Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phát huy hiệu quả phương châm '4 tại chỗ' trong công tác PCCC

Phóng viên - 30/10/2020 | 16:34 (GTM + 7)

Nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra hỏa hoạn, thời gian qua, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, và phối hợp chặt chẽ với đội chữa cháy cơ sở để thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” tro

Phương châm "4 tại chỗ" gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; vật tư và hậu cần tại chỗ
Phương châm "4 tại chỗ" gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; vật tư và hậu cần tại chỗ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ghi nhận trên địa bàn Q. Thanh Xuân (Hà Nội), trong nhiều năm qua, đây được coi là khu vực quận có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ cao với tính chất phức tạp.

Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông bên trong các khu dân cư với các ngõ nhỏ hẹp, chằng chịt, việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh làm cản trở và gây khó khăn cho việc tiếp cận của xe chữa cháy cũng như công tác tổ chức chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ. 

Với đặc điểm địa bàn như vậy, nếu không thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ” thì dù lực lượng chính quy có tinh nhuệ, hiện đại đến đâu cũng khó lòng ứng phó kịp khi xảy ra cháy, nổ.

Ông Trần Văn Quát, người dân sinh sống tại ngõ 129 đường Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết, mỗi khi có cháy, bên cạnh việc thoát nạn thì công tác chữa cháy ban đầu là rất quan trọng. Hiện gia đình ông đã tự giác trang bị mỗi tầng một bình chữa cháy và ông cũng rất tích cực tham gia các lớp tập huấn PCCC tại khu dân cư.

Ông Trần Văn Quát nói: "Gia đình tôi cũng được tuyên truyền PCCC trong việc sử dụng điện ga, tự trang bị bình cứu hỏa trong nhà và đặc biệt là cá nhân tôi cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn PCCC của tổ dân phố".

Phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác PCCC được hiểu là: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại chỗ: gồm tất cả người dân sinh sống trên địa bàn khu dân cư, mà nòng cốt là lực lượng dân phòng; Phương tiện tại chỗ: là sự chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện phục vụ cho công tác cứu người, cứu tài sản; nguồn nước và các vật liệu chữa cháy gồm: cát, nước, bình chữa cháy, xe chữa cháy; Vật tư và hậu cần tại chỗ: Là sự chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí; các nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Cụ thể hóa phương châm “4 tại chỗ”, Cảnh sát PCCC CAQ Thanh Xuân đã tham mưu cho UBND quận thành lập nhiều đội PCCC cơ sở, với tổng số hàng nghìn đội viên, và đảm bảo tại các tòa nhà, trung tâm thương mại đều có lực lượng chữa cháy tại chỗ.

Theo Thượng tá Nguyễn Văn Thắng – Phó trưởng CAQ Thanh Xuân, để phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác phòng cháy chữa cháy tại địa bàn khu dân cư thực sự đạt hiệu quả, cần có sự phối hợp thực hiện giữa các ngành chức năng với người dân tại mỗi địa bàn:

"Trong 2 năm gần đây, trên địa bàn quận Thanh Xuân, về cơ bản không có cháy nổ lớn, các vụ cháy đã được xử lý từ ban đầu. Một trong những giải pháp góp phần quan trọng đó là phương châm 4 tại chỗ. Tuy nhiên, để làm tốt điều này, các phòng ban chức năng, công an quận, phường cần triển khai các biện pháp đảm báo an toàn PCCC trong khu dân cư, phát động nhân dân thực hiện phong trào phủ kín bình chữa cháy đến các hộ gia đình, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng các phường và lực lượng PCCC cơ sở".

Thực tế, công tác PCCC tại các thành phố lớn như Hà Nội hiện nay, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như công tác tuyên truyền, phổ biến Luật phòng cháy chữa cháy đối với từng cá nhân, hộ gia đình, đặc biệt là đối với công nhân, người lao động còn khó khăn.

Việc xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy ở các cơ sở, khu dân cư chưa được quan tâm đúng mức. Lực lượng tại chỗ được thành lập nhưng chủ yếu tham gia các công tác khác tại địa phương, thực tế làm công tác phòng cháy chữa cháy chưa nhiều.

