Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   

Phân tầng điều trị, hạn chế thấp nhất số ca tử vong vì dịch sốt xuất huyết

Phan Nhơn - Diễm Thúy - Huy Hoàng - 19/10/2022 | 11:51 (GTM + 7)

Sở Y tế TP.HCM đã quyết định áp dụng kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, bằng cách “phân tầng điều trị” nhằm hạn chế số ca tử vong xuống mức thấp nhất. Cụ thể, mô hình phân tầng điều trị sốt xuất huyết ra sao?

Dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam đang có diễn biến hết sức phức tạp khi số ca mắc liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại; số ca tử vong tính đến thời điểm hiện tại chạm ngưỡng 28 ca – cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Trước thực trạng đáng báo động này, Sở Y tế TP.HCM đã quyết định áp dụng kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 để ứng phó với dịch sốt xuất huyết, bằng cách “phân tầng điều trị” nhằm hạn chế số ca tử vong xuống mức thấp nhất.

Cụ thể, mô hình phân tầng điều trị sốt xuất huyết ra sao? Làm thế nào để mô hình này phát huy hiệu quả kép: vừa hạn chế thấp nhất số ca tử vong do sốt xuất huyết vừa giảm tải áp lực nhân sự cho ngành Y. 

Dịch sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh vẫn đang rất phức tạp (Ảnh minh họa)

Dịch sốt xuất huyết tại TP Hồ Chí Minh vẫn đang rất phức tạp (Ảnh minh họa)

Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM - tuyến cuối điều trị sốt xuất huyết, PV VOVGT ghi nhận số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nhập viện điều trị rất đông. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận, điều trị khoảng 20-30 trường hợp. Nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng cần phải can thiệp hỗ trợ thở máy xâm lấn, lọc máu, thay huyết tương.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, BV Bệnh Nhiệt Đới cho biết: hiện số ca bệnh nặng và số ca tử vong do sốt xuất huyết vẫn tăng, chưa có dấu hiệu chững lại: “Hầu hết các ca sốt xuất huyết Dengue nặng xảy ra ở những người có cơ địa béo phì, các bệnh nhân có thai, các bệnh nhân có bệnh lý nền, cao huyết áp, tiểu đường hoặc là những bệnh lý về gan thận thì thường sẽ diễn tiến nặng.”

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính đến tháng 10, TP.HCM ghi nhận hơn 64.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 7 lần với cùng kỳ năm 2021, số ca sốt xuất huyết nặng hơn 1400 ca. Đáng báo động là đến nay đã có 28 trường hợp (19 ca người lớn và 9 ca trẻ em) tử vong do sốt xuất huyết, tăng 23 ca so với cùng kỳ năm 2021.

Lý giải về tình hình dịch bệnh liên tục tăng và đến sớm hơn so với những năm trước, Bác Sĩ Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bênh tật TP.HCM cho biết: “Tình hình bệnh thì đến sớm hơn khoảng 2 tháng so với đỉnh dịch cũng như diễn biến chu kỳ hàng năm. Nguyên nhân đầu tiên là năm nay mùa mưa tới sớm. Từ tháng 4 đã ghi nhận những cơn mưa đầu tiên. Hiện, không chỉ riêng TP.HCM và Việt Nam mà các nước trên trên thế giới cũng đều ghi nhận tình trạng gia tăng số ca bệnh sốt xuất huyết khá sớm, khá mạnh ở trong năm nay. Các nhà dịch tễ học cũng dự báo năm nay sốt xuất huyết sẽ có dịch lớn”.

Nhân viên y tế của Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Ảnh: Báo Tin tức

Nhân viên y tế của Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực – Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Ảnh: Báo Tin tức

Trước thực trạng này, vừa qua Sở Y Tế TPHCM đã có văn bản gửi tới các cở sở y tế trên địa bàn về việc áp dụng mô hình tháp 3 tầng để điều trị các bệnh nhân sốt xuất huyết. Đồng thời, tăng cường nguồn lực, phối hợp triển khai các giải pháp để hạn chế thấp số trường hợp tử vong do sốt xuất huyết.

