Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển cảng thủy nội địa: 'Gỡ' từ đâu?

Phóng viên - 07/12/2020 | 14:00 (GTM + 7)

Vận tải đường thủy có chi phí rẻ nhất, nhưng mới chiếm một tỷ lệ "khiêm tốn” trong cơ cấu vận tải hàng hóa. Một số địa phương gặp khó khăn trong việc phát triển công nghiệp, kinh tế xã hội do thiếu các cảng thủy nội địa, trong khi, đầu tư xây dựng cơ sở h

Giải pháp nào đầu tư cảng thủy nội địa, và tăng khả năng kết nối với các phương thức vận tải khác? (Ảnh: baodautu)

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với lợi thế có hệ thống sông kênh dày đặc, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển vận tải thủy nội địa tuy nhiên lĩnh vực này chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có...

Số liệu thống kê cho thấy, hiện tại vận tải hàng hóa thông qua đường thủy nội địa mới chiếm tỷ trọng từ 17-19% và vận tải hành khách chiếm tỷ lệ khiêm tốn 4-6% trong cơ cấu các loại hình vận tải.

Ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hội Cảng đường thủy và thềm lục địa Việt Nam cho rằng, có rất nhiều yếu tố khiến vận tải đường thủy nội địa còn phát triển “cầm chừng”  

"Có thể là vì chúng ta chưa đầu tư, mức độ đầu tư về đường thủy đang rất thấp. vốn đầu tư cho đường thủy nội địa rất thấp, chỉ chiếm hơn 1% kinh phí đầu tư của Bộ Giao thông vận tải đưa vào đường thủy. Hiện tại ách tắc trên những tuyến đường, ví dụ như cầu tĩnh không thấp, các tuyến chưa được thông suốt từ điểm hàng hóa, từ các cảng biển vào trong nội địa cho nên khối lượng hàng hóa chưa cao được".

Chỉ tính riêng ở khu vực Tp.HCM nơi có 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương và 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, có tới 102 trên tổng số 218 cầu trên 66 tuyến không đảm bảo tĩnh không, khẩu độ theo quy hoạch phát triển. 

Ông Nguyễn Quốc Hưng- Chuyên viên phòng Phòng Vận tải - An toàn giao thông, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phân tích, hiện nay, hoạt động vận tải thủy nội địa chủ yếu dựa trên điều kiện tự nhiên sẵn có, việc đầu tư, nâng cấp cho hệ thống luồng tuyến, hạ tầng cảng, bến chưa nhận được nhiều sự quan tâm. Hệ thống các cảng thủy nội địa hiện có có quy mô chưa tương xứng cũng như phân bổ chưa tập trung :

"Các hệ thống cảng thủy nội địa hiện tại, chủ yếu là do tư nhân đầu tư và có quy mô nhỏ. Các cảng thủy nội địa đáp ứng làm hàng container rất ít. Hệ thống xếp dỡ về hệ thống máy để xếp dỡ cảng thủy nội địa này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải công ten nơ bằng đường thủy nội địa".

Hiện toàn quốc hiện có 292 cảng, trong đó: 217 cảng hàng hóa, 12 cảng hành khách, 63 cảng chuyên dụng nhưng hiện mới có một số cảng nằm trên tuyến đường thủy nội địa đồng bằng sông Cửu Long và  trục từ cảng biển Hải Phòng- Quảng Ninh- Bắc Ninh- Việt Trì, Phú Thọ có thể đón tàu chở container. 

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, các thủ tục liên quan đến việc đầu tư, quy hoạch  các cảng thủy nội địa hiện nay khá rườm rà cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp chưa mấy mặn mà với lĩnh vực này.

Một số doanh nghiệp dù đã hoàn thành các thủ tục liên quan đến thẩm quyền địa phương trong việc đầu tư cảng, nhưng vẫn phải chờ thủ tục được điều chỉnh bổ sung trong quy hoạch cảng thủy quốc gia. Hay một số doanh nghiệp dù đã lựa chọn được những vị trí xây dựng cảng nhưng lại “vướng” những thủ tục liên quan đến đê điều, hành lang thoát lũ.

Chuyên gia đường thủy Đỗ Văn Tiến cho rằng, việc cải thiện các khoảng tĩnh không cầu ở những nút thắt của vận tải thủy đòi hỏi chi phí rất lớn.

Bởi vậy, để phát triển vận tải thủy nội địa,  nên bắt từ mốc đường sắt và đường bộ Bắc - Nam ra ngoài biển và nối với đường thủy nội địa ven biển. Mặt khác cũng cần quan tâm đến việc kết nối hạ tầng giữa các cảng thủy với các phương thức vận tải khác:

"Mục tiêu để giao thông thủyphát triển được là các tàu phải đi được và phải có nơi tiếp nhận là các cảng, các nơi tiếp nhận các cảng thì phải kết nối với các giao thông khác với đặc biệt là với đường bộ và đường sắt".

Trước đó, phát biểu tại buổi lễ động thổ cụm công trình kênh nối Đáy- Ninh Cơ, tại tỉnh Nam Định mới đây, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật nhấn mạnh, tiềm năng phát triển vận tải thủy nội địa còn rất lớn, bởi vậy chính quyền các địa phương, đặc biệt là các tỉnh Nam Định, Thái Bình cần có sự quan tâm, nghiên cứu đầu tư thêm các cảng thủy nội địa để tăng cường năng lực vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển, thúc đẩy phát triển kinh tế:

"Ở đâu có cảng biển ở đó có phát triển, ở đâu có cảng biển có kinh tế. Hải Phòng, Sài Gòn, Đà nẵng, những tỉnh có biển phát triển rất mạnh. Vận tải hàng hải đường thủy có chi phí rất thấp, hạn chế xe tải đi lại, ô nhiễm".

