Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển đô thị: Đừng quên nhà cho người thu nhập thấp

Phóng viên - 20/01/2021 | 15:21 (GTM + 7)

Việc TP.HCM thông qua đề án xây dựng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để hướng tối một đô thị khang trang, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của thành phố. Tuy vậy, điều cần đặt ra là cần dành nhiều hơn sự quan tâm cho loạ

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

Nhà ở xã hội và nhà ở cho người thu nhập thấp hiện có tỷ lệ rất khiêm tốn. Ảnh: cafef.vn

Sau khi tốt nghiệp đại học, chị Đặng Thị Ngọc Mai (32 tuổi - ngụ Bình Phước) trở thành chuyên viên một công ty logistic trên địa bàn quận 7, TPHCM.

Với một khoản tích lũy cùng mức thu nhập gần 20 triệu đồng 1 tháng, chị Mai bắt đầu nghĩ đến việc tìm mua một căn hộ cho riêng mình. Tuy vậy, khi bắt đầu tìm hiểu thông tin các dự án, chị Mai mới vỡ lẽ:

"Năm vừa rồi tôi có tìm một số dự án khu vực Quận 7 với mức giá bình dân. Lúc đó thì khoảng 1,8 tỷ đến 2,1 tỷ đồng một căn hộ hai phòng ngủ. Hiện tại thì giá đã lên quá cao rồi, gần khu vực tôi ở đã không còn căn hộ phù hợp với túi tiền nữa. Việc mua căn hộ đã được xếp qua một bên và tôi tiếp tục ở trọ".

Cùng chung hoàn cảnh là bạn Đặng Minh Trúc (25 tuổi, ngụ Đồng Tháp), với thâm niên hơn 7 năm thuê nhà trọ tại quận 9 và quận Thủ Đức để đi học đi làm, đến nay khi bắt đầu nghĩ đến việc cần có một chỗ ở ổn định ở TPHCM để an cư thì mọi thứ lại trở nên quá xa vời:

"Tình hình nhà ở của em không ổn định mà giá lại khá cao so với thu nhập. Em mong rằng sắp tới thành phố sẽ có những chính sách để giúp cho những người sinh sống và làm việc tại Sài Gòn như em, làm sao có những chỗ ở tốt hơn với giá cả phù hợp. Sắp tớ, Thủ Đức sẽ lên thành phố, em hi vọng đây sẽ là một trong những điều đầu tiên mà chính quyền quan tâm để em có thể yên tâm sinh sống và lam việc".

Vấn đề của chị Mai, chị Trúc cũng là câu chuyện chung của hàng triệu người dân nhập cư đang sinh sống và làm việc tại TPHCM nhiều năm qua. Với họ, nhu cầu về một chỗ ở ổn định với mức giá phù hợp là có thật, song vì nhiều lý do khác nhau mà mong muốn ấy không khác gì “giấc mơ xa tầm với”.

Thống kê từ Sở Xây Dựng TPHCM cho thấy, giai đoạn 2015-2020 đã có khoảng 15.700 căn hộ thuộc chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp được đưa ra thị trường. Con số này dù có cao hơn giai đoạn trước nhưng vẫn là rất khiêm tốn so với nhu cầu thực tế.

Ông Phạm Đăng Hồ - Trưởng Phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây Dựng cho biết thêm:

"Thời gian qua, việc phát triển nhà ở xã hội rất thấp, chiếm khoảng 3% tổng tỷ trọng sàn xây dựng, và rõ ràng là có sự lệch pha trong đầu tư. Thứ nhất là do quỹ đất không có, giá trị bồi thường giải phóng mặt bằng rất cao nên khi phát triển nhà ở xã hội thì nhà đầu tư khó đảm bảo thu hồi vốn hoặc giá thành không phù hợp để người thu nhập thấp vươn tới. Những vướng mắc về pháp lý, quỹ đất khiến việc phát triển nhà ở xã hội còn chậm".

Giai đoạn 2015-2020 đã có khoảng 15.700 căn hộ thuộc chương trình nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp được đưa ra thị trường. Ảnh: Tạp chí Tài chính

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM, do chịu ảnh hưởng từ dịch COVID 19 nên số dự án và số căn hộ tung ra thị trường có giảm. Tuy vậy, thị trường bất động sản cơ bản vẫn giữ được sự ổn định, không đóng băng và cũng không xảy ra hiện tượng “bong bóng”. Điều đáng chú ý là số lượng nhà ở bình dân tung ra thị trường chỉ có 163 căn (chiếm gần 1% so với tổng số gần 17.000 căn hộ được mở bán). Nguyên nhân của tình trạng này theo ông Châu là do những vướng mắc trong các thủ tục hành chính, pháp lý lẫn chính sách thu hút đầu tư.

