Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phụ nữ Nga được lái tàu điện ngầm sau lệnh cấm kéo dài hàng thập kỷ

Phóng viên - 16/02/2021 | 11:15 (GTM + 7)

Mới đây, tại nhà ga tàu điện ngầm ở thủ đô Moscow (Nga), đã diễn ra lễ ra mắt 12 nữ lái tàu điện ngầm. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi cơ bản về luật lao động ở Nga, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn đối với phụ nữ nước này.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, tàu điện ngầm Moscow sẽ được điều khiển bởi những người phụ nữ. Ảnh: CNN

Theo thông báo từ Sở Giao thông vận tải Moscow, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, tàu điện ngầm sẽ được điều khiển bởi những người phụ nữ.

Trong số 25 phụ nữ tham gia khóa đào tạo kéo dài gần 1 năm, 12 người đã hoàn thành khóa học và sẽ làm việc ngay từ đầu năm nay. Năm tới, ít nhất 50 nhân viên mới sẽ gia nhập hàng ngũ lái tàu nữ.

Ông Maxim Liksutov, Phó Thị trưởng Moscow phụ trách Giao thông vận tải, cho biết: "Chúng tôi tin rằng, trong thời đại hiện nay, mọi người đều có quyền lựa chọn công việc, không quan trọng giới tính của họ như thế nào. Chúng tôi rất vui khi tàu điện ngầm ở thủ đô Moscow đã trở thành hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Nga có lái tàu là phụ nữ, qua đó mang lại cơ hội việc làm cho phụ nữ."   

Cụ thể, các đoàn tàu này sẽ dọc theo tuyến tàu điện ngầm Filevskaya, một trong những tuyến hiện đại nhất nước Nga. Các lái tàu nữ sẽ có đồng phục riêng, bao gồm đồ cho mùa hè, mùa đông và phụ kiện kèm theo.

Đồng phục được thiết kế dựa trên kinh nghiệm của các lái tàu nam và ý kiến của các ứng cử viên lái tàu nữ. Bản thân nữ lái tàu cũng sẽ được lựa chọn giữa váy hoặc quần giúp họ cảm thấy thuận tiện khi vận hành tàu.

Từ ngày 1/1/2021, phụ nữ ở Nga được phép đảm nhận công việc lái tàu điện ngầm. Ảnh: Guardian

Sở Giao thông Vận tải Moscow cho biết hiện việc vận hành tàu điện ngầm đã được tự động hoá, vì thế công việc này không còn quá nặng nề, yêu cầu thể chất hay gắn mác “chỉ dành cho đàn ông” như trước đây.

Theo Kristina Vakulenko (31 tuổi), một trong những người phụ nữ đầu tiên đăng ký làm lái tàu, chương trình đào tạo khá khó khăn nhưng bù lại, họ sẽ được nghỉ phép 48 ngày/năm.

Kristina Vakulenko chia sẻ: "Giờ đây, chúng tôi đang được đào tạo để làm việc trên các đoàn tàu mới - chúng hiện đại nên điều kiện làm việc tốt hơn nhiều so với trước đây. Bản thân tôi không thể so sánh được, nhưng chồng tôi cũng là một lái tàu nói rằng sự khác biệt so với mô hình cũ là rất rõ ràng".

Trước đây, phụ nữ từng được nhận làm lái tàu điện ngầm ở Moscow từ năm 1936, nhưng đến năm 1980, Chính phủ Nga ban hành lệnh cấm phụ nữ lái tàu điện ngầm vì công việc lái tàu được liệt vào danh sách những việc có hại đối với sức khoẻ phụ nữ. Bởi công việc này thường xuyên phải làm việc trong môi trường dưới lòng đất, nguy hiểm, vất vả. Tuy vậy, ngành này lại thuê nhiều phụ nữ làm lao công, thu ngân bán vé và giám sát thang cuốn.