Thúc đẩy phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa là một trong những ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ cụ thể hóa tại  Chỉ thị số 37/CT-TTg.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nghiên cứu, rà soát, ưu tiên quỹ đất, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa theo quy hoạch, đặc biệt sớm triển khai xây dựng các cảng thủy nội địa bốc xếp container tại khu vực Phù Đổng, các cảng thủy nội địa tại Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Với hệ thống sông kênh trải dài qua 63 tỉnh thành, để tận dụng những lợi thế của thiên nhiên mang lại, chính quyền các địa phương cần sớm nhìn nhận được những cơ hội của hệ thống vận tải thủy nội địa mang lại (Ảnh: baogiaothong)

Nhiều địa phương trên cả nước có hệ thống sông ngòi dày đặc, là cơ hội để thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, cũng như phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay, một số địa phương còn chậm ban hành  những cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư vào các cảng thủy nội địa.

Bởi vậy, cùng với những tháo gỡ về thủ tục từ Chính phủ, các bộ, ngành, mỗi địa phương cần thay đổi tư duy để nhìn nhận được cơ hội phát triển cho địa phương mình từ đầu tư vào vận tải thủy nội địa nói chung và cảng thủy nội địa nói riêng.

Đây cũng là góc nhìn của Kênh VOVGT qua bài bình luận: Đừng bỏ lỡ cơ hội “Biến tiềm năng thành lợi thế”

Hiện nay cả nước có 47 tuyến đường thủy nội địa vận chuyển hàng hóa với chiều dài 7.075km phân bổ tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Hệ thống cảng thủy nội địa được xem là mắt xích quan trọng trong việc thu hút hàng hóa, kết nối vận tải giữa vận tải thủy và các phương thức vận tải khác.

Tuy nhiên, phát triển hệ thống cảng thủy nội địa chưa phát huy hết tiềm năng vốn có và chưa được các địa phương chú trọng đầu tư xây dựng. 

Hệ thống sông , kênh của Việt Nam nối liền với nhiều tuyến đường biển và đi qua nhiều địa phương, là điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải hàng hóa với khối lượng lớn, chi phí vận chuyển rẻ, tạo lợi thế cạnh tranh cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.

So với lĩnh vực vận tải đường bộ, vận tải thủy nội địa có chi phí chỉ bằng một phần tư và bằng một phần 2 so với đường sắt.

Thêm vào đó, nó còn giúp giảm tải cho hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, hạn chế tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường. Tận dụng những tiềm năng sẵn có, biến nó thành lợi thế để phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương nói riêng và Việt Nam nói chung là mục tiêu cần  ưu tiên trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để làm được điều này, các bộ ngành, chính quyền địa phương phải giải quyết một số vấn đề sau:

Về phía quản lý nhà nước, trước hết cần tháo gỡ những thủ tục vướng mắc trong đầu tư cảng thủy nội địa. Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và đảm bảo sự liên thông giữa những bộ ngành liên quan là một giải pháp giảm bớt thời gian chờ đợi trong việc cấp phép các thủ tục đầu tư.

Thêm vào đó, rất cần bổ sung quy định thời hạn giải quyết thủ tục đầu tư để tăng tính trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

Việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng cảng thủy nội địa là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bộ Tài Nguyên và Môi trường nghiên cứu, rà soát sửa đổi các văn bản liên quan theo hướng ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cảng container. 

Quy hoạch cảng thủy nội địa cần phải được xây dựng theo hướng mở và  có tầm nhìn phát triển dài hạn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung thêm các cảng được đầu tư mới.

Trong khi đó, công tác quản lý các cảng thủy theo quy hoạch cần linh hoạt và thông thoáng hơn và phải dựa trên nhu cầu thị trường để đảm bảo phát triển hệ thống cảng hiệu quả. Có như vậy, mới tránh tình trạng lãng phí và giảm nhiệt huyết của các nhà đầu tư .

Với hệ thống sông kênh trải dài qua 63 tỉnh thành, để tận dụng những lợi thế của thiên nhiên mang lại, chính quyền các địa phương cần sớm nhìn nhận được những cơ hội của hệ thống vận tải thủy nội địa mang lại. Lựa chọn vị trí xây dựng các cảng thủy nội địa cần được ưu tiên và làm trung tâm để phát triển các khu công nghiệp , thay vì tư duy “ngược” như hiện nay.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần có những cơ chế, chính sách, ưu đãi về thuế, đất đai để các nhà đầu tư có thể tiếp cận các vị trí để xây dựng các cảng thủy nội địa xếp dỡ container. 

Tuy nhiên, điều quan trọng, để công tác xây dựng quy hoạch, lựa chọn vị trí đầu tư các cảng thủy nội địa có chất lượng, chính phủ và các địa phương cần đặc biệt quan tâm đầu tư đến công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực vận tải thủy.

Có như vậy, các địa phương sẽ không bỏ lỡ cơ hội tận dụng những tiềm năng sẵn có để phát triển thành những lợi thế riêng cho địa phương mình.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //