Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phòng đuối nước mùa hè, dạy bơi thôi chưa đủ!

Phóng viên - 19/04/2021 | 5:34 (GTM + 7)

Mới vào đầu hè nhưng nhiều vụ việc trẻ em bị tử vong do đuối nước đã xảy ra, đặc biệt là có những vụ đuối nước tập thể. Vì sao dù đã có nhiều cảnh báo từ trước, dù phong trào dạy bơi, học bơi dần được phổ cập mà tình trạng đuối nước vào mùa hè lại chưa “g

Phải chăng là do nhận thức về mức độ nguy hiểm của tai nạn đuối nước trẻ em chưa được nhìn nhận đúng mức? 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Mỗi dịp hè đến, nỗi lo về tai nạn đuối nước ở trẻ em lại tăng 
Mỗi dịp hè đến, nỗi lo về tai nạn đuối nước ở trẻ em lại tăng 

Mùa hè đến cũng là thời điểm chị Đậu Thị Thắng, người phụ trách môn bơi lội của Trung tâm văn hóa - thể thao quận Ba Đình, Hà Nội tất bật với các khóa dạy bơi và phòng tránh đuối nước.

Theo chị Thắng, hiện các bậc phụ huynh đã quan tâm hơn tới việc cho con học bơi, nhưng họ vẫn còn mơ hồ về khái niệm phòng tránh đuối nước. Trong khi, không phải biết bơi là trẻ sẽ tuyệt đối an toàn, bởi điều kiện thời tiết, độ sâu, độ xoáy… của dòng nước thực tế khác rất nhiều với điều kiện trong bể bơi:

“Ao, hồ, sông, suối… rất là đột ngột, bất ngờ với các con. Rơi vào thế bị động, rơi xuống chơi vơi là các con chìm luôn. Hầu như chị toàn hướng dẫn các con theo cách của chị để các con rơi vào ao, hồ, sông, suối,… thì tự xử lý được. Chứ để phụ huynh yêu cầu thì chị chưa thấy phụ huynh nào đề cập”

Bác sỹ Nguyễn Trọng An, Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng cho rằng, nhiều năm qua tình trạng đuối nước ở trẻ em vẫn tồn tại, thậm chí còn có chiều hướng gia tăng.

Chúng ta đã có những đề án về phòng, chống đuối nước, những chương trình hành động vì trẻ em nhưng hiệu quả chưa cao. Một số nơi đã ưu tiên dành nguồn lực để dạy bơi cho các cháu nhưng việc này chưa thường xuyên, liên tục nên cũng chỉ như “nước đổ lá khoai”.

Theo bác sỹ Nguyễn Trọng An, dạy bơi chỉ là một giải pháp trong nhiều giải pháp cần triển khai:

“Phải làm thế nào cung cấp, hỗ trợ cho các bậc cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và cả trẻ nữa những kỹ năng, kiến thức tồn tại dưới nước, kiến thức phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng cùng với kiến thức để loại bỏ các nguy cơ gây ra đuối nước cho trẻ”.

Mặt khác, nhiều trẻ em biết bơi nhưng vẫn đuối nước bởi các em không được trang bị kỹ năng phòng chống đuối nước. Thạc sỹ Nguyễn Thành Chung, giáo viên trường THCS Cầu Giấy, phụ trách mảng giáo dục tâm lý – kỹ năng trong nhà trường cũng khẳng định, biết bơi chưa đủ mà trẻ em phải được trang bị kỹ năng ứng phó, đảm bảo an toàn dưới nước.

Trong thực tế, nhiều trường hợp đuối nước có nguyên nhân bị chuột rút, bị say nắng, say nóng hoặc bị cảm khi xuống nước hoặc việc không kiểm soát được cự ly, tốc độ và độ sâu cũng dẫn đến bị sặc nước, bị ngạt nước và đuối nước. 

“Nhu cầu của trẻ đi bơi, đi tắm vào mùa hè là luôn có. Các em rất cần kỹ năng để nhận diện được rủi ro khi đi bơi, đi tắm ở những nơi có ao, hồ. Những rủi do không chỉ đến với học sinh chưa biết bơi mà có thể đến với người đã biết bơi nên không thể chủ quan. Các con cần biết khi các con gặp những tình huống như thế thì các con cần sự trợ giúp như thế nào hoặc các con sử dụng phương án cứu đuối nào để an toàn”.

Chia sẻ về hiệu quả tuyên truyền phòng chống đuối nước hiện nay, bà Đoàn Thu Huyền, Giám đốc Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu tại Việt nam, đơn vị đang thực hiện Dự án phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam cho biết, không phải địa phương nào cũng nhận thức đầy đủ vấn đề phòng chống đuối nước quan trọng và mật thiết như thế nào đến sự phát triển sống còn của trẻ. 

Theo bà Huyền, công tác truyền thông phòng chống đuối nước cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và bản thân trẻ em. Gia đình và nhà trường là những người hằng ngày chăm sóc trẻ, phải có kiến thức và biện pháp phù hợp để chăm sóc và bảo vệ con em mình, đặc biệt là vào các thời điểm như trước và trong hè; ở lứa tuổi nguy cơ cao là cấp 1 sang cấp 2, trẻ rất hiếu động.

