Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phương án vận tải nào cho bình thường mới?

Phóng viên - 21/09/2021 | 6:38 (GTM + 7)

Dịch bệnh đang dần được kiểm soát tốt hơn, các địa phương đang tính tới phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn lo ngại vướng trong quá trình vận tải.

Liên bộ Giao thông, Công thương, Nông nghiệp, Y tế và các địa phương có hướng thống nhất ra sao để đảm bảo vận tải thuận lợi và an toàn, tạo đà hồi phục cho các hoạt động sản xuất kinh doanh?

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Hơn 2 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội cũng là khoảng thời gian toàn bộ hoạt động vận tải hành khách của doanh nghiệp phải dừng toàn bộ

Thông tin tại buổi họp liên Bộ Công thương, GTVT, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Y tế vào giữa tuần qua cho thấy, tình hình dịch đã được kiểm soát tốt hơn, vận tải hàng hóa đã được thuận lợi.

Tại cuộc họp, Bộ GTVT cũng cho biết đang phối hợp với các cơ quan xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải, trong đó chú trọng phương án kết nối các ga, cảng, hàng không đối với các phương tiện cá nhân...

Đón nhận thông tin này, ông Lê Anh Dũng, Giám đốc doanh nghiệp vận tải hành khách Hà Sơn – Hải Vân (Lào Cai) cho biết, hơn 2 tháng Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội cũng là khoảng thời gian toàn bộ hoạt động vận tải hành khách của doanh nghiệp phải dừng toàn bộ.

Đó là chưa kể thời gian hoạt động cầm chừng từ đầu năm 2021. Do vậy, khi thông tin về tình hình dịch được kiểm soát tốt hơn trên toàn quốc, nhất là khu vực Hà Nội - điểm đến chính của hầu hết các tuyến vận tải của doanh nghiệp này, ông Dũng rất vui mừng:

"Đối với anh em người lao động thì chỉ đợi quyết định của Ban lãnh đạo là khôi phục các hoạt động trở lại theo lộ trình dần dần, tại vì khi các tỉnh, thành lên phương án để các phương tiện hoặc loại hình vận tải hành khách tuyến cố định hoạt động trở lại thì kèm với đó là các điều kiện để đảm bảo an toàn phòng chống dịch".

Ông Lê Văn Viết, đại diện nhà xe Minh Quý (Thanh Hóa) cũng cho hay, đến thời điểm này, toàn bộ lái xe, phụ xe của đơn vị đã hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 và đang chờ tiêm mũi 2. Hiện, đơn vị cũng đang phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tỉnh Thanh Hóa để vận chuyển những người hết thời hạn cách ly từ bệnh viện tỉnh về nhà.

Do vậy, đơn vị đang tích cực chuẩn bị phương tiện và nhân lực để sẵn sàng khi loại hình vận tải hành khách được hoạt động trở lại:

"Bọn em trong vòng 2-3 tiếng là xong, con người và xe cộ thì cũng đang trên tinh thần chuẩn bị cả nhưng quan trọng là được sự cho phép lúc nào".

---

Hồi hộp, lo lắng cũng là tâm trạng chung của nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách khác trước thời điểm có thể hoạt động trở lại. Ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng) cho hay, đơn vị đã dừng hoạt động 6-7 tháng, dù thường xuyên nắm bắt thông tin qua Sở GTVT nhưng đều nhận được câu trả lời: chờ hướng dẫn của y tế:

"Hoạt động trở lại cũng tùy thuộc công tác phòng dịch của các địa phương, nếu một ông mở, một ông đóng, ông ở giữa lại khắt khe thì cũng chả biết làm kiểu gì được. Đợi hướng dẫn của Bộ Y tế thôi".

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho rằng, rất nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách đang mong chờ được đi lại bình thường. Bộ GTVT cũng đã lên các phương án cho 5 loại hình vận tải: đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy và hàng hải.