Mặt khác, việc ùn tắc giao thông, gây cản trở cho xe chữa cháy, nguồn nước phục vụ chữa cháy còn thiếu. Để khắc phục những tồn tại này, Thượng tá Nguyễn Văn Thắng – Phó trưởng CAQ Thanh Xuân cho biết những giải pháp như sau:

"Trên địa bàn quận nói chung và toàn TP Hà nội nói riêng còn rất nhiều ngõ nhỏ, khu dân cư đông đúc, tiềm ẩn và ảnh hưởng đến giao thông, nguồn nước cho công tác PCCC. Trong thời gian tới, để làm tốt hơn nữa, chúng ta cần tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân PCCC, phát huy phương châm 4 tại chỗ tại mỗi địa bàn dân cư. Ngoài lực lượng PCCC, công an các phường cũng cần tích cực vào cuộc trong công tác tuyên truyền, vận động đến người dân".

Có thể nói, nếu phương châm “bốn tại chỗ” được toàn dân chú trọng, chung tay thực hiện nghiêm túc, đồng bộ thì công tác đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy không còn là vấn đề khó giải quyết, việc hạn chế số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra là điều mà mỗi người dân đều có thể thực hiện được.

Một số thông tin về công tác PCCC tuần qua

# Theo thống kê của Phòng CS PCCC&CNCH CA TP Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn thủ đô xảy ra 12 vụ cháy (trong đó có 8 vụ cháy trung bình, 3 vụ cháy nhỏ, 1 vụ cháy rừng). Về tình hình CNCH, lực lượng chức năng đã tiếp nhận 8 tin báo và cứu được 18 người.

# Ngày 20/10 vừa qua, Học viện CSND, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ năm 2020. Buổi diễn tập là cơ hội để các lực lượng tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố tăng cường sự phối hợp tác chiến trong việc xử lý các tình huống cháy, nổ lớn và cũng là cơ hội để cán bộ, chiến sỹ lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH nâng cao trình độ, kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu./.
 

Tags:
Ý kiến của bạn
CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

CSGT không công khai “kế hoạch, chuyên đề”, người dân vẫn có quyền giám sát

"Quyền giám sát các lực lượng thực thi pháp luật là quyền của người dân. Việc giám sát theo kế hoạch chuyên ngành là câu chuyện giám sát trong các báo cáo. Còn trong hoạt động thường ngày, với mỗi sự kiện chúng ta đều có thể giám sát theo quy định".

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Lùng bùng chuyện quản lý lộ trình xe khách

Trong khi lộ trình tuyến cố định được giao cho Sở GTVT hai đầu tuyến chấp thuận, trên cơ sở khảo sát, đề xuất của doanh nghiệp vận tải, thì việc thay đổi lộ trình tuyến lại phải chờ quyết định của Bộ GTVT, khiến hiệu quả khai thác bị ảnh hưởng.

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn

Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Nuôi con gì? Ăn con gì?

Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Hà Nội sống và yêu: Quang gánh cuộc đời

Những đôi quang gánh tô điểm cho cái hồn phố thị, thu hút sự chú ý của khách du lịch bao năm qua. Không thể đếm nỗi những vất vả, những câu chuyện đằng sau đôi quang gánh của các bà các chị trên khắp các con phố Hà Nội.

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Hàng trăm tấm đan mương thoát nước trên QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp tiếp tục bị đập phá

Sau khi được lắp đặt lại, hàng trăm tấm loạt tấm đan bê tông mương thoát nước trên tuyến QL 1 và đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua TP. Thủ Đức (TP.HCM) lại tiếp tục bị phá hoại, gây mất an toàn, ảnh hưởng đến trật tự và mỹ quan đô thị.

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nét đặc trưng trong trang phục nông dân Nam Bộ

Nhắc đến người nông dân Nam Bộ xưa, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những bà con chân chất, thật thà với bộ bà ba và chiếc khăn rằn. Bộ trang phục ấy đã trở thành hình ảnh “đóng đinh” với nét đẹp duyên dáng, mộc mạc như chính con người nơi đây.

// //