Không chỉ nghề lái tàu điện ngầm, vì lý do sức khỏe, chính sách lao động ở Nga trước đây cũng đặt ra quy định cấm phụ nữ làm một số ngành nghề vốn chỉ dành cho đàn ông như lái máy kéo, lái xe tải đường dài, thuyền trưởng và thủy thủ. Tuy nhiên, đến nay, những lệnh cấm này bị nhiều nhà hoạt động nữ quyền đánh giá là lỗi thời. Trong bối cảnh hiện nay, đây là những ngành nghề được trả lương cao và phụ nữ hoàn toàn có thể đảm nhiệm nếu họ có kỹ năng, tay nghề cao.

Cho đến tháng 9 năm ngoái, Bộ Lao động Nga mới đây đã thực hiện sửa đổi một một số chính sách, cắt giảm từ 456 xuống còn 98 ngành nghề cấm phụ nữ làm việc vì lý do sức khỏe.

Tập đoàn đường sắt Nga, trước đó cho biết họ cũng bắt đầu tuyển dụng nữ lái tàu vào năm nay. Đáng chú ý là tàu điện ngầm ở Moscow đứng thứ hai trên thế giới về số lượng phụ nữ được tuyển dụng. Công ty có hơn 62.000 nhân viên, trong đó 36% là nữ.

Còn tại Việt Nam, tuyến tàu điện ngầm metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) dài gần 20km hiện đã hoàn thành khoảng 75% khối lượng công việc, phấn đấu cuối năm đạt 85% và mục tiêu đưa vào khai thác cuối năm 2021.

Để chuẩn bị cho việc vận hành tuyến tàu điện ngầm này, một khóa học đào tạo kỹ thuật viên lái tàu đã được tổ chức. Đáng chú ý trong số 58 học viên của khóa học có sự tham gia của một nữ học viên là chị Phạm Thị Thu Thảo (33 tuổi). Để được tuyển chọn, chị Thảo phải trải qua quá trình thi tuyển, đáp ứng về trình độ chuyên môn, sức khỏe với nhiều tiêu chí khắt khe.

“Khi nhắc tới một kỹ thuật viên lái tàu thì mọi người đều nghĩ là nam và nam đúng là một lợi thế. Nhưng mà nói như vậy thì không có nghĩa là nữ làm không được. Công việc nào cũng vậy, mình cần làm với một thái độ nghiêm túc, mình làm việc chăm chỉ, chịu khó học hỏi thì em nghĩ là công việc nào dù áp lực khó khăn hay như thế nào thì nữ hay nam thì đều có thể hoàn thành tốt được”, chị Phạm Thị Thu Thảo chia sẻ.

Được biết, khóa học lái tàu dự kiến kéo dài 15 tháng. Giai đoạn đầu sẽ học lý thuyết, thực hành tổng quát. Tiếp đến sẽ được các chuyên gia Nhật Bản đào tạo thực hành lái tàu. Dự kiến vào tháng 12/2021, sau khi hoàn thành sát hạch cấp quốc gia, học viên được cấp giấy phép lái metro.

Tags:
Ý kiến của bạn
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng

Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Sài Gòn sống và yêu: Giai thoại một thời Chợ Cầu Ông Lãnh

Cầu Ông Lãnh bắc ngang kênh Bến Nghé nối liền quận nhất và quận tư đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM. Cây cầu này được xây dựng lại nhiều lần nhưng không đổi tên. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối lớn nhất Sài Gòn từng tồn tại hơn một thế kỷ và đã bị xóa sổ.

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Ngã tư Minh Khai - Bạch Mai: Có đèn tín hiệu, giao thông vẫn xung đột và hỗn loạn

Một ngã tư giữa lòng thủ đô, mặt đường đẹp, rộng rãi, hệ thống đèn tín hiệu hoạt động bình thường, tuy nhiên thường xuyên xung đột, hỗn loạn, thậm chí trở thành nỗi ám ảnh với không ít người mỗi khi đi qua.

Dự án mì gõ 0 đồng

Dự án mì gõ 0 đồng

Một quán mì gõ ở TPHCM, chỉ mở từ 19h vào hai ngày thứ Sáu và thứ Bảy hằng tuần. Điều đáng nói ở đây là quán luôn đông nghịt thực khách ghé thăm, bởi chi phí một tô mì gõ chỉ có giá 0 đồng.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

// //