Cùng chung nhận định, ông Lê Hữu Nghĩa - Tổng Giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lê Thành - đơn vị chuyên đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp chia sẻ:

"Ba năm chúng tôi mới có được một dự án, vậy cuối cùng chi phí rất lớn đang gánh, thì doanh nghiệp phải tính toán bằng cách tăng giá thành. Chắc chắn thị trường vẫn tiếp tục phát triển, nhưng để tốt cho thị trường tôi cho rằng làm sao phải có cơ chế phối hợp giữa các sở ngành, để giải quyết nhanh được những dự án mới, những dự án đang vướng để giải quyết được nguồn cung rất lớn trên thị trường. Từ đây làm giảm giá thành và tạo ra công ăn việc làm".

Trước đó, Ủy viên Bộ Chính Trị - Trưởng đoàn đại biểu quốc hội TPHCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, vấn đề nhà ở cho người dân tại các quận ngoại thành, vùng ven và nhà cho người có thu nhập thấp là nhu cầu hết sức bức thiết, đòi hỏi sự vào cuộc gấp gáp, khẩn trương từ các cơ quan quản lý nhà nước:

"Người dân bức xúc chính đáng thì mình cũng phải bức xúc để cùng suy nghĩ, giải quyết. Nếu người dân có nhu cầu chỗ ở chính đáng mà chúng ta chưa đáp ứng được, thì phải suy nghĩ làm thế nào để đáp ứng. Nhà nước làm tốt, giải quyết được thì phải hò nhau mà làm".

Mới đây, Phó chủ tịch UBND TPHCM Lê Hòa Bình đã phê duyệt đề án xây dựng phát triển nhà ở TPHCM giai đoạn 2021-2030 với nhiều mục tiêu cụ thể, theo hướng hạn chế các dự án nhà ở cao tầng khu vực trung tâm hiện hữu, ưu tiên các dự án nhà ở mới, chung cư cao tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn, tập trung chỉnh trang nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại cũng như ưu tiên phát triển nhà theo dự án tại các thị trấn, khu đô thị mới. Tuy vậy, con số 25.000 ngàn căn nhà ở xã hội hay nhà ở cho người thu nhập thấp mà thành phố hướng tới trong giai đoạn 2021-2025 vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của người mua nhà.

TPHCM cần dành nhiều hơn sự quan tâm cho loại hình nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Ảnh: Nhân dân

Việc TPHCM thông qua đề án xây dựng phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 là cần thiết để hướng tối một đô thị khang trang, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của thành phố. Tuy vậy, điều cần đặt ra là TPHCM cần dành nhiều hơn sự quan tâm cho loại hình nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. 

Mời quý vị đến với góc nhìn này của VOVGT qua bình luận nhan đề: “Phát triển nhà ở đô thị - đừng quên nhà cho người thu nhập thấp".

Giải quyết thỏa đáng nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị được xem là một nhiệm vụ cơ bản của nhiều quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan hay các nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc hay khu vực Châu Âu. Điều này chỉ ra rằng việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu về nhà ở xã hội khu vực đô thị hay giải quyết chỗ ở cho người lao động thu nhập thấp sẽ góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

TP.HCM đang đứng trước một bước ngoặt quan trọng trong tiến trình trở thành một đô thị thông minh, đáng sống. Vì thế, việc sớm thông qua các đề án quy hoạch phát triển nhà ở đô thị được xem là một bước chuẩn bị căn cơ và cần thiết để hình thành một diện mạo đô thị khang trang, ngăn nắp.

Tuy nhiên trong bức tranh tổng thể về nhà ở đô thị giai đoạn tới, TPHCM dường như chưa dành sự quan tâm đúng mức cho người có thu nhập thấp khi chỉ đưa ra mục tiêu khoảng 25.000 căn nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp trong giai đoạn 2021-2025.

Theo thống kê thì hiện nay trên địa bàn TP.HCM có khoảng 50% dân số (hơn 5 triệu dân) là người có thu nhập thấp, bao gồm cán bộ, công chức, người lao động và dân nhập cư. Nhóm đối tượng này có nhu cầu lớn về nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền. Tuy nhiên tốc độ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp của TP những năm qua là rất chậm, chỉ chiếm 1-3% trong tổng số các căn hộ đưa ra thị trường. Điều này chỉ ra sự mất cân đối nghiêm trọng trong việc triển khai các chính sách an sinh xã hội đối với người dân.

