Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phòng, chống dịch nhưng không để đứt gãy sản xuất

Phóng viên - 23/07/2021 | 6:12 (GTM + 7)

Hơn 10 ngày áp dụng Chỉ thị 16, số ca nhiễm COVID-19 ở TP.HCM tiếp tục tăng cao, đặt ra nhiều thách thức trong công tác dập dịch.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Doanh nghiệp nỗ lực vừa duy trì sản xuất vừa phòng chống dịch.(Nguồn: TTXVN)
Doanh nghiệp nỗ lực vừa duy trì sản xuất vừa phòng chống dịch.(Ảnh: TTXVN)

Đã hơn chục ngày nay, chị Nga, công nhân của Công ty TNHH Sonion Việt Nam tại Khu Công nghệ cao, TP. Thủ Đức, TP.HCM đã được công ty sắp xếp ở lại cùng hàng trăm công nhân khác để làm việc.

Lúc đầu, công ty vận động, chị không muốn đi, vì lo sợ điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhưng dịch bệnh bùng phát, đi về không an tâm nên chị đã quyết định ở lại: 

"Bây giờ công ty cho đi làm từ 8g sáng đến 8g tối. Một người đi trong 15 ngày sẽ được công ty thưởng 3 triệu. Chỗ ở tụi em là ở khách sạn New World ở quận 1. Sáng tụi em xuống khách sạn lấy đồ ăn lên phòng ăn, buổi trưa và chiều ăn ở công ty. Bên công đoàn có hỗ trợ cho công nhân thêm mì và đồ ăn mỗi tối. Ba ngày tụi em được test Covid-19 một lần, lúc ở khách sạn không được ra ngoài, mà chỉ ở trong phòng thôi".  

Các biện pháp phòng dịch đã được Công ty TNHH Sonion Việt Nam kích hoạt từ cuối tháng 5, để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Các công nhân khi đến công ty, ngoài việc đo thân nhiệt, còn phải khai báo y tế bằng QR code; bộ phận nhân sự công ty mỗi ngày đều phải cập nhật thông tin để nắm băt tình hình và có biện pháp ứng phó kịp thời.   

Còn đối với Công ty Sản xuất nhựa Duy Tân, một Ban ứng phó phòng chống dịch COVID-19 đã được thành lập. Anh Trần Đức Tường, Phòng Chất lượng, Công ty Cổ phần Sản xuất Nhựa Duy Tân chia sẻ:

"Nói chung ăn uống đầy đủ, có sữa thêm. Trong đây cũng an toàn hơn. Công ty tiêm vaccine và test COVID-19 nhiều lần. Lúc đầu vào cũng thiếu người nhiều lắm, nhân lực cũng thiếu người sản xuất. Nhưng ai hỗ trợ được gì thì cứ làm. Lúc công ty nói cho vào nội trú, lúc đầu cũng hơi phân vân thôi. Nhưng dịch tình hình phức tạp hơn, nếu ở ngoài thì sợ không có thu nhập".

Ý thức được trách nhiệm của mình, nhiều Doanh nghiệp đã thực hiện phương châm phòng dịch từ rất sớm. Bà Lê Thị Giàu – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần thực phẩm Bình Tây cho biết, hiện để đảm bảo giãn cách, công ty có 100/250 công nhân ở lại sản xuất. Công ty cũng đảm bảo giờ giấc sinh hoạt, làm việc và cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng dịch:

"Đội ngũ công nhân chúng tôi đã đảm bảo 100% tiêm vaccine COVID-19 mũi 1. Vừa qua, một số cán bộ nhân viên đã được tiêm mũi 2. Những người tài xế, bốc xếp, vận chuyển cũng được 2 mũi vắc xin rồi. Trên xe lúc nào cũng có găng tay, đồ bảo hộ; khi xe về cách 10m chúng tôi đã sát khuẩn hoàn toàn".

Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội doanh nghiệp TP.HCM, Nguyên Tổng Giám đốc Công ty Công nghiệp Sài Gòn, việc áp dụng phương châm “3 tại chỗ” sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các doanh nghiệp, vì đây là tình huống trước nay các doanh nghiệp chưa từng trải qua. Tuy nhiên, Hội doanh nghiệp TP.HCM cũng có những giải pháp:

"Có doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thì tiếp tục hoạt động. Doanh nghiệp phải tự chuẩn bị nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào từ 15-30 ngày.

