạn nhất định. Điều này có nghĩa họ không quan tâm niên hạn của xe tính từ ngày sản xuất, chỉ biết rằng nếu phương tiện không vượt qua đợt sát hạch thì không được tham gia giao thông. Như thế, chủ xe sẽ quyết định “gia hạn” bằng cách bảo dưỡng hoặc thay mới những phụ tùng chưa đạt yêu cầu:

"Ô tô đã không có niên hạn mà xe máy quy định niên hạn là không hợp lý. Nếu đặt ra tiêu chuẩn khí thải, một dạng như đăng kiểm đối với ô tô, nhưng áp dụng cho xe máy, nếu không đạt thì không cho lưu hành nữa thì có lý hơn việc đặt ra niên hạn".

Đối với mô tô, xe gắn máy, nếu quy định niên hạn, phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng (Ảnh minh họa)

Ông Chu Mạnh Hùng, nguyên Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ GTVT cũng cho biết, đối với xe máy nên sử dụng hàng rào kỹ thuật bằng tiêu chuẩn khí thải là văn minh nhất. Khi áp dụng tiêu chuẩn này, cơ quan chức năng có thể kiểm tra ngẫu nhiên một vài phương tiện đang lưu thông, nếu không đạt tiêu chuẩn khí thải sẽ bị phạt nặng và công bố công khai để tăng tính răn đe, tuyên truyền:

"Tôi không cấm anh, nhưng xe của anh không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì anh phải nộp phí cao lên. Tôi có cấm xe của anh vào bờ Hồ đâu, nhưng xe của anh môi trường thế này thì cứ mỗi lần tôi phạt anh 200 nghìn, đánh vào túi tiền như thế, người dân người ta cũng tự nguyện hạn chế".

Ông Hoàng Dương Tùng, Giám đốc Mạng lưới Không khí sạch Việt Nam cũng cho rằng, đối với mô tô, xe gắn máy, nếu quy định niên hạn, phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi nếu vẫn bảo dưỡng tốt, ít lưu hành, phương tiện vẫn có thể đáp ứng yêu cầu về môi trường, về an toàn:

"Cái niên hạn phải nghiên cứu thật kỹ xem các nước làm như thế nào, rồi nó cũng phải đồng bộ, nếu xe máy như thế thì ô tô cũng phải thế nào chứ không thể ô tô thì không mà xe máy lại có được, phải có sự đồng bộ giữa các phương tiện giao thông cơ giới, có lộ trình, nhưng đầu tiên là kiểm tra khí thải".

Nhiều người tham gia giao thông cũng tỏ ra băn khoăn, lo lắng trước thông tin xe máy cũng có thể bị quy định niên hạn sử dụng:

"Pháp luật làm đúng thật, không ai cãi được, nhưng giờ người ta nghèo khổ quá đi thì giờ không có xe thì tôi chết đói".

"Nếu đổi phương tiện thì bọn em không có vốn để đổi".

"Xe cũ là như thế nào, anh đánh giá cho tôi thế nào là xe cũ? Theo tôi nó cũng rất mông lung chỗ đấy. Thế thì mình phải có phương pháp thế nào hết sức khoa học".

Theo các chuyên gia, đối với xe máy nên sử dụng hàng rào kỹ thuật bằng tiêu chuẩn khí thải là văn minh nhất. Ảnh: Người lao động

Ở nhiều nước, để hạn chế mô tô, xe máy cũ nát lưu hành, người ta không quy định niên hạn sử dụng, mà dựa vào các hàng rào kỹ thuật, các tiêu chuẩn khí thải để sàng lọc, thải loại phương tiện không đạt, người vi phạm sẽ bị phạt nặng. Đây được coi là cách làm vừa khoa học, hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận với nhan đề: “Siết” bằng tiêu chuẩn khí thải, thay vì niên hạn".

Xe máy cũ nát được cho là một trong những nguyên nhân gây mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các đô thị lớn như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc thu hồi, loại bỏ xe máy cũ nát là chủ trương đúng đắn và đã được chính quyền các đô thị đặt ra từ lâu.

Nhiều đề xuất cũng đã được đưa ra, từ việc thu hồi xe máy cũ nát, đến việc đổi xe máy cũ lấy xe máy mới… nhưng chưa giải pháp nào thực sự phát huy hiệu quả. Cái thì thiếu cơ sở pháp lý cho việc thu hồi, cái lại vướng thủ tục pháp lý quá phức tạp khiến cả người dân và doanh nghiệp lúng túng, khó thực hiện.

Trước đề xuất của UBND TP. Hà Nội về việc quy định niên hạn sử dụng với xe máy, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn về hiệu quả của đề xuất này và một lần nữa cho thấy Hà Nội vẫn còn loay hoay trong ứng xử với xe máy cũ nát, chưa nhất quán về mục tiêu và hành động.

Bởi để giảm TNGT cần siết về tình trạng kĩ thuật, giảm ô nhiễm thì siết tiêu chuẩn khí thải, cân nhắc đánh phí môi trường cao hơn ở khu vực lõi... thay vì áp dụng các giải mà kết quả chưa chắc chắn trúng mục tiêu, nhưng tác động xã hội không mong muốn đã thấy rõ.

