Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát triển cà phê đặc sản, hướng đi mới nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

Phóng viên - 31/05/2019 | 7:48 (GTM + 7)

Cà phê đặc sản đang mở ra những hướng đi đầy tiềm năng cho ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh Đắk Lắk - Ảnh minh họa

Là cây trồng chủ lực với diện tích gần 205.000 héc ta, cà phê Đắk Lắk đóng góp bình quân hơn 450.000 tấn trong tổng sản lượng 1,5 triệu tấn cà phê của Việt Nam mỗi năm. Để nâng cao giá trị, chất lượng của cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, những năm qua, Đắk Lắk thường xuyên có những chính sách, dự án hỗ trợ ngành hàng này phát triển bền vững. 

Trong niên vụ 2016-2017 và 2017-2018, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột lấy gần 130 mẫu cà phê tại các vùng nguyên liệu trên địa bàn để chuyên gia thử nếm quốc tế đánh giá chất lượng.

Kết quả cho thấy, hơn 10% mẫu cà phê có điểm số thử nếm đạt từ 80 điểm trở lên và có thể sản xuất sản phẩm cà phê đặc sản. Tại cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2019 vừa qua, nhiều lô hàng của Đắk Lắk được tôn vinh và công nhận đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ông Phạm Anh Minh, người có nhiều năm kinh nghiệm thử nếm cà phê cho biết: “Cây cà phê trồng ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu đặc biệt mới cho ra những hạt cà phê đặc biệt. Ngoài ra việc thu hái, lựa chọn cũng phải thực hiện rất kỹ càng, trái cà phê chín vừa đủ chứ không được chín hoặc xanh quá. Chính vì vậy, cà phê đặc sản cho những hương vị độc đáo và rất đặc trưng mà cà phê thường không có”.  

Theo thống kê, hiện nay thị phần cà phê đặc sản chiếm chưa tới 1% tổng sản lượng cà phê toàn cầu, nhưng giá trị luôn cao gấp từ 3-5 lần so với cà phê thông thường.

Để làm ra cà phê đặc sản, ngoài điều kiện tự nhiên, người nông dân phải tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất từ chăm sóc, thu hái, đến sơ chế, bảo quản sản phẩm. Đổi lại, giá cả được doanh nghiệp thu mua cao hơn. 

Cà phê đặc sản mở ra những hướng đi đầy tiềm năng cho ngành cà phê Đắk Lắk 

Với diện tích cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột lên tới 17.000 héc ta, Đắk Lắk được xem có tiềm năng lớn trong phát triển dòng cà phê đặc sản.

Theo Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê đặc sản có tác dụng dẫn dắt, nâng cao chất lượng ngành cà phê. Hiện tại, các quốc gia dẫn đầu về ngành hàng cà phê đều khai thác phân khúc thị trường cao cấp này và đang đẩy mạnh truyền thông, quảng bá thương hiệu. 

Ông Lê Đình Tư, Giám đốc thương hiệu cà phê đặc sản Aeroco, tại Đắk Lắk chia sẻ: “Muốn làm cà phê đặc sản trước hết phải có kỹ thuật, đam mê và thiết bị chế biến. Quá trình chế biến cũng cực kỳ nghiêm ngặt và phải ghi nhật ký. Đối với những vườn công ty thu mua, chúng tôi phải thành lập các tổ hợp tác với người dân, hướng dẫn người dân quy trình chăm sóc đúng kỹ thuật, thiên về hữu cơ để tạo hương cà phê tốt hơn. Sự khác nhau giữa dòng cà phê tốt và đặc sản là tạo ra hương vị trái cây ngon hơn so với cà phê thông thường”.      

Theo các chuyên gia, việc phát triển cà phê đặc sản về chiến lược sẽ giúp khai thác phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa mặt hàng, góp phần nâng cao chất lượng chung của cà phê Việt Nam. Đối với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, thì cà phê đặc sản góp phần khẳng định thương hiệu và nâng cao chất lượng cà phê Buôn Ma Thuột.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên quá dễ dãi trong việc gắn nhãn mác cà phê đặc sản mà cần có tiêu chí cụ thể theo bộ quy tắc của tổ chức cà phê đặc sản quốc tế ban hành và được thế giới áp dụng. Việc gắn nhãn mác tùy tiện có thể phá hủy cơ hội phát triển của cà phê đặc sản.  

Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Đình Tư, Giám đốc thương hiệu cà phê đặc sản Aeroco cho rằng, các doanh nghiệp cần phải làm bằng cái tâm mới có thể nâng tầm chất lượng cà phê: “Buôn Ma Thuột là vùng đất cà phê ngon nổi tiếng, tuy nhiên cần có thêm nhiều đơn vị chế biến sâu, chế biến chất lượng các dòng cà phê đặc sản. Muốn làm như vậy thì doanh nghiệp phải hợp tác với người nông dân, chế biến thật tốt, làm bài bản, làm một cách có tâm thì dần dần cà phê của Buôn Ma Thuột nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ chất lượng hơn”.   

Có thể nói, việc chú trọng phát triển cà phê đặc sản đang là nhu cầu cấp bách và tất yếu để Việt Nam có thể trở thành “điểm đến của cà phê thế giới”.

Muốn làm được điều này, trước mắt, các doanh nghiệp, người nông dân trồng cà phê phải thay đổi tư duy sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng cà phê, chúng ta phải khẳng định Việt Nam không chỉ nhiều cà phê, có phê ngon mà còn có cà phê đặc sản.

Tags:
Ý kiến của bạn
Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Hệ luỵ của không kiếm soát được cảm xúc, có thể là nỗi đau khôn cùng

Một câu chuyện đang làm đau lòng cả cộng đồng: nam sinh bị nghi là do có xích mích với bạn mà bị người nhà bạn đánh tới chết não xảy ra tại Long Biên (Hà Nội). Kết luận cuối cùng vẫn phải chờ cơ quan công an, tuy nhiên, đây không phải chuyện nhỏ! Giải pháp nào để ngăn chặn sự việc tương tự?

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Sống leo lắt trong ánh đèn dầu ở Thủ đô

Không trường học, không nhà văn hóa cũng không có tổ dân phố thậm chí không có điện lưới để dùng… Nếu chỉ nói đến đây, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh làng quê của hàng chục năm về trước.

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Công an Hà Nội thông tin về vụ việc học sinh lớp 8 bị đánh chết não

Đại diện Công an TP. Hà Nội cho biết hiện cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Long Biên đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam đối với T.V.M (SN 2008, trú tại Long Biên, Hà Nội) để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Vướng mặt bằng, nhà thầu cao tốc sốt ruột vì thiệt hại

Hiện tại vẫn còn một số vướng mắc mặt bằng và mỏ vật liệu, nhưng các nhà thầu cao tốc Vân Phong – Nha Trang vẫn đang bố trí hàng nghìn nhân lực, hàng trăm máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do mặt bằng "xôi đỗ", có nơi máy móc, nhân sự vẫn phải chờ mặt bằng và vật liệu, gây lãng phí nguồn lực.

Quản lý ô nhiễm không khí, 'loay hoay' đến bao giờ?

Quản lý ô nhiễm không khí, "loay hoay" đến bao giờ?

Những ngày đầu tháng 3, Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI luôn ở mức nguy hại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới 29/30 quận, huyện, thị xã có nồng độ bụi PM 2.5 trung bình năm vượt quy chuẩn quốc gia.

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Cao tốc chờ trạm sạc, trạm sạc chờ quy chuẩn

Tính đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng hơn 22.000 ô tô điện và con số này gia tăng nhanh chóng theo từng năm. Cùng với đó, chiều dài cao tốc của cả nước hiện lên gần 1.900km và gần 1.700km đang thi công, dự kiến năm 2025, cả nước có 3.000km và 2030 có trên 5.000km cao tốc.

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Vì sao đường Lương Định Của làm gần 10 năm vẫn chưa xong?

Dự án nâng cấp đường Lương Định Của (thuộc địa bàn TP. Thủ Đức, TP.HCM) dài gần 2,5 km được khởi công từ năm 2015, dự kiến hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay đã gần 10 năm, dự án này vẫn đang còn dang dở gây ảnh hưởng đến đi lại và đời sống người dân.

// //