Bản thân đầu ra cũng không thể chứa trong kho, phải xuất hàng đi, phải đảm bảo vận chuyển lưu thông được đầu ra. Các doanh nghiệp đã có kế hoạch và tính toán để doanh nghiệp chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Chính quyền tạo mọi điều kiện, tuy vậy, với thời điểm chống dịch như chống giặc, phải chấp nhận hi sinh kinh tế để đảm bảo an toàn tính mạng con người". 

Nhà máy Samsung tại TP.HCM tiếp tục sản xuất
Nhà máy Samsung tại TP.HCM tiếp tục sản xuất - Ảnh nhipsongdoanhnghiep  

Còn theo ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, ngay từ thời điểm dịch bùng phát, các công việc liên quan đến ngăn ngừa lây nhiễm đã được triển khai:

"Chúng tôi cũng vận động tuyên truyền, tuy nhiên, tâm lý của công nhân tại các doanh nghiệp cũng rất quan ngại việc sinh hoạt tập trung tại chỗ trong thời gian dài, nếu không có biện pháp chặt chẽ ngay từ đầu như xét nghiệm… để đảm bảo tuyệt đối an toàn thì cũng đáng lo ngại. Các doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa tập trung thì vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cho người lao động và nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động".

Ông Phạm Thanh Trực, Phó Trưởng Ban quản lý Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM cho biết, trong quá trình triển khai công tác phòng, chống dịch, các DN thuộc khu công nghiệp, khu chế xuất đã phát hiện nhiều ca dương tính. Các trường hợp này đều được báo cáo, xử lý theo quy định. Hiện, số ca nhiễm đã giảm trung bình còn 30 ca/ngày:

"Khi DN tổ chức vừa sản xuất, vừa cách ly có nhiều người lao động đồng thuận lúc đầu nhưng một vài ngày sau, khi ở trong điều kiện khó khăn hơn khi ở nhà đi làm thì có nhu cầu đăng ký đi ra.

Chúng tôi cũng đã làm việc với Sở Y tế để có hướng dẫn nếu người lao động đi ra cũng phải đảm bảo an toàn tại địa phương nơi cư trú. Và thứ hai là DN muốn bổ sung lực lượng lao động bên ngoài thay thế, nếu muốn vào thì cũng phải đáp ứng an toàn phòng dịch".   

Cho đến thời điểm hiện tại, TP.HCM có 618/2.100 doanh nghiệp đăng ký hoạt động sản xuất theo phương châm “3 tại chỗ”, “2 địa điểm – 1 cung đường”. Các cơ quan chuyên môn đã thẩm định đối với 479 doanh nghiệp, có 414 doanh nghiệp đủ điều kiện và 56 doanh nghiệp dừng hoạt động.   

Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận. (Ảnh: TTXVN)
Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận. (Ảnh: TTXVN)

TP.HCM là trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn nhất cả nước; chiếm tỷ trọng 15% khu công nghiệp và 33% dịch vụ, đóng góp thu ngân sách lớn nhất – tới 27% tổng ngân sách quốc gia.

Việc duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo đà tăng trưởng cho đầu tàu kinh tế của cả nước thách thức lớn trong bối cảnh hiện tại, khi dịch COVID-19 đã xâm nhập vào 173 doanh nghiệp trên địa bàn TP. 

Nỗ lực thực hiện mục tiêu “kép” là nhiệm vụ cấp bách mà chính quyền TP đặt ra nhằm giữ vững phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Đó cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: “Phòng, chống dịch nhưng không để đứt gãy sản xuất”.   

Những ngày qua, cùng với các lực lượng tuyến đầu, các doanh nghiệp sản xuất, nhất là sản xuất các mặt hàng thiết yếu vẫn miệt mài làm việc. Thật xúc động khi chứng kiến cảnh các công nhân, người lao động ăn ngủ tại chỗ.

Những cái chụp chống muỗi;tấm chăn mỏng, chiếc gối đơn chiếc được các anh chị kê lên ngủ nghỉ khi hết giờ, rất xúc động.