Điều đặt ra lúc này là Quốc hội và Chính phủ cần khẩn trương xây dựng và hoàn thiệt các văn bản pháp lý có liên quan trong hoạt động đầu tư, phát triển nhà ở đô thị, đặc biệt là lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp để tháo gỡ những bất cập tồn tại lâu nay.

Cùng với đó là kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực để giảm dần các “chi phí không tên” trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, qua đó giúp người mua dễ tiếp cận với giá trị thực.

TP.HCM cần vận dụng hiệu quả cơ chế chính sách đặc thù từ nghị quyết 54 để có thể tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi cũng như khai thác hiệu quả 20% quỹ đất từ các dự án nhà ở thương mại và một phần từ quỹ đất công cho việc phát triển nhà ở xã hội. Cần tập trung phát triển loại hình này ở các thành phố mới như thành phố Thủ Đức, các khu đô thị vệ tinh vùng ven ngoại thành nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tiện ích, dịch vụ, hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện.

Điều quan trọng nhất là cần mạnh dạn loại bỏ tâm lý đùn đẩy, sợ trách nhiệm khi giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp, cũng như đẩy mạnh đấu tranh chống tiêu cực trong quy trình phê duyệt, đầu tư và triển khai các dự án nhà ở xã hội. Chỉ có vậy thì người thu nhập thấp tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung mới có thể sớm hiện thực hóa được giấc mơ “an cư lạc nghiệp”.

Tags:
Ý kiến của bạn
Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhà chờ xe buýt thành nơi buôn bán, tập kết rác

Nhiều nhà chờ xe buýt bị chiếm dụng làm nơi buôn bán nơi kinh doanh bán cà phê, các loại nước giải khát. Ngoài ra, có nơi tập kết ve chai, phế liệu... khiến việc đón xe buýt của hành khách gặp nhiều khó khăn, bất tiện.

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Cơm tấm Đại Hàn - cà phê Đỗ Phủ, nơi lưu giữ những trang sử hào hùng

Giữa lòng Sài Gòn, có một quán cà phê nho nhỏ ẩn mình giữa những xô bồ phố thị nơi du khách thập phương có thể ghé lại nhâm nhi tách cà phê và sống lại giữa những không khí hào hùng của dân tộc. Quán cà phê vẫn gọi với cái tên thân thương “biệt động Sài Gòn”,

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Quản lý chất lượng không khí đô thị, kinh nghiệm nào cho Việt Nam

Hà Nội và nhiều địa phương đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí, trong khi đó, mạng lưới hệ thống quan trắc chất lượng không khí còn mỏng, việc tiếp cận thông tin về chất lượng không khí từ cơ quan quản lý Nhà nước còn hạn chế dẫn đến những khó khăn trong việc kiểm soát ô nhiễm không khí.

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Xe ôm công nghệ ủng hộ xử phạt đồng nghiệp vi phạm luật giao thông

Mặc dù đã tuyên truyền liên tục, song hình ảnh các tài xế xe ôm công nghệ vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn khá phổ biến trên đường phố Hà Nội. Trước tình hình này, cảnh sát giao thông Thủ đô dự kiến sẽ tăng cường xử lý nghiêm đối với lực lượng tài xế đặc thù này.

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Cảnh giác với tội phạm ma túy trên biển

Trong thời gian gần đây, nhiều địa phương tiếp giáp biển như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Vũng Tàu, Tiền Giang và mới đây nhất là Bến Tre đã liên tục phát hiện số lượng rất lớn ma túy trôi dạt vào bờ.

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Nét bút xanh, viết tiếp cho đời những ước mơ

Từng chiến đấu với căn bệnh ung thư nên anh Trương Văn Vũ-Chủ nhiệm CLB Nét bút xanh hiểu được sự cùng cực của những người rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Sau khi khỏi bệnh, anh đã viết tiếp những giấc mơ dang dở cho học sinh khó khăn ở ĐBSCL nói chung, con em người Việt ở Campuchia nói riêng.

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Lương tăng và nỗi lo giá cả hàng hóa “leo thang”

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Nhưng bên cạnh niềm vui cũng là nỗi lo về việc lương tăng không theo kịp mức tăng của giá cả hàng hóa.

// //