Mặt khác, với các phương tiện sở hữu cá nhân, kể cả ô tô con, Luật giao thông đường bộ cũng chỉ quy định về tiêu chuẩn khí khải, không quy định niên hạn sử dụng. Thực tế, với những phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa đình kỳ, vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật và bảo vệ môi trường thì không có lý do gì để phải thu hồi, thải loại. Đây cũng là thông lệ được nhiều nước áp dụng.

Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, không nên đặt vấn đề thu hồi dựa trên niên hạn xe mà chỉ cần bổ sung quy định để quản lý thông qua kiểm soát khí thải và yêu cầu kỹ thuật, nếu xe đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, dù sử dụng bao nhiêu năm vẫn được dùng. Ngược lại, dù những xe mới mua, sử dụng chưa lâu nhưng chất lượng kém, lượng khí thải xả ra vượt mốc quy định, dễ hư hỏng vẫn bị cấm lưu thông.

Dẫn kinh nghiệm thực hiện ở Singapore, một số chuyên gia cho rằng, chỉ cần một chiếc xe lưu động, có thể dừng bất kỳ một ô tô, xe máy đang lưu thông, kiểm tra ngẫu nhiên chất lượng khí thải, phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn sẽ bị phạt 200 đô la. Trong vòng 3 tháng tiếp theo, phương tiện đó tiếp tục vi phạm, mức phạt sẽ lên 400 đô la. Nếu tái diễn lần 3 trong 3 tháng tiếp theo, mức phạt sẽ tăng lên 800 đô là và bị truy tố trước pháp luật.

Tiêu chuẩn khí thải với mô tô, xe máy đã có, việc kiểm tra khí thải với mô tô, xe gắn máy cũng không khó, cái khó là quyết tâm chính trị của chính quyền các đô thị. Nếu xác định việc loại bỏ xe máy cũ nát là việc phải làm, trước hết, cần rà soát kỹ về hiện trạng sử dụng xe để trên cơ sở đó có chính sách hỗ trợ như giảm giá mua xe mới hoặc cho vay mua xe không lãi suất.

Mặt khác, nhà nước cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ để nhà sản xuất thu hồi xe cũ và đổi xe máy mới cho người dân để xử lý theo quy định về sản phẩm thải bỏ. Thực tế chương trình “Đổi xe máy cũ lấy xe mới” đang được tổ chức tại một số quận trên địa bàn Hà Nội, cho thấy, trong số hơn 5.000 xe đã được đo kiểm khí thải miễn phí, có gần 50% phương tiện không đạt tiêu chuẩn khí thải trong lần đo đầu tiên. Điều này cho thấy xe cũ cũng có thể đạt tiêu chuẩn khí thải nếu được bảo dưỡng tốt.

Tuy vậy, trong số hơn 5.000 xe máy được đo kiểm, số phương tiện được hỗ trợ, đổi xe máy mới không nhiều do giá trị hỗ trợ tối đa chỉ 4 triệu đồng. Nếu muốn đổi xe máy mới, người dân sẽ phải bỏ ra số tiền không nhỏ. Do vậy, để thuyết phục người dân đổi sang xe mới là không hề dễ.

Kết quả này vừa chỉ ra cách làm, vừa cho thấy thách thức đặt ra với Hà Nội nếu định sốt sắng thải bỏ xe cũ.

Do vậy, cần có chính sách hỗ trợ để người dân đủ khả năng tiếp cận, mua xe mới, để người dân tự nguyện bỏ xe máy cũ nát, không đạt tiêu chuẩn khí thải, thay vì áp đặt các mệnh lệnh hành chính hoặc quy định niên hạn sử dụng./.

Tags:
Ý kiến của bạn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương

Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống 'không đỡ được'

Từ ngõ ra đường lớn: Nhiều tình huống "không đỡ được"

Trên các con đường, tuyến phố của Hà Nội có không ít những con ngõ nhỏ, vuông góc với đường lớn. Câu chuyện giao thông nào sẽ được kể xoay quanh việc người dân điều khiển phương tiện đi từ ngõ nhỏ ra phố lớn hay ngược lại đi từ phố lớn vào ngõ nhỏ?

Đừng bỏ qua giai đoạn 'vàng' phát triển thể chất

Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất

Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng

Để chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, phòng ngừa ùn tắc tại khu vực Đền Hùng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh phục vụ người dân đi lại thuận tiện, an toàn, Công an tỉnh Phú Thọ xây dựng phương án phân luồng giao thông dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Mảnh sân nhà tập thể

Mảnh sân nhà tập thể

Những không gian công cộng trở nên quý giá với cộng đồng dân cư nơi đô thị, thật thân thương khi bộ hành qua phố vẫn thấy các khu tập thể cũ có một mảnh sân chung đong đầy tình cảm ấm áp láng giềng, nơi lưu giữ bao kỷ niệm, nơi sinh hoạt cộng đồng khiến mọi người thêm gắn bó với nơi chốn. 

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Bảo đảm trật tự ATGT dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4-01/5 và cao điểm du lịch hè 2024.

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Quỹ bình ổn xăng dầu: Đã đến lúc “dỡ bỏ”? (Phần 2)

Chiều qua (11/4), Kênh VOV Giao thông đã phân tích về hoạt động của Quỹ bình ổn xăng dầu trong những năm qua.

// //