Bộ GTVT cũng đã nhiều lần kiến nghị Bộ Y tế sớm có hướng dẫn cho việc đi lại, nhất là với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và những F0 khỏi bệnh. Đó là tiền đề để khôi phục hoạt động vận tải và hoạt động sản xuất, kinh doanh:

"Ngành giao thông đang sẵn sàng tất cả các phương tiện, người lái, rồi doanh nghiệp cũng sẵn sàng để tổ chức vận chuyển. Tuy nhiên, điều kiện đi lại an toàn, kiểm soát dịch ra sao… Còn nếu cứ bắt người ta đi, đã 2 mũi vắc xin mà vẫn cứ đòi xét nghiệm thì hướng dẫn như thế nào?".

Ngoài kiến nghị về hướng dẫn lưu thông đối với tài xế, với hành khách, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN cũng kiến nghị không hạn chế lưu thông trên các tuyến vận tải, nhất là các tuyến quốc lộ, để vận tải không bị đứt đoạn:

"Không nên hạn chế luồng tuyến vận tải, các tuyến đã công bố nên cho lưu thông rộng rãi nhất. Chỉ có những tỉnh vẫn thực hiện Chỉ thị 16 có thể đưa ra quy định hạn chế lưu thông, tỉnh chỉ được quy định không dược dừng ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao, còn trên quốc lộ phải cho lưu thông".

TP. HCM dự kiến sẽ chấm điểm an toàn trước khi cho hoạt động vận tải trở lại

Dịch COVID-19 đang từng bước được khống chế, nhu cầu đi lại của người dân cần được đáp ứng. Đó là tiền đề để khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng để thực hiện được điều này, rất cần hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế để các địa phương, doanh nghiệp và người dân thực hiện.

Cùng đến với góc nhìn của VOVGT: Nín thở chờ hướng dẫn

Đến thời điểm này, một số địa phương đã lên phương án cho việc vận tải hoạt động trở lại trong điều kiện tình hình dịch từng bước được khống chế.

Cụ thể, Hà Nội đang tính tới việc cho xe buýt hoạt động trở lại, trong đó, với lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, nhân viên phục vụ tại nhà chờ xe buýt nhanh (BRT) phải được đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 theo bộ tiêu “thẻ xanh COVID” (cấp cho những người đã tiêm mũi vaccine thứ 2 được 14 ngày và không quá 12 tháng) và “thẻ vàng COVID” (cấp cho những người đã tiêm 1 mũi).

Tương tự, TP. HCM cũng dự kiến sẽ chấm điểm an toàn trước khi cho hoạt động vận tải trở lại. Theo đó, đối với hoạt động vận tải có 6 tiêu chí bắt buộc và 4 tiêu chí bổ sung. Chỉ số an toàn sẽ được tính từ bình quân các tiêu chí đó, doanh nghiệp đạt điểm an toàn từ 70% trở lên, không có tiêu chí nào bị điểm 0 sẽ được phép hoạt động trở lại.

Tại buổi họp liên Bộ Công thương, GTVT, Nông nghiệp, Y tế diễn ra giữa tuần qua, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho hay, trong bối cảnh diễn biến mới, nhiều địa phương đang chuẩn bị kịch bản nới lỏng giãn cách xã hội và các quy định phòng chống dich, Bộ GTVT đã giao cho các cơ quan trực thuộc xây dựng kịch bản, phương án tổ chức giao thông, tổ chức vận tải để hướng dẫn triển khai thực hiện trong tình hình mới.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng yêu cầu các Sở GTVT chuẩn bị sẵn sàng phương án để góp ý vào kế hoạch của bộ một cách nghiêm túc, trách nhiệm; trong đó phải chú trọng nghiên cứu, xây dựng phương án tổ chức giao thông kết nối với các ga, bến cảng, bến xe và cảng hàng không, tổ chức giao thông đối với các phương tiện cá nhân...