Theo đó, ngành y tế TP.HCM sẽ tiến hành phân các bệnh nhân sốt xuất huyết thành 3 tầng để điều trị. Đơn giản, tầng 1 là những ca sốt xuất huyết thông thường được điều trị tại các phòng khám, trạm y tế phường xã, các phòng khám trên địa bàn của địa phương.

Tầng 2 là các ca sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo và các ca sốt xuất huyết đen sốt lần thứ nhất thì tất cả các bệnh viên tuyến quận huyện, bệnh viện đa khoa của khu vực tham gia điều trị.

Và tầng thứ 3 là tầng cuối cùng là những ca bệnh nặng được Sở Y tế phân công: bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM, các bệnh viện đa khoa tuyến cuối như bệnh viện 115, bệnh viện Trưng Vương và một số bệnh viện tuyến Trung ương như BV chợ Rẫy, BV 175 ...

Đánh giá về mô hình phân tầng điều trị sốt xuất huyết của Sở Y Tế TPHCM, Bác sĩ Hà Thị Hải Đường, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc người lớn, BV Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết: Mô hình góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt các tuyến cơ sở có thể thu dung điều trị các ca sốt xuất huyết Dengue từ nhẹ đến trung bình

“Việc phân tầng này cho thấy tính khoa học giảm áp lực cho các tuyến. Ví dụ như ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, nếu bệnh nặng có thể đưa lên tuyến trên thay vì cứ giữ mãi tuyến dưới, hoặc các ca nhẹ thì không chuyển lên trên để giảm áp lực”, Bác sĩ Hà Thị Hải Đường nói.

Trong bối cảnh dịch bệnh sốt xuất huyết ngày một diễn biến phức tạp như hiện nay và ngành y Tế cũng gặp nhiều khó khăn: vật tư thuốc men lẫn nhân sự đều thiếu thốn, thì việc áp dụng phân tầng điều trị sốt xuất huyết được xem là “cứu cánh”.

Tuy nhiên, cần phải triển khai mô hình này như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu nhất vừa kéo giảm số ca tử vong do sốt xuất huyết vừa giảm tải áp lực nhân sự có ngành Y là vẫn là một bài toán khó.   

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: Thanh niên

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết. Ảnh: Thanh niên

Dịch sốt xuất huyết đã và đang là nguy cơ hiển hiện đối với sức khỏe của cộng đồng lẫn sức chống chọi của ngành y tế trong bối cảnh còn nhiều ngổn ngang.

Góc nhìn của VOV Giao thông: Đâu chỉ là trách nhiệm của ngành y.

Những ngày này, nếu có dịp được chứng kiến sự nhộn nhịp bất thường tại khoa nhiễm D, bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM hay các khoa nhiễm của các bệnh viện tuyến dưới hẳn bất kỳ ai cũng phải giật mình vì dịch bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát dữ dội.

Đây là lần hiếm hoi trong nhiều năm qua, TP.HCM ghi nhận hơn 64.000 người mắc. Đáng nói hơn là khi dịch sốt xuất huyết còn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt thì các bệnh viện tại TP.HCM đã ghi nhận đến 28 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2022.

Không chỉ sốt xuất huyết, mà tay chân miệng hay Covid 19 vẫn còn là những dịch bệnh lưu hành khá phức tạp. Không chỉ vậy, dịch cúm mùa cũng đang có dấu hiệu bùng phát khi tình hình thời tiết tại TP.HCM và các tỉnh thành khu vực phía Nam có nhiều bất thường.

Đây là những con số biết nói. Và nó đủ cho thấy những vấn đề mà ngành y tế đang gặp phải sau đại dịch Covid 19. Đó là tình trạng thiếu nhân lực, thiếu vật tư y tế, thiếu thuốc điều trị và thiếu cả những sự hỗ trợ kịp thời từ Bộ chủ quản lẫn các bên liên quan.