Cần giúp các em nhận thức rõ, phòng chống đuối nước phải là một kỹ năng an toàn, sống còn chứ không phải là chuyện cần hay không cần, hoặc cho rằng các bạn ở gần sông, suối mới cần, còn ở vùng thành thị thì không cần. Bà Huyền cũng cho rằng, đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận và hướng truyền thông sao cho hiệu quả và thiết thực hơn:

“Nó là câu chuyện của từng gia đình, của từng cộng đồng, của từng nhà trường phải chủ động bảo vệ. Chúng ta chỉ truyền thông theo hướng đưa lên một vụ việc đuối nước nhưng chúng ta cần xoáy sâu vào nguyên nhân tại sao rồi vai trò xã hội, bố mẹ cần làm gì để cộng đồng không chỉ thở dài với mỗi cái chết mà trở thành hồi chuông cho chính gia đình họ”

Tai nạn đuối nước ở trẻ em từ trước đến nay luôn là nỗi lo đối với mỗi gia đình và các cơ quan chức năng mỗi khi hè đến

Nhiều phụ huynh cho rằng, chỉ cần cho trẻ học vài buổi để biết bơi rồi thì không cần lo lắng khi trẻ đi bơi hay chơi ở vùng sông nước. Tuy nhiên, chỉ “biết bơi” đơn thuần thì trẻ khó có thể sinh tồn nếu gặp tình huống bất ngờ. Biết bơi là cần thiết nhưng chưa đủ.

Dưới góc nhìn của VOV Giao thông, các vụ tai nạn đuối nước thương tâm sẽ còn xảy ra nếu như: Người lớn “đuối” kỹ năng quản trị rủi ro

Điều tra của Dự án phòng chống đuối nước cho trẻ em Việt Nam cho thấy, 90% cha mẹ được hỏi nhận thức vấn đề phòng chống đuối nước là quan trọng vì ảnh hưởng đến sinh mạng của con em mình. Nhưng khi được hỏi cách thức thế nào để phòng chống thì đa số lại không biết.

Từ việc không biết hoặc nhận biết chưa đầy đủ về nguy cơ gây đuối nước ở trẻ nhỏ dẫn tới sự chủ quan, lơ là khi giám sát, trông nom của gia đình và người chăm sóc trẻ.

Trong khi đó, cùng với việc dạy kỹ năng bơi cho trẻ, vấn đề cốt lõi là các em cần biết kỹ năng xử lý tình huống. Chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra thống kê, trong số những trẻ em đuối nước có bao nhiêu trẻ biết bơi, nhưng qua ghi nhận trực quan các vụ việc được đưa tin, tỷ lệ đó là không nhỏ.

Vì thế, các bậc phụ huynh cần quan tâm, trang bị cho chính mình và cho con em mình những kỹ năng sinh tồn thiết thực khi đối mặt với tình huống nguy hiểm dưới nước chứ không chỉ là dạy bơi. 

Cụ thể, ứng với mỗi độ tuổi thì khả năng nhận thức của trẻ khác nhau, cách thức gặp nguy cơ đuối nước cũng khác nhau nên cách phòng chống cũng khác nhau:

Với trẻ em từ 1-5 tuổi: là đối tượng dễ bị tổn thương nhất với đuối nước do đặc tính hiếu động và có nguy cơ ngã vào nguồn nước mở hoặc không có rào chắn khiến trẻ không thoát ra được. Thiếu nhận thức của cha mẹ về rủi ro và cách phòng chống đuối nước ở trẻ nhỏ, đồng thời thiếu giám sát và có nhiều nguồn nước mở là những yếu tố nguy cơ dẫn đến đuối nước ở độ tuổi này. Lúc này trẻ không có khả năng tự vệ nên vấn đề giám sát trẻ là quan trọng nhất.

Với trẻ em từ 6-16 tuổi: Ở giai đoạn này, việc chỉ giám sát là không đủ nữa bởi trẻ em có khả năng tiếp cận với nhiều môi trường ngoài gia đình và học đường. Vì thế cần trang bị đầy đủ cho con những kiến thức và kỹ năng sống, trong đó có kiến thức và kỹ năng để phòng, tránh đuối nước, đặc biệt cần chú trọng đến những kỹ năng để đảm bảo an toàn trong môi trường nước.

Bên cạnh đó, trong các chương trình dạy bơi cho trẻ, cần đưa vào những nội dung trang bị kiến thức nhận biết nguy hiểm như cách nhận biết được những nơi, khu vực có nguy cơ gặp nạn; kỹ năng thoát hiểm khi gặp nạn. Coi đây là nội dung bắt buộc trong chương trình giảng dạy để nâng cao an toàn cho trẻ em khi tiếp xúc với nước ở những môi trường khác ngoài bể bơi.

Tai nạn đuối nước ở trẻ em từ trước đến nay luôn là nỗi lo đối với mỗi gia đình và các cơ quan chức năng mỗi khi hè đến. Liên tiếp những vụ đuối nước xảy ra trên cả nước trong trong những ngày gần đây khiến cho nỗi lo ấy càng trở nên hiện hữu.

Những vụ đuối nước một mặt cảnh báo về sự lơ là, chủ quan của người lớn, nhất là gia đình trong việc giám sát con em mình; mặt khác cho thấy chúng ta phải nhìn nhận vấn đề này dưới góc nhìn của người lớn để luôn phải quản trị được rủi ro liên quan tới trẻ em, quản lý những nguy hiểm liên quan tới môi trường sông nước, xác định mức độ nguy hiểm để định hướng cho con em mình tốt hơn.

Có như vậy mới tránh được những cái chết thương tâm do đuối nước gây ra.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Nghỉ lễ 30/4 – 01/5: Cảng hàng không Nội Bài có ùn tắc?

Dịp nghỉ lễ 30/4 năm nay, lượng hành khách đi du lịch tăng cao. Tình trạng ùn tắc khu vực sân đỗ, nhà ga cảng hàng không Nội Bài liệu có xảy ra?

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

// //