Nhìn vào động thái này cho thấy một số Bộ, ngành, địa phương đã chủ động lên kế hoạch cho vận tải hoạt động trở lại trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt hơn. Song dễ nhận thấy, các chính sách này mới hướng đến các đơn vị, doanh nghiệp vận tải, trong khi một vế rất quan trọng, có yếu tố quyết định đến hiệu quả của doanh nghiệp khi hoạt động trở lại – chính là hành khách, thì chưa được tính đến hay có hướng dẫn để đi lại an toàn.

Thống kê trên Cổng Thông tin tiêm chủng COVID-19 cho thấy, hết ngày 19/9, toàn quốc đã tiêm được gần 35 triệu mũi vaccine, trong đó có hơn 6,3 triệu người đã hoàn thành 2 mũi vaccine. Cùng với đó, cả nước có 448.000 ca COVID-19 đã khỏi bệnh. Đây là những đối tượng cần được tính đến trước tiên để cấp “thẻ xanh” hoặc “thẻ vàng’ COVID, tạo tiền đề cho việc đi lại, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện bình thường mới.

Do vậy, các phương án của các Bộ, ngành, địa phương sẽ vẫn chỉ trên giấy nếu thiếu hướng dẫn một cách chi tiết của Bộ Y tế đối với việc đi lại an toàn. Ở đó, ngoài việc thực hiện 5K, các đối tượng đã tiêm đủ 2 mũi, những trường hợp F0 khỏi bệnh, thậm chí cả những người đã tiêm 1 mũi vaccine cần được hướng dẫn một cách cụ thể.

Từ những hướng dẫn này, trên cở sở dữ liệu tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, dữ liệu F0 khỏi bệnh để cấp “thẻ xanh”, “thẻ vàng” vaccine sẽ là tiền đề.

Trong bối cảnh dịch dù đã được khống chế tốt hơn, nhưng khó có thể kết thúc trong ngắn hạn, để đảm bảo đủ nguồn lực duy trì “cuộc chiến”, việc mở dần đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, những trường hợp F0 khỏi bệnh đi lại an toàn sẽ là tiền đề để bắt đầu cuộc sống bình thường mới, vừa góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép, vừa chống dịch COVID-19 hiệu quả, vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, không làm đứt gãy các chuỗi sản xuất, kinh doanh.

---

Nghe thêm Sự việc & Góc nhìn trên Appler Podcast:

Tags:
Ý kiến của bạn
Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Dồn lực thi công cao tốc, bù tiến độ sau nhiều tháng mưa triền miên

Nhiều tháng qua do ảnh hưởng của gió mùa nên thời tết khu vực miền Trung luôn trong tình trạng mưa kéo dài triền miên, khiến cho công tác thi công nền đường tại các dự án cao tốc Bắc – Nam qua khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tiến độ bị đe dọa.

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Xe giả thương binh và góc nhìn của thương binh thật

Thành phố Hà Nội đang tăng cường công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải đối với xe ba bánh tự sản xuất, lắp ráp có hành vi chở hàng cồng kềnh, gây mất an toàn giao thông.

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Đồng khô cỏ cháy, người Gò Công Đông đào “hầm” chắt chiu từng giọt nước

Khoảng 9 giờ sáng, tại ấp 6, người trẻ đã đi làm, chỉ còn thưa thớt người già chờ... nước từ thiện. Một chiếc “hầm” chứa nước mới được người dân thiết kế đào sáng nay. “Hầm” sâu 1 mét, dài 11 mét, rộng 3 mét, đủ chứa hơn 30 khối nước.

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Lo ngại giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư vội vàng bán chốt lời

Từ hôm qua, giá vàng giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư đã mang vàng đi bán. Nhiều người lo ngại, nếu nắm giữ vàng lâu hơn nữa, trường hợp giá vàng hạ, mức lời sẽ không còn cao.

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng

Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài

Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.

// //