Bằng sự chủ động của mình, ngành y tế TP.HCM đang vận dụng mô hình phân tầng trong tiếp nhận, xử lý và điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết giống như đã từng triển khai có hiệu quả trong đại dịch Covid 19 vừa qua. Trong bối cảnh có quá nhiều thách thức như hiện nay thì mô hình phân tầng có thể được xem là giải pháp phù hợp để giảm tải cho các bệnh viện tuyến cuối, nơi đang phải chịu rất nhiều áp lực vì số bệnh nhân điều trị bệnh thông thường tăng cao vì ảnh hưởng bởi dịch Covid 19.

Chắc chắn Bộ Y tế cần phải có sự hỗ trợ đắc lực hơn nữa để khống chế dịch sốt xuất huyết ở TPHCM và khu vực phía Nam. Khẩn trương tham mưu cho Chính phủ các đề xuất tháo gỡ tình trạng thiếu hụt nhân sự, trang thiết bị vật tư y tế, thuốc men lẫn các cơ chế, thủ tục hành chính cần thiết.

Về lâu dài, cần gấp rút rà soát, điều chỉnh, bổ sung và sớm trình Quốc hội dự thảo Luật Khám chữa bệnh sửa đổi để có thêm hành lang pháp lý cần thiết cho công tác khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe người dân.

Về phía người dân, cần tuân thủ và chấp hành nghiêm các hướng dẫn, tuyên truyền của các ngành chức năng trong phòng chống dịch sốt xuất huyết, nhất là trong giai đoạn thời tiết bất thường, mưa nhiều như hiện nay. Công tác kiểm tra tình hình phòng chống dịch sốt xuất huyết của chính quyền cấp cơ sở cũng cần được quan tâm thường xuyên, tránh tình trạng làm cho xong cho có.

Khi mà ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, lũ lụt thiên tai ngày càng trở nên phức tạp thì cũng là lúc các mầm mống của dịch bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Cần khẳng định rằng việc ứng phó với dịch sốt xuất huyết nói riêng và các dịch bệnh nói chung không thể chỉ quy trách nhiệm cho ngành y, mà cần sự vào cuộc trách nhiệm, khẩn trương của tất cả các tầng lớp trong xã hội, của cả hệ thống chính trị.

Bài học trong ứng xử với đại dịch Covid 19 vẫn còn đó, nếu còn lơ là chủ quan thì hậu quả sẽ hết sức khôn lường.

Ý kiến của bạn
Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội: Tận dụng lợi thế sẵn có để tăng tốc

Hiện nay, trong bối cảnh Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc và ô nhiễm không khí, nhiều người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, trong đó có đường sắt đô thị.

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Dân Tứ Liên ngóng chờ cầu mới

Sau nhiều năm mong chờ, cầu Tứ Liên dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay. Đây có lẽ là cây cầu được người dân Hà Nội mong mỏi sớm triển khai nhất hiện nay để kết nối thuận lợi từ trung tâm thành phố Hà Nội với huyện Đông Anh và các tỉnh phía Bắc.

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

Phụ huynh cần cảnh giác với đồ ăn không rõ nguồn gốc ở cổng trường

TPHCM vừa phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, thực hiện từ nay cho đến hết 15/5.

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Di dời nhà ven kênh rạch: Cần cơ chế đặc thù, đột phá

Kế hoạch di dời nhà trên và ven kênh rạch của TP.HCM được đặt ra từ rất sớm, thế nhưng 20 năm qua, việc thực hiện rất ì ạch, kéo theo nhiều hệ lụy. Điển hình là vụ cháy dãy nhà ven kênh Tàu Hủ vừa qua, là hồi chuông báo động về những bất cập vốn tiềm ẩn với khu nhà ven kênh rạch.

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ saxophone Kenny G ra mắt MV "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Nghệ sĩ Kenny G ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam giới thiệu các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngập giữa mùa khô

Ngập giữa mùa khô

TP.HCM đang trong vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến hơn 40 độ. Thế nhưng đối với người dân sinh sống tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, quận 7 và một số tuyến trũng, thấp những ngày qua lại phải chìm trong biển nước...

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng yêu cầu Hà Nội kiểm tra việc chung cư tăng giá bất thường

Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi UBND thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản tại địa bàn.

// //