Các doanh nghiệp bằng trách nhiệm với người lao động, vì mục tiêu không để bị đứt  gãy các đơn hàng được đặt sẵn;  đã làm tất cả các công việc cụ thể, chi tiết để đáp ứng yêu cầu vừa sản xuất vừa chống dịch.

Phương châm” một cung đường 2 điểm đến” cũng được chấp hành nghiêm túc, khi người lao động được xét nghiệm nhanh tiên tục; nhiều công nhân, nhất là người vận chuyển đã được tiêm mũi 1 vaccine.

Chủ các khách sạn, chủ phương tiện sẵn sàng giảm giá tạo điều kiện để doanh nghiệp thuê làm nơi bố trí ngủ nghỉ qua đêm cho công nhân cũng như việc đưa đón mỗi ngày. Các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục có những hỗ trợ cần thiết khi tạo điều kiện về luồng xanh trong khâu kiểm tra, lưu thông hàng hóa.

Nhờ vậy mà hàng ngàn doanh TP.HCM và các tỉnh, thành vẫn duy trì dây chuyển sản xuất, cho ra nhiều sản phẩm thiết thực, cung ứng kịp thời cho công tác chống dịch.   

Hiện nay, dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực phía Nam diễn biến hết sức phức tạp. Các doanh nghiệp chỉ được phép sản xuất khi đảm bảo an toàn phòng chống dịch là  một yêu cầu bắt buộc nên cũng khiến nhiều cơ sở không kịp trở tay.

Đa số các doanh nghiệp  không có đủ mặt bằng, điều kiện chăm lo cho người lao động theo” 3 tại chỗ” nên phải chấp nhận đóng cửa. Cũng có nơi, do địa phương làm quá chặt các khâu mang tính thủ tục hành chính như thống kê, báo cáo số liệu khiến doanh nghiệp cũng rất vất vả.

Đó là chưa kể số công nhân tự nghỉ việc để phòng dịch mỗi ngày một nhiều khiến doanh nghiệp rất bị động. Đầu ra đầu vào cho sản phẩm chỉ cần ách tắc trong lưu thông một chút lập tức khiến cả dây chuyển sản xuất chậm chạp và có nguy cơ ngưng trệ.

Đó là chưa kể sức ép về tăng lương, tiền thưởng, tiền làm thêm giờ; lãi ngân hàng; chi phí điện nước tăng liên tục cũng là những bài toán làm đau đầu các doanh nghiệp hiện nay.   

Rõ ràng trong điều kiện dịch dã tiếp tục bùng phát, thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất là yêu cầu bắt buộc, vì duy trì sản xuất mới đảm bảo có nguồn lực để chống dịch. Nhưng không vì sản xuất mà vi phạm các nguyên tắc phòng chống dịch.

Do vậy, bản thân các doanh nghiệp cần nhất quán quan điểm này để tăng cường các biện pháp phòng chống dịch một cách thực sự an toàn, hiệu quả. Có khăn khăn vướng mắc kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền để điều chỉnh, xử lý.

Chính quyền và các cấp quản lý cần lắng nghe và hỗ trợ tốt nhất các yêu cầu của doanh nghiệp. Không vì lý do chống dịch mà tự đặt ra các rào cản ngoài quy định để làm khó doanh nghiệp; đồng thời tạo điều kiện cho hàng hóa làm ra đến đâu được thông suốt đến đó.

Về lâu dài cần có các chính sách giảm lãi vay ngân hàng, giảm các chi phí liên quan cho hoạt động sản xuất để giá thành được ổn định, không tăng; người lao động có công ăn việc làm, có thu nhập; doanh nghiệp có lợi nhuận để tái đầu tư.

Đặc biệt tiếp tục ưu tiên nguồn vắc xin để tiêm phòng cho công nhân, người lao động nhằm đảm bảo không bị đứt gãy sản xuất khi dịch liên tục tấn công.

Đây là việc làm cần thiết cho cả trước mắt và lâu dài để doanh nghiệp vừa chống dịch vừa sản xuất một cách hiệu quả, không bị đứt gãy..

Tags:
Ý kiến của bạn
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp, bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